Nhìn về phương diện đáp ứng cuộc sống, ngay từ nhỏ, con người có thói quen bắt chước. Nó là là một phản xạ tự nhiên để bảo tồn sự sống còn.Dân gian qua quan sát nhiều thế hệ có câu tục ngữ " gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Tuy nhiên, xã hội ngày nay là một xã hội phát triển, chuyển động rất nhanh.Và khi mà ta bắt chước theo xã hội theo sự chuyển động nhanh đó thì tâm ta dễ bị chi phối bởi cái "nhanh" đó và tất yếu sinh ra sự căng thẳng.
Hệ thần kinh của con người khác với loài vật.Ở loài người, vỏ não ( cortex) phát triển rất nhiều. Vỏ não giúp tasuy nghĩ, phán xét, và quyết định một cach khôn ngoan.
Tuy nhiên, mặt trái, hay cái tiêu cực của sự phát triển vỏ não là sự lo âu. Sợ hãi khác sự lo âu. Sợ hãi là một chuỗi những phản ứng của cơ thể trước một hiểm nguy. Hết hiểm nguy, nhịp tim trở lại bình thường.., cơ thể dần trở lại bình thường.Khi vỏ não phát triển rồi thì con người bắt đầu biết suy nghĩ tới hoàn cảnh sợ hãi khi không có hiểm nguy. Khi suy nghĩ như vậy thì tim đập nhanh..và có cảm giác như đang đối diện với hoàn cảnh thật sự vậy.
Suy nghĩ thường dựng ra hai thái cực : không tốt thì phải xấu.Suy nghĩ ít chịu dừng ở chỗ có thể xấu và có thể tốt, hoặc không tốt cũng không xấu. Và khi chia thái cực rồi thì não bộ của chúng ta mất khả năng nhìn sự thật.
Nói một cach khác, suy nghĩ tạo ra một ảo giác trong não bộ cho rằng cái ảo giác đó là sự thật.
Ví dụ, ta gặp tai nạn trên con đường A. Và ta luôn tránh con đường A. Suy nghĩ này làm ta luôn nghĩ cứ đi trên đó là có tai nạn.Suy nghĩ này dần dần làm ta quên mất một thực tế và chúng ta sẽ không tin một người nào đó nói là không có tai nạn với họ. Đó cũng là lý do gây mâu thuẫn và chiến tranh .
Nói tóm lại, chúng ta chỉ thấy những gì ta muốn thấy và cho đó là sự thật.
Những nghiên cứu thần kinh và phân tâm học cho thấy, rằng chức năng của vỏ não càng phát triển thì căng thẳng càng có nguy cơ xảy ra nhiều. Căng thẳng xảy ra do sự xung đột của cái " thực tế" vỏ não bộ cảm nhận và cái "thực tế" thứ nhì của vùng não bộ liên quan tới bản năng và tình cảm. Khi suy nghĩ càng nhiều thì sự liên kết đối thoại giữa hai vùng não bộ càng khó khăn..Hiện tượng này gọi là cơ chế kháng cự. Ví dụ như biện hộ hay đổ thừa là cơ chế kháng cự. Khi biện hộ hay đổ thừa là khi ta mất khả năng thấy được hiện trạng tình cảm của ta.Khi đó, hai vùng não bộ tạo dựng hai " thực tế" riêng rẽ.Ví dụ : ông B giận sau khi tai nạn xảy ra, nhưng ông ta không nhìn nhận cơn phẫn nộ của mình.Ông ta suy nghĩ, ( chức năng của cortex) để tìm ra điểm xấu của người lái xe làm ông ta tai nạn.Đó là cái "thực tế" do vỏ não suy nghĩ vẽ ra.Vì vậy, khi sự sân hận càng cao thì ảo tưởng đe doạ ngày càng lớn.Cái "ảo tưởng này " lại quay lại ( feedback) nuôi dưỡng lòng sân hận. Đó là cái vòng khó thoát. Càng suy nghĩ nhiều thì ông càng mất đi khả năng nhìn nhận sự thật khách quan.
Và vì không có sự liên kết hài hoà giữa hai vùng vỏ não nên hệ thống thần kinh mất nhiều năng lượng. Có thể ví như một cỗ xe hai ngựa kéo mà mỗi con đi về một ngả. Ngựa thì ra sức kéo, nhưng xe thì không đi đâu được cả. Và trạng thái khi đó là lo âu .Và khi đó, một cỗ xe không phải có một con ngựa kéo mà có cả trăm con, mỗi con kéo một ngả. Các bạn chắc hẳn đã qua trạng thái này không ít thì nhiều ?!.Và hậu quả của nó là mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung, và không hiệu quả khi làm việc...
Để tâm tĩnh lặng là một cach phối hợp hai vùng vỏ não và vùng limbic giúp cho hai vùng này làm việc chung với nhau một cach hài hoà. Khi hai vùng này bi phân tách thì con người dễ sống dễ sống ở hai thái cực : một là thích suy nghĩ trừu tượng, hai là thích phép lạ mầu nhiệm. Sản phẩm của sự phân cách cá nhân này trên phương diện tôn giáo là cá nhân dễ áp dụng giáo điều một cách cứng rắn hoặc tự bắt buộc mình một cach tuyệt đối, dễ đưa tới cuồng tín.
Kiến thức là hình bóng của sự thật đã qua.Ví dụ : "con đường A thật nguy hiểm." Kiến thức và sự thật chỉ đúng ( có nghĩa là hoà hợp / synchronize) ở tại một thời điểm nào đó.Nhưng nếu ta giữ cái hình bóng suy nghĩ quá khứ đó và phóng đại lên hiện tại va tương lai thì sự hoà hợp sẽ mất đi và kiến thức lúc này trở thành ảo tưởng.Ta có thể nằm trong phòng với bốn bức tường an toàn mà cứ lăn lộn vì những suynghĩ âu lo kinh hãi.Những căn bệnh thần kinh có thể xảy ra nếu ta không làm chủ được dòng suy nghĩ âu lo.
Khi để tâm tĩnh lặng, ta không khơi động nhũng suy nghĩ âu lo.Ta nhìn các giá trị thật của chúng là ảo tưởng. Vì thế, suy nghĩ hiện ra rồi biến mất.Khi đó là lúc ta từ chối không cho tư tưởng của quá khứ liên kết với mạch thần kinh của sợ hãi. Hệ thống limbic không khởi động, nhữngbắp thịt được thư giãn. Vì không lo âu, nên nhận biết hiện thực ngày càng mạnh. Sự điều hoà ngày càng nhiều thì năng lượng thần kinh được dùng càng ít đi. Một sự nhẹ nhàng khó tả có trong tâm hồn.
Tâm tĩnh lặng có thể nói là chìa khoá mở vào thế giới của sự hài hoà và vui vẻ.