FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 2022 -->

Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?

No Comments

 Ngay cả đồng hồ thông minh của tôi cũng thường xuyên nhắc nhở tôi dành "một phút chánh niệm".

Kết quả tức thì của hình thức thiền phổ biến này là giảm căng thẳng và nguy cơ kiệt sức.

Nhưng bên cạnh những lợi ích này, bạn sẽ thường thấy những ý kiến cho rằng thiền chánh niệm có thể cải thiện tính cách.

Khi bạn học cách an trú trong hiện tại, theo những người chủ xướng, bạn sẽ tìm thấy trong mình vẫn còn sự thấu cảm và lòng trắc ẩn giấu kín cho những người xung quanh. Điều đó chắc chắn là phần thưởng hấp dẫn cho công ty nào hy vọng tăng cường hợp tác trong các phòng ban của mình.

Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học vẽ ra bức tranh phức tạp hơn về tác động của chánh niệm đối với hành vi của chúng ta, với thêm bằng chứng mới cho thấy đôi khi nó có thể tăng thêm xu hướng ích kỷ của con người.

Theo một nghiên cứu mới, chánh niệm có thể đặc biệt có hại khi chúng ta đối xử không tốt với người khác. Bằng cách chế ngự cảm giác tội lỗi của chúng ta, dường như kỹ thuật thiền định phổ biến khiến chúng ta không còn muốn sửa chữa những lỗi lầm của mình.

"Trau dồi chánh niệm khiến mọi người xao nhãng những vi phạm của bản thân và nghĩa vụ trong đối nhân xử thế của họ, thi thoảng nới lỏng phạm trù đạo đức của chính mình," ông Andrew Hafenbrack, phó giáo sư quản lý và tổ chức tại Đại học Washington, Hoa Kỳ, người đứng đầu nghiên cứu mới này, cho biết.

Những tác động như vậy không nên khiến chúng ta chùn bước trước thiền định, Hafenbrack nhấn mạnh, nhưng ta có thể thay đổi thời gian, cách thức ta thiền định.

"Trong khi một số người xem nó như thuốc tiên, thì thiền chánh niệm là một cách thực hành cụ thể, đem đến các hiệu ứng tâm lý cụ thể," ông nói. Và chúng ta cần phải... quan tâm hơn chút nữa đến những tác động này.

Bình tĩnh và nhẫn tâm?

Có nhiều hình thức chánh niệm, nhưng các kỹ thuật phổ biến là tập trung vào hơi thở hay chú ý mãnh liệt đến những cảm giác trong cơ thể.

Có một số bằng chứng lạc quan cho thấy những cách làm này có thể giúp mọi người đối phó tốt hơn với căng thẳng, nhưng một số nghiên cứu trong vài năm qua đã chỉ ra rằng chúng cũng có thể có những tác động ngoài ý muốn và không mong muốn.

Chẳng hạn hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang New York đã chỉ ra rằng chánh niệm có thể làm tăng mạnh xu hướng ích kỷ ở con người. Nếu một người đã mang tính chủ nghĩa cá nhân, thì họ thậm chí còn trở nên ít có khả năng giúp đỡ người khác hơn nữa sau khi thiền định.

Nghiên cứu mới của Hafenbrack đã tìm hiểu xem liệu trạng thái tâm trí của chúng ta khi thiền định và bối cảnh xã hội của chúng ta có thể ảnh hưởng, tác động tới hành vi của chúng ta hay không.

Nói chung, chánh niệm dường như làm dịu cảm giác bức bối, ông nói, điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn cảm thấy bị ngộp trước áp lực công việc. 

Tuy nhiên thì nhiều cảm xúc tiêu cực có thể có tác dụng hữu ích, nhất là xét đến các quyết định mang tính đạo đức.

Ví dụ như cảm giác tội lỗi có thể thúc đẩy chúng ta xin lỗi khi chúng ta làm tổn thương người khác, hoặc có hành động sửa chữa có thể vô hiệu hóa một số thiệt hại mà chúng ta đã gây ra. Hafenbrack nghi rằng nếu thiền chánh niệm khiến chúng ta bỏ qua cảm xúc đó, thì nó có thể khiến cho chúng ta không sửa chữa sai lầm.

Để tìm hiểu, ông đề ra một loạt tám thí nghiệm với tổng số mẫu 1.400 người, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Một cách trong số đó là người tham gia được yêu cầu nhớ rồi viết về một tình huống mà họ cảm thấy có lỗi. Một nửa sau đó được yêu cầu thực hành một bài tập chánh niệm để hướng sự tập trung vào hơi thở của họ, trong khi những người khác được yêu cầu để tâm trí họ nghĩ vẩn vơ.

Sau đó, những người tham gia được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi đo lường cảm giác tội lỗi của họ. Họ cũng phải tưởng tượng họ đã được cho 100 đô la. Nhiệm vụ của họ là ước lượng xem họ sẽ sẵn lòng quyên góp bao nhiêu cho người mà họ đã đối xử tệ để làm một món quà sinh nhật bất ngờ.

Đúng như Hafenbrack nghi vấn, những ai thực hành thiền chánh niệm cho biết họ ít hối hận hơn - và họ ít rộng lượng hơn nhiều đối với người mà họ đã xử tệ. Trung bình, họ chỉ sẵn lòng chi ra 33,39 đô la, trong khi những ai để tâm trí đi lan man lại sẵn lòng chi 40,70 đô la - chênh lệch gần 20%.

Trong một thí nghiệm khác, Hafenbrack chia người tham gia thành ba nhóm. Nhóm một thực hành thở chánh niệm, còn nhóm thứ hai được yêu cầu để tâm trí đi lan man và nhóm thứ ba lướt web.

Những người tham gia sau đó được yêu cầu viết thư xin lỗi một người mà họ đã xử tệ, rồi hai trọng tài độc lập sau đó đánh giá thư theo tiêu chí cá nhân đó có chịu trách nhiệm về hành động hay không, và liệu họ có đề nghị bù đắp cho lỗi lầm hay không. (Lá thư xin lỗi chân thành đạt chất lượng cao cần phải đạt cả hai yếu tố)

Phù hợp với giả thuyết của Hafenbrack, những ai thực hành chánh niệm đưa ra lời xin lỗi ít chân thành hơn so với những người thuộc một trong hai nhóm kia. Điều này một lần nữa cho thấy chánh niệm đã bóp nghẹt cảm giác tội lỗi, và kéo theo đó là sự sẵn lòng sửa đổi của người có lỗi.

Các thí nghiệm còn lại cho thấy điều này đúng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm việc ra quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đến công bằng xã hội.

Chẳng hạn, những người tham gia vào thí nghiệm tưởng tượng rằng họ là giám đốc điều hành một công ty hóa chất xử lý các vật liệu nguy hiểm. Sau đó, họ được yêu cầu cho biết về sự ủng hộ của họ đối với một chính sách môi trường mới vốn giúp giảm ô nhiễm không khí. Những ai vừa thực hành chánh niệm ít có khả năng ủng hộ các biện pháp sửa chữa.

Thuốc Phật

Điều quan trọng là cần nhận thức rõ rằng những nghiên cứu này tìm hiểu tác động của thực hành chánh niệm trong các bối cảnh rất cụ thể, khi cảm giác tội lỗi hiện rõ trong tâm trí người tham gia. "Chúng ta không nên quá khái quát hóa và kết luận chánh niệm khiến bạn trở nên tệ hơn," Hafenbrack nói.

Tuy nhiên, kết quả của ông có thể khuyến khích chúng ta nghĩ nhiều hơn một chút về chuyện khi nào chúng ta nên áp dụng thực hành chánh niệm.

Ví dụ, chúng ta nên nghĩ kỹ về việc áp dụng nó sau khi có khúc mắc với bạn bè hay đồng nghiệp, nhất là nếu bạn biết rằng mình đã sai. "Nếu chúng ta giảm cảm giác tội lỗi của mình 'một cách nhân tạo' bằng cách thiền định để quên nó đi, chúng ta có thể có kết cục là quan hệ tệ hơn, hay thậm chí là ít quan hệ hơn," ông nói.

Miguel Farias, phó giáo sư tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Coventry, Anh, nói rằng ông hoan nghênh bất kỳ nghiên cứu nào phân tích chi tiết tác động của chánh niệm một cách cẩn thận và chính xác. "Tôi nhất định nghĩ rằng chúng ta cần bắt đầu nhìn vào các sắc thái."

Trong cuốn sách 'Thuốc Phật' mà ông là đồng tác giả với Catherine Wikholm, Farias mô tả vì sao can thiệp chánh niệm ở phương Tây thường được thể hiện như là 'cách khắc phục nhanh chóng', trong khi bỏ qua hầu hết chỉ dẫn đạo đức vốn nằm trong truyền thống tôn giáo ban đầu - vốn có thể quan trọng để đảm bảo rằng thực hành chánh niệm đem lại những thay đổi mong muốn cho hành vi con người.

Làm việc với Ute Kreplin tại Đại học Massey ở New Zealand, Farias gần đây đã tìm hiểu các nghiên cứu có sẵn về hậu quả của thiền định đối với sự quên mình và lòng trắc ẩn, nhưng thấy ít có bằng chứng cho thấy có những thay đổi tích cực có ý nghĩa ở các cá nhân.

"Hiệu ứng yếu hơn nhiều so với những gì mọi người nói." Giống như Hafenbrack, ông ngờ rằng thiền định chánh niệm vẫn có thể hữu ích - nhưng việc bạn thấy được những lợi ích mong muốn hay không có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính cách, động lực và niềm tin của thiền giả, ông nói. "Bối cảnh thực sự quan trọng."

Ít nhất, nghiên cứu của Hafenbrack cho thấy những người thực hành thiền định có lẽ nên chuyển sang áp dụng các kỹ thuật thiền khác bên cạnh việc thở chánh niệm và chú ý mãnh liệt đến những cảm giác trong cơ thể trong những lúc họ đang có bất đồng với người khác.

Ví dụ, ông đã kiểm tra một kỹ thuật được gọi là 'thiền lòng tốt', vốn lấy cảm hứng từ cách thực hành Phật giáo gọi là 'thiền từ bi' (Metta Bhavana). Cách làm này là suy gẫm về mọi người trong cuộc sống của bạn - từ bạn bè, gia đình cho đến người quen và người lạ - và vun xới những ước muốn và cảm giác ấm áp dành cho họ.

Trong nghiên cứu về cảm giác tội lỗi, Hafenbrack phát hiện rằng - không như thở chánh niệm - thiền từ bi làm tăng ý định khắc phục sai lầm. "Nó có thể giúp mọi người cảm thấy bớt tội lỗi hơn và tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, mà không có nguy cơ làm giảm mong muốn mối sửa chữa quan hệ," ông nói.

Con người là sinh vật phức tạp với nhiều nhu cầu khác nhau; Sử dụng nhiều kỹ thuật để định hình cảm xúc và hành vi của mình là đúng.

Đôi khi điều đó cần phải nhìn vào bên trong, để kéo suy nghĩ về lại cơ thể chúng ta, và những lần khác lại cần nhìn ra bên ngoài, và nhắc nhở bản thân về chúng ta có những kết nối thiết yếu của với người xung quanh.

Thực sự là không có cách nào khác để chịu trách nhiệm về hành vi của mình và đảm bảo các mối quan hệ của chúng ta tiếp tục thăng hoa.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

 

Đọc Triết học ở Việt Nam: Cảnh giác về Nietzsche, Wittgenstein và Marx *

No Comments


Thị trường sách VN đã dần dần có nhiều tác phẩm kinh điển được thế giới biết đến từ 

Cá nhân tôi trong chuyến về Việt Nam hồi tháng Tám vừa qua đã nhận thấy sự quan tâm cao độ đến triết học và tư tưởng của giới trí thức, nhất là trong giới trẻ

Ngay cả ở thành phần chuyên môn, những nhân vật khoa bảng trong các lĩnh vực khoa học và xã hội nhân văn cũng tham gia những buổi nói chuyện về các đề tài triết học.Trong các lần nói chuyện triết học khắp ba miền, khán giả tham dự vào câu chuyện triết học rất hào hứng.

Để Phật ở đâu ? *

No Comments


 

Có ông Phật tử nọ trèo qua chín ngọn đồi tầm Sư hỏi đạo. Ðến khi bước vào thiền thất không thấy Sư đâu,  nhìn quanh cũng không thấy ảnh tượng Phật, thiền thất trống không. Ngoài sân nhác thấy  bóng Chú Tiểu quét lá rụng, liền tiến gần hỏi: 

phàm ta nghe các bậc thầy dạy nơi tư gia không nên chưng bày ảnh, tượng Phật nhiều, nay đến thiền thất cũng không thấy ảnh, tượng Phật. Há Phật để ở đâu?”

Chú Tiểu ngừng chổi, chắp tay cung kính: “Phật ở địa tâm, thí chủ loay hoay tìm ngoài ắt không thấy”

tượng Phật ở nhà anh Tâm Nghĩa Ngô Văn Quy


Nguồn : www.uyennguyen.net

Cuối cùng, mời bạn nghe mình nói chút về 2 giá trị rất khó có qua video dưới nhé ! 


Thân mến !





Làm phim, "quyền" tự do và sáng tạo.

No Comments

 Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được nhắc đến, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng, mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Khóc *

No Comments



Nếu bạn thường xuyên bị bắt gặp đang len lén lau nước mắt trước màn hình tivi hoặc vô tư sụt sịt trong rạp chiếu phim, thì bài viết dưới đây chắc chắn là “chìa khóa giải đáp” dành cho bạn! Những giọt nước mắt khi xem phim sẽ nói cho bạn biết rất nhiều điều thú vị về thế giới bên trong của bạn đấy! 
Khi bạn xem phim, các khung cảnh và nhân vật mang tính hiện thực rất cao khiến bộ não của chúng ta bối rối trong việc phân biệt giữa đời sống tưởng tượng trong phim và đời sống hiện thực. Đặc biệt, khi bộ phim rất hấp dẫn, bạn sẽ càng trở nên tập trung hơn và vì thế ranh giới mong manh giữa phim và đời thực tạm thời bị xóa nhòa. .

Từ ngón tay đau nghĩ về tương lai xã hội dân chủ.

1 Comment

 

Chiều qua mình vào viện, nguyên nhân là ngón tay mình bị sưng tấy cả đêm không ngủ được. Lúc vào mình phải đăng ký, nhưng chờ phải 2 tiếng mới đến lượt đăng ký khai là bị làm sao. Rồi họ phân mình đến một khu vực khámn khác, lại chờ khoảng 4 tiếng mới được khám. Ông bác sĩ bảo mình bị lâu rồi, có thể ảnh hưởng khớp xương, cần phải mổ ngón tay không sẽ lan cả bàn tay. 

Ukraine sau Cách mạng Bolshevik năm 1917 và vị thủ lĩnh Hetman cuối cùng *

No Comments

 Novgorod Veliky- Thành phố mới vĩ đại', là cái nôi của lịch sử nước Nga, nằm cách Moscow gần 500 km về phía Tây Bắc, cũng là nơi phát tích của Kievan Rus, tiền thân của cả Ukraine và Nga sau này.

Năm 882, Oleg Thông thái kế ngôi của vua Rurik,người Viking và đã dời đô từ Novgorod đến Kyiv.



Chủ nhân của Kievan Rus là ai?

Novgorod vẫn giữ tầm quan trọng là thành phố thứ hai của vương quốc Đông Slavơ này. Theo phong tục, con trai cả và hoàng tử thừa kế quốc vương Kyiv được học tập và rèn luyện ở Novgorod khi chưa đến tuổi thành niên.

3 đêm trắng - đêm thứ ba - Bánh mỳ và trang sức.

No Comments

Một bài viết kể chuyện người VN di tản từ Ucrain sang Đức và được tác giả cho tạm trú vài ngày.

**************

10 giờ đêm thứ ba, thằng cháu gọi điện. - Chú ơi, có hai gia đình có mấy đứa con nhỏ, cho về chỗ chú được không. - Ok đi, đưa họ về đây. Cách đây 10 năm, lúc mặt còn búng ra sữa cậu thanh niên JB Vũ Quang Dũng đã lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội để tham gia biểu tình chủ quyền biển đảo, thế nào chú cháu gặp lại bên này trong một lần đi tàu. 


Chàng thanh niên Công Giáo ấy rất nhiệt tình trong những việc giúp người khác, lúc covid hai chú chaú chở đồ tiếp tế đi từng nhà cho những ai hoàn cảnh khó khăn. 11 giờ hơn Dũng đưa đoàn người tới, do di chuyền bằng tàu điện nên lâu vây, chứ từ ga về chỗ mình đi xe ô tô chỉ 20 phút trời đêm như này.

Chiến tranh Ukraine, Nga dùng quân Chechnya, Ukraine có vấn đề lịch sử ?

No Comments

 Kế hoạch hậu chiến dường như đã được Tổng thống Nga Putin dự liệu ngay từ trước 'hoạt động quân sự đặc biệt', theo cách gọi của ông về chiến tranh Ukraine.

Trong các cánh quân Nga đánh vào lãnh thổ Ukraine, video của kênh truyền hình Novaya Gazeta Moscow có trình chiếu cảnh hàng ngàn binh sĩ Chechen tập hợp quanh Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo độc tài của một nước cộng hòa đa số là người Hồi giáo ở Caucasus, một thành viên của Liên bang Nga.



Cuộc chiến tranh Chechnya hẳn chưa đi vào quên lãng với vùng đất Bắc Caucasus bất ổn. Trái ngược với Ukraine, Caucasus là mảnh đất nghịch thù với Đế chế Nga liên tục trong các giai đoạn 1785, 1791, 1864, 1922, 1944 và gần đây nhất vào các năm 1996, 2009.

Nga & Ucraina, anh em như thể chân tay hay đồng sàng dị mộng?

No Comments

 PUTIN: "NGA VÀ UKRAINE LÀ MỘT DÂN TỘC THỐNG NHẤT"

Giải thích về lý do tấn công Ukraine, ông Putin khẳng định lịch sử không cung cấp bất kỳ một bằng chứng nào về việc Ukraine từng là một quốc gia có chủ quyền.



Với Putin, Ukraine là do Nga tạo ra trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Ukraine và Nga là một dân tộc đồng nhất, không thể chia cắt. Dân tộc ấy cùng chung tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử.

Lịch sử Ukraine từ bỏ hạt nhân: Tranh cãi về sai lầm, phản bội

No Comments

 Người dân Ukraine đã bỏ phiếu áp đảo cho nền độc lập khỏi Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1 tháng 12 năm 1991. Khoảng 84% cử tri đủ điều kiện đã tham gia cuộc trưng cầu và khoảng 90% trong số họ tán thành độc lập.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và giải thể Liên Xô.

Moscow, 14/1/1994: Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, tổng thống Nga Boris Yeltsin, và Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký kết tuyên bố ba bên về giải trừ hạt nhân của Ukraine

Vào lúc này, cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên trái đất không phải là Anh, Pháp hay Trung Quốc. Đó là Ukraine.

Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến việc Ukraine mới độc lập được thừa hưởng khoảng 5.000 vũ khí hạt nhân mà Moscow đã đóng trên đất của họ.

Các hầm chứa dưới lòng đất tại các căn cứ quân sự của nước này chứa các tên lửa tầm xa mang tới 10 đầu đạn nhiệt hạch, mỗi đầu đạn mạnh hơn nhiều so với quả bom đã san bằng Hiroshima.

Chỉ có Nga và Mỹ có nhiều vũ khí hơn.

Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Bill Cliton, đã thuyết phục Ukraine, Belarus và Kazakhstan trả lại vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ cho Nga và từ bỏ vũ khí hạt nhân mãi mãi.

Belarus đạt được quy chế không có vũ khí hạt nhân vào tháng 11/1996, Kazakhstan vào tháng 4/1995 và Ukraine vào tháng 6/1996.

Thời gian qua, khi căng thẳng với Nga dâng cao, nhiều người tại Ukraine tỏ ra nuối tiếc, xem việc giải giáp hạt nhân là sai lầm.

Andriy Zahorodniuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, được The New York Times dẫn lời: "Chúng tôi đã cho đi khả năng hạt nhân mà không có gì đáp lại."

Chúng ta hãy cùng quay lại quá khứ để tìm hiểu câu chuyện.

Giải giáp hạt nhân năm 1994

Năm 1994, Ukraine tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, tiến hành chuyển giao tất cả các đầu đạn hạt nhân cho Nga và tháo dỡ tất cả các phương tiện vận chuyển chiến lược với sự hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ.

Đến giữa năm 1996, đầu đạn hạt nhân cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Ukraine, và đến cuối năm 2001, hầm chứa tên lửa cuối cùng đã bị phá hủy.

Đổi lại là một đảm bảo an ninh cho Ukraine được gắn trong cái được gọi là Bản ghi nhớ Budapest.

Bản ghi nhớ Budapest về đảm bảo an ninh là ba thỏa thuận chính trị giống hệt nhau được ký kết tại hội nghị OSCE ở Budapest, Hungary vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 để cung cấp đảm bảo an ninh liên quan đến việc Belarus, Kazakhstan và Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Theo đó, Nga, Mỹ và Anh cam kết "tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine".

Bản ghi nhớ có đoạn: "Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tái khẳng định nghĩa vụ kiềm chế không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine, và rằng sẽ không có vũ khí nào của họ được sử dụng để chống lại Ukraine ngoại trừ để tự vệ hoặc theo cách khác phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc."

Bản ghi nhớ cũng viết ba nước Nga, Anh, Mỹ "tái khẳng định cam kết tìm kiếm hành động ngay lập tức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để cung cấp hỗ trợ cho Ukraine, với tư cách là Quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một hành động xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng."

Đổi lại, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân bên trong biên giới của mình, gửi chúng cho Nga để tháo dỡ.

Không ràng buộc pháp lý

Bản ghi nhớ, được ký năm 1994, không có ràng buộc về mặt pháp lý.

Nhưng nhiều người ở Ukraine cảm thấy rằng quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân năm 1994 của nước này là một sai lầm.

Sự ủng hộ của dân Ukraine đối với việc tái vũ trang hạt nhân đã tăng lên mức cao nhất lịch sử gần 50% sau cuộc xâm lược của Nga vào năm 2014.

Kể từ đó, quan điểm đó đã được một số nhân vật ở Ukraine ủng hộ.

Sau khi Crimea bị Nga sáp nhập, một nhóm nghị sĩ trung dung đã đề xuất Ukraine rút khỏi NPT.

Vào tháng 7 năm 2014, một phe cánh hữu của Quốc hội Ukraine đã giới thiệu một dự luật về việc đổi mới tình trạng hạt nhân của Ukraine - dự luật đã bị bác bỏ.

Thất vọng

Năm 2014, Borys Tarasyuk, cựu ngoại trưởng Ukraine và là nhà đàm phán của Bản ghi nhớ Budapest, bày tỏ sự thất vọng của mình rằng "không chỉ Nga đã vi phạm trắng trợn các cam kết của mình với tư cách là người bảo đảm an ninh quốc gia của Ukraine, mà hai bên ký kết khác - Mỹ và Anh - đã không thực hiện được các cam kết theo bản ghi nhớ."

Liệu đó có đúng thế không, lại là trường hợp gây tranh cãi, vì bản ghi nhớ không nêu rõ cách thức hành động hoặc các biện pháp trừng phạt đối với hành vi vi phạm.

Bản ghi nhớ Budapest chỉ bắt buộc các quốc gia hạt nhân, cũng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tìm kiếm hành động tại Hội đồng Bảo an và triệu tập tham vấn của các bên ký kết.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2014, các cuộc tham vấn như vậy đã được triệu tập và đưa ra một tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng Nga đã từ chối tham dự.

Hoa Kỳ cũng đưa ra một nghị quyết của Hội đồng Bảo an để phản đối việc sáp nhập Crimea vào ngày 15 tháng 3 năm 2014, nhưng nghị quyết này bị Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tranh cãi

Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, có thể hiểu vì sao nhiều người ở Ukraine thất vọng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã phải chịu áp lực giải giáp vũ khí từ cả Nga và Mỹ.

Do đó, Ukraine yêu cầu đảm bảo an ninh để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa.

Hoa Kỳ không sẵn sàng cam kết bất cứ điều gì ngoài "sự đảm bảo."

Những đảm bảo này có nghĩa là nhắc lại các cam kết trong các văn kiện đa phương khác, chẳng hạn như Hiến chương Liên hợp quốc và Hiệp ước Helsinki 1975.

Hoa Kỳ cũng không đáp ứng yêu cầu của Ukraine muốn có các đảm bảo được chính thức hóa trong một hiệp ước ràng buộc pháp lý, và Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn.

Mặc dù Ukraine cuối cùng không thể có được các đảm bảo an ninh mạnh mẽ và ràng buộc về mặt pháp lý mà họ mong muốn, nhưng có vẻ khi đó, không ít người nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ xem cam kết chính trị thực tế cũng to như các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý.

Steven Pifer, một trong những nhà đàm phán của bản ghi nhớ và sau đó là đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, tin rằng ngầm hiểu trong bản ghi nhớ là cam kết của Hoa Kỳ rằng Ukraine đã ở trong các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và sẽ không bị bỏ lại một mình khi đối mặt với xâm lược của Nga.

Năm ngoái, đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, cho biết Kyiv có thể tìm đến vũ khí hạt nhân nếu nước này không thể trở thành thành viên của NATO.

"Làm cách nào khác để chúng tôi có thể đảm bảo khả năng phòng thủ của mình?" Melnyk hỏi.

Bộ Ngoại giao Ukraine sau đó phủ nhận rằng các lựa chọn như vậy đang được xem xét.

Tối 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu một giờ trước quốc dân, giải thích các luận điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine.

Trong bài, ông Putin cáo buộc Ukraine định quay lại vũ khí hạt nhân: "Nói cách khác, việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với Ukraine so với một số quốc gia khác mà tôi không đề cập ở đây, những quốc gia đang tiến hành nghiên cứu như vậy, đặc biệt nếu Kiev nhận được sự hỗ trợ công nghệ của nước ngoài. Chúng tôi cũng không thể loại trừ điều này."

Trong một tuyên bố rạng sáng tại Nga trên truyền hình ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố dùng vũ lực với Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hạ vũ khí.

Trong bài, Putin một lần nữa cáo buộc Ukraine muốn có vũ khí hạt nhân: "Hơn nữa, họ đã đi xa đến mức mong muốn có được vũ khí hạt nhân. Chúng tôi sẽ không để điều này xảy ra."

Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Putin trên truyền hình, các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã bắt đầu. 

BBC

UKRAINE: ĐÁNH NHAU TỚI ĐÂU? chẳng ai biết gì hết.

No Comments

     Chiến tranh Ukraine đã thực sự bùng nổ tối Thứ Tư tuần qua. TT Nga Putin đã ‘chính thức’ xâm lăng Ukraine trong khi vẫn tiếp tục nói láo hơn cuội.



    Ngày Thứ Hai đầu tuần, Putin tuyên bố nhìn nhận hai tỉnh ly khai Luhansk và Donetsk là hai quốc gia độc lập. Qua Thứ Ba, ông cho biết lính Nga sẽ vào hai tỉnh này để “bảo vệ hòa bình” -peacekeepers. Sáng Thứ Tư, Putin cho biết sẽ chỉ gửi quân vào vùng Donbass là vùng đang ly khai thôi. Nhưng từ tối Thứ Tư, theo tin báo chí, ông chính thức đánh cả nước Ukraine.



    Những ngày đầu, tin tức vẫn còn rối mù. Bài nhận định này chỉ dựa trên những tin biết được qua truyền thông, chưa chắc đã hoàn toàn chính xác, có thể nhiều sai lầm và cần nhiều đính chính sau.

DIỄN TIẾN 

    Thứ Hai đầu tuần qua, TT Putin chính thức tuyên bố nhìn nhận hai tỉnh Luhansk và Donetsk thuộc vùng Donbass của Ukraine là hai quốc gia độc lập, Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk và Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk. Một ngày sau, ông đã ra lệnh cho lính Nga vào đất của hai tỉnh này với tư cách ‘lực lượng bảo vệ hòa bình’, peacekeepers. Không ai biết bao nhiêu lính sẽ được huy động và đi vào đâu, khi nào. Mãi tới chiều ngày Thứ Tư 23/2, nhóm ly khai của Donetsk vẫn khẳng định chưa có lính Nga nào vào đất của họ. Trong khi hình chụp từ các vệ tinh cho thấy nhiều đoàn xe quân sự đi chuyển trong Luhansk, nhưng không ai rõ có phải xe Nga hay không. 


   tình trạng khẩn trương, trong khi dân chúng đổ xô đi mua xăng, rút tiền ngân hàng và mua đồ ăn tích trữ, hay nhẩy lên xe hơi hay xe lửa tháo chạy khỏi các thành phố lớn. Một số lớn dân cũng chạy qua biên giới Ba Lan.

    Trong khi đó, Putin khẳng định Nga sẽ không chiếm đóng Ukraine lâu dài mà đây chỉ là một chiến dịch quân sự ngắn hạn. Thứ nhất chẳng ai hiểu Putin muốn nói gì, và thứ nhì, đến lúc này thì chẳng có ma nào tin bất cứ những gì Putin nói. Có tin Putin muốn lật đổ chính phủ Ukraine, áp đặt một chính quyền bù nhìn, giúp hai tỉnh Lohansk và Donetsk ly khai thành độc lập luôn, rồi rút quân về. Thế giới sẽ chỉ trích ồn ào vài tuần, vài tháng, hay một hai năm rồi đâu lại vào đấy thôi. Putin đại thắng.



    Ngay sau khi có tin Nga đưa quân vào hai vùng ly khai, chính quyền Biden bối rối không biết phải coi đây là việc Putin chính thức tuyên chiến, đánh Ukraine chưa, đến mức Mỹ bắt buộc phải có hành động chưa. Nhắc lại, trước đây có lần cụ Biden đã tuyên bố chỉ can thiệp mạnh nếu Nga xua quân qua đánh lớn và cụ Biden sẽ không làm to chuyện nếu chỉ là tranh chấp nhỏ vùng biên giới. Khi đó, ngay sau câu tuyên bố, chính quyền Ukraine đã nhẩy dựng lên công kích, khiến cụ Biden hết hồn, kéo thắng tay tuyên bố lại, sẽ không chấp nhận bất cứ can dự lớn nhỏ nào của quân Nga.

    Vấn đề không dễ dàng.

    Hai tỉnh này thực ra đã chính thức ly khai với chính quyền trung ương Ukraine từ năm 2014, dưới thời chính quyền Obama-Biden rồi. Các lực lượng võ trang ly khai đã chiếm được một nửa của hai tỉnh này từ mấy năm nay, qua một cuộc chiến cục bộ lai rai từ ngày ly khai tới nay, và chính quyền trung ương chỉ kiểm soát được một nửa còn lại thôi. 

    Quý vị hẳn còn nhớ tháng 7/2014, quân ly khai tại Donetsk dùng hỏa tiễn do Nga cung cấp, đã bắn rớt máy bay dân sự của hãng Malaysia Airlines, giết chết hết gần 300 hành khách và phi hành đoàn. Chính quyền Obama-Biden nhắm mắt ngó lơ vì không phải lỗi của chính phủ Ukraine, trong khi lại không dám đụng tới Nga, cũng như chẳng biết phải làm gì hay có thể làm gì. Chính quyền Obama-Biden khi đó thật ra đã có lấy một số biện pháp kinh tế trừng phạt Nga, có tính tượng trưng hoàn toàn vô nghĩa và vô hiệu. Mới đây, chính ông James Clapper, khi đó là giám đốc Tình Báo Quốc Gia, bây giờ đã nhìn nhận “đáng lẽ ra, Mỹ đã phải có phản ứng và biện pháp trừng phạt mạnh và xứng đáng hơn”.

    Bây giờ, quân Nga đã công khai đi vào vùng lãnh thổ ly khai này. Trong khi tin mới nhất sáng Thứ Sáu là quân Nga đã bao vây thủ đô, chỉ còn cách trung tâm Kyiv khoảng 20 miles.

    TT Nga Putin hiển nhiên đã bắt đầu ra tay tuy chưa ai biết ông ta sẽ đi xa tới đâu, và thế giới sẽ có phản ứng như thế nào. Do đó, cũng chưa ai dám khẳng định chiến tranh sẽ đi tới đâu, vẫn chỉ là chuyện cục bộ hay đã là trận đánh đầu tiên của … thế chiến thứ ba?

 PHẢN ỨNG

    Sau nhiều thảo luận, cuối cùng, thì cụ Biden và các đồng minh Tây Âu đã quyết định coi việc Nga mang quân ‘peacekeepers’ vào vùng đất ly khai của Ukraine như chiến tranh đã bắt đầu tuy còn rất nhẹ, và họ cũng đã quyết định lấy một vài biện pháp trừng phạt mà theo nhận định chung, vẫn còn rất nhẹ, chẳng có gì đe dọa ghê gớm đối với Nga, dù được khua chiêng trống rất ồn ào. 

    Đức là quốc gia đầu tiên lấy biện pháp trừng phạt qua việc ngừng kiểm tra và cấp giấy phép hoạt động cho ống dẫn dầu khí Nord Stream II. Ống dẫn dầu khí này chưa xây xong, chưa hoạt động nên không thể nói gây hại cụ thể gì cho Nga hay cho Đức, tuy một công ty Nga và một số đối tác Tây Âu sẽ mất toi hơn 10 tỷ đô tiền xây ống này. Tuy nhiên, thực tế mà nói, chỉ là chuyện tạm gián đoạn một thời gian thôi, lâu hay mau tùy tình hình ‘chiến sự’, sau đó thì cũng lại đâu vào đó, ông dẫn dầu khí sẽ hoạt động lại thôi.

    Anh là quốc gia thứ nhì ban hành một số biện pháp như trừng phạt 5 ngân hàng Nga và 3 đại gia kinh doanh Nga. Không rõ chi tiết trừng phạt qua các biện pháp nào.

    Các nước Âu Châu khác chưa thấy nhúc nhích gì. Cái khổ là Nga hiện đang cung cấp hơn một nửa số dầu khí Âu Châu đang cần. Mất nguồn cung cấp này thì cả Âu Châu sẽ tiêu tùng vì dù muốn, Mỹ cũng không có cách nào cung cấp đủ để bù đắp.

    Cụ Biden đọc diễn văn ngày thứ Ba loan tin sẽ có một số biện pháp trừng phạt, mà chưa có chi tiết. Chỉ biết sơ sơ là sẽ có hai ba ngân hàng tương đối nhỏ của Nga, trong đó có ngân hàng của quân đội Nga, sẽ bị cấm kinh doanh với các công ty và ngân hàng Mỹ cũng như trên lãnh thổ Mỹ. Nhưng cụ Biden ra lệnh này một cách rất dè dặt kiểu vừa đánh vừa run vì nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đang làm ăn lớn tại Nga như Bank of America  hay JP Morgans,… do đó sẽ khó tránh việc Nga trả đũa, cấm các ngân hàng này hoạt động với Nga, trên lãnh thổ Nga với khách hàng Nga.

    Chưa kể năm 2019, Mỹ nhập cảng 24 tỷ đô hàng hóa từ Nga, hơn gấp 2 lần số 10 tỷ hàng Mỹ bán cho Nga, nghĩa là Mỹ lệ thuộc vào Nga nhiều hơn trong cán cân mậu dịch giữa hai nước. Phần lớn hàng nhập cảnh từ Nga là dầu thô, sau khi cụ Biden có chính sách 'làm sạch Mỹ và bảo vệ khí hậu' cắt giảm sản xuất dầu Mỹ, khiến Mỹ ngày càng lệ thuộc vào dầu thô nhập cảng từ Nga hơn. Mới đây, được hỏi về các biện pháp trừng phạt Nga có ảnh hưởng như thế nào đến việc Mỹ mua dầu thô của Nga, cụ Biden đã trả lời ngay, không ảnh hưởng gì hết, Mỹ tiếp tục nhập cảng dầu thô của Nga như thường lệ. Đó là cách cụ Biden giúp Ukraine, trừng phạt Nga xâm lăng đấy.

    Cả Mỹ lẫn Tây Âu giải thích là họ vẫn phải tự kềm chế và ‘để dành’ những biện pháp mạnh hơn trong trường hợp Putin đi xa hơn. Thực tế là Mỹ và Âu Châu gõ chiêng đập trống, nhưng chỉ là bôi thuốc đỏ trên vết ung thư.

    Đó là phản ứng của Mỹ và Tây Âu trước khi Nga đánh lớn. 

   Tất cả chỉ phơi bầy ra cái giả dối phe Âu-Mỹ đưa ra để che lấp cái yếu đuối hèn nhát của mình. Thứ nhất, chặn một ống dẫn dầu chưa hoạt động trong khi không dám đụng tới hơn nửa tá ống dẫn dầu khí khác đang hoạt động, cung cấp trên dưới một nửa nhu cầu dầu khí của Tây Âu từ Nga qua. Thứ nhì, chính cụ Biden ‘lỡ miệng’ thú nhận “chẳng ai hy vọng những trừng phạt có thể cản được Putin”.

    Chuyện bên lề khó tin nhưng có thật: cụ Biden ủng hộ việc một số thành viên Liên Hiệp Quốc đòi Hội Đồng Bảo An của LHQ họp khẩn cấp để tìm cách đối phó với Nga. Vấn đề là chẳng những LHQ bây giờ là một tổ chức hoàn toàn tàng hình, không nói cũng chẳng làm gì, mà có nói hay làm gì thì cũng hoàn toàn vô hệ quả. Tiếu lâm hơn nữa, nếu HĐBA họp thật thì kỳ họp tới sẽ đến phiên Nga chủ tọa, đồng thời cả Nga và Trung Cộng, là xứ đang ủng hộ Putin, đều có quyền phủ quyết vô điều kiện tất cả mọi quyết định của HĐBA. Nga chủ tọa một buổi họp để tìm cách chống Nga với quyền phủ quyết mọi quyết định? Thế mới nói cái tổ chức LHQ mà dân Mỹ đóng bộn tiền để nuôi, chỉ là trò hề đắt tiền không hơn không kém.

    Ở đây, ta nhìn lại một vài phản ứng của Mỹ và đồng minh trong một vài biến cố của quá khứ:

    -       Khi Hitler tung quân ra đánh chiếm Tiệp Khắc, cả khối Tây Âu đã khai chiến chống Đức Quốc Xã, đưa đến thế chiến thứ hai.

    -       Khi Bắc Hàn xua quân qua vĩ tuyến 38, TT Truman vận động Liên Hiệp Quốc tung cả trăm ngàn quân của mấy chục nước ra cản BH để cứu Nam hàn.

    -       Khi Iraq chiếm Kuwait, TT Bush cha cũng vận động Liên Hiệp Quốc tung cả trăm ngàn quân đồng minh ra đánh Saddam để giải cứu cho Kuwait ngay.

    -       Khi Al Qaeda tấn công Mỹ, cả khối NATO cũng tung quân vào giúp TT Bush con đánh Afghanistan.

    Đối lại, cho đến nay, khi Putin đã và đang tung quân vào chiếm Ukraine thì cụ Biden và các đồng minh NATO, bàn chuyện trừng phạt hai ba ngân hàng và hai ba đại gia tỷ phú Nga, không cho họ đi Mỹ viếng Disneyland. Kiểu như trước đây, Mỹ liệng bom đánh trả, bây giờ cụ Biden liệng… trứng gà trả đòn. 

    Quả đáng tội, cũng phải công bằng mà nói, thứ nhất, cụ Biden là người trời sanh ra không có xương sống tuy cụ đi tới đi lui chậm rãi từng bước cứng ngắc như khúc gỗ để khỏi vấp té bất tử, không bao giờ dám ra lệnh đánh nhau với bất cứ ai, kể cả chuyện đánh Tuvalu, một đảo quốc với hơn một chục ngàn dân. Bản tính của cụ như vậy, như thời chiến tranh VN, cụ nằng nặc đòi chấm dứt cuộc chiến, hoàn toàn vô điều kiện, thân tặng cả miền Nam VN cho VC. VC gọi cụ là “người yêu chuộng hòa bình”. Thứ nhì, mà có muốn đánh cũng chẳng thể nào đánh Nga, là cường quốc quân sự có lẽ còn nhiều bom nguyên tử hơn cả Mỹ, lãnh đạo bởi một hung thần không chuyện gì không dám làm. Cuộc chiến Biden-Putin hiển nhiên là không cân tay. 

     Và thứ ba, đánh bằng cách nào, chở 500.000 lính dù từ Mỹ bay qua Đại Tây Dương, toàn thể Âu Châu, rồi thả xuống Ukraine? Hay cho tàu chiến chở nửa triệu lính TQLC từ Mỹ băng Đại Tây Dương, băng Địa Trung Hải, qua eo biển Istanbul, đổ bộ xuống Crimea? Hay vận động cả Âu Châu cùng xúm vào đánh, đưa đến thế chiến thứ ba? Kịch bản cuối cùng này khó xẩy ra khi tất cả thanh niên và tráng niên dưới 60 tuổi của Âu Châu, sau hơn nửa thế kỷ phè phỡn trong các chế độ Nhà Nước Vú Em xã nghĩa, chỉ nhìn thấy cây súng là đã té xỉu hết rồi. Lính Mỹ thì cũng không khá hơn, đang bận theo học các lớp không phải dạy bắn súng mà là dạy thức tỉnh chống kỳ thị màu da, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị đồng tính, kỳ thị chuyển giới,… Cản ba anh di dân dắt díu vợ con vượt biên giới Mễ không nổi, làm sao cản lính Nga?

    Dân biểu Ronny Jackson, cựu y sĩ của Tòa Bạch Ốc, tức là bác sĩ riêng của TT Obama và TT Trump, nhận định cụ Biden với tình trạng đầu óc hiện nay, sẽ không có cách nào ứng phó đúng và kịp thời với các biến cố đang xẩy ra tại Ukraine.

    Tin mới: sau khi Nga ‘tổng tấn công’, cụ Biden cho biết sẽ đóng băng tài sản của 6 ngân hàng của Nga ở Mỹ, và gửi thêm ít lính và vài máy bay phản lực qua Đức. Vẫn chỉ là thêm thuốc đỏ. Báo Mỹ cho là khều Putin bằng lông gà. Chưa thấy gì ghê gớm đối với Putin.

    TT Trump phản ứng rất thực tế, cho rằng cách ra chiêu của Putin, nhìn nhận hai tỉnh ly khai rồi tung quân dưới cái mũ 'bảo vệ hòa bình' đúng là siêu chiến lược ma đầu, trói tay cụ Biden và đồng minh từng bước. Vài con vẹt tị nạn vội vã xuyên tạc ngay thành 'Trump ca tụng Putin và hoan nghênh Putin chiếm Ukraine'. Bởi vậy các cụ ta mới nói 'những người dốt luôn luôn là những người ồn ào to miệng nhất'.

    Được hỏi nếu ông đang nắm quyền thì sẽ làm gì, TT Trump đã trả lời rất nhanh: thứ nhất nếu tôi nắm quyền thì Putin đã không dám đánh; thứ nhì, nếu Putin có ý đồ gì, tôi chỉ cần nói bốn chữ "You can't attack Ukraine' là Putin sẽ không dám ra quân (Trước khi quý độc giả có phản ứng với câu này của Trump, xin đọc bài nhận định của New York Times trong phần dưới).

 NHẬN ĐỊNH CHUNG

    Trái với lời ‘tiên đoán’ của Vũ Linh này, Putin đã đánh thật. 

    Cho đến sáng ngày Thứ Tư, ‘thầy bói Vũ Linh’ vẫn đoán mò là sẽ không có chiến tranh quy mô, và VL sẽ đoán trúng, vì tiền đồ của nhân loại, vì sinh mạng cả trăm ngàn hay cả triệu người. Có thể nói đây là ‘suy tư mộng tưởng’ -wishful thinking- thì chính xác hơn là tiên đoán. Tuy nhiên, cũng phải hiểu, như Diễn Đàn Trái Chiều này đã từng viết, “Lịch sử đã cho thấy những chính quyền yếu đuối luôn luôn là thuốc kích thích các tay độc tài tham quyền lấn tới. Hiển nhiên nhất là trước cái yếu hèn nhu nhược của thủ tướng Anh Chamberlain, Hitler đã ra tay gây ra thế chiến thứ hai. Bây giờ, với sự yếu đuối nhu nhược của cụ Biden, dĩ nhiên những tay Putin hay Tập sẽ khó bỏ qua cơ hội ngàn vàng, không đánh công khai, cũng gặm nhấm”.

    Nhìn lại lịch sử gần đây, cuộc tranh chấp Ukraine thật ra không có gì đáng ngạc nhiên lắm, chỉ là vấn đề khi nào xẩy ra thôi. Ukraine là đại cường lớn thứ nhì trong Liên Bang Xô Viết trước đây, thứ nhì sau Nga, và quan trọng hơn xa, cũng là đất chiến lược sinh tử của Liên Bang Xô Viết trước đây và của Nga bây giờ, nơi có rất nhiều kỹ nghệ lớn, các căn cứ hỏa tiễn nguyên tử, là trái độn lớn nhất giữa Nga và khối NATO, cũng là cửa ngỏ của Nga xuống Địa Trung Hải và cả Trung Đông và Phi Châu. 

    Đi xa hơn nữa, quan hệ lịch sử giữa Nga và Ukraine rất phức tạp. Ukraine dĩ nhiên tự coi mình là một xứ độc lập và biệt lập đối với Nga, là hai xứ láng giềng khác nhau. Trong khi đó thì Putin cũng như hầu hết dân Nga thì lại cho rằng Ukraine chỉ là một phần của Nga, nhìn dưới khiá cạnh lịch sử lâu dài cũng như chính trị, kinh tế, văn hoá và nhất là địa chính trị -geopolitics. Việc Ukraine chẳng những tự coi mình độc lập mà lại còn đòi gia nhập vào Liên Âu và NATO là chuyện Putin và cả nước Nga, từ dân đến quân, từ chính quyền Putin tới đối lập, đều không thể chấp nhận được.

     Nghĩ đến chuyện này, người Việt ta không thể không nghĩ tới VN chúng ta. Nếu như Tập Xì Dầu nghĩ và hành động như Putin, đánh chiếm VN, rồi giải thích VN thật ra không phải là một nước có lịch sử và văn hoá riêng biệt mà chỉ là ‘bộ lạc’ của Tầu, thì sao? Đừng nghĩ là chuyện này không thể xẩy ra, nhất là nếu Putin thành công. Nếu chuyện đó xẩy ra, ai sẽ nhẩy vào cứu VN? Cụ Biden và SEATO???

    Putin và Nga hiển nhiên cần có một vùng đất trái độn giữa Nga và NATO, là một liên minh quân sự nguyên thủy được thành lập để chống Nga.

    Nhìn vào bản đồ Âu Châu, ta thấy ngay vùng trái độn đó có 3 phần chính:

    -       Phần phiá bắc là ba xứ Estonia, Latvia và Lithuania. Đây cũng là vùng chiến lược sinh tử của Nga mà Putin đang ngắm nghé và Mỹ đang cố yểm trợ tối đa vì vùng này là cửa ngỏ của Nga ra biển Baltic phiá bắc Âu Châu. Theo các chuyên gia, sau khi ‘giải quyết’ được chuyện Ukraine, Putin sẽ tính chuyện vùng này.

    -       Vùng giữa là Belarus. Xứ này tương đối lớn, nhưng coi như Putin đã giải quyết xong rồi khi Belarus hiện đã là đồng minh quan trọng nhất của Nga, là nơi Putin đang tập trung rất nhiều lính Nga, có thể đánh chiếm thủ đô Kyiv trong vòng vài ngày tối đa khi từ biên giới Belarus tới thủ đô Kiev chỉ có xấp xỉ 100km.

    -       Vùng phiá nam, dĩ nhiên là Ukraine, lớn nhất và quan trọng nhất. 

    Chẳng những Putin cần Ukraine làm trái độn, mà đáng lo cho Putin hơn, Ukraine ngày càng thân thiện với khối Mỹ-Âu Châu, và đang ‘nói chuyện’ về việc tham gia vào liên minh kinh tế Liên Âu, và kinh hồn hơn nữa, vào khối quân sự NATO luôn. Ngay sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, Ukraine nằm trong tay những chính quyền tương đối thân thiện với Nga, thì đã không có vấn đề rắc rối nào với Nga. Nhưng từ ngày các chính quyền tiếp nối của Ukraine thay đổi chính sách, thân thiện với Mỹ và Âu Châu hơn, thì có vấn đề. Đây là chuyện sinh tử mà Nga không thể nào chấp nhận được. Nếu Ukraine không là đồng minh của Nga thì cũng không thể nào là đồng minh với khối Mỹ-Âu Châu được, cùng lắm là trung lập thôi. Có thể nói nguyên nhân chính của khủng hoảng Ukraine hiện nay, không phải là chuyện hai tỉnh Luhansk và Donetsk, mà là việc Ukraine ngấp nghé vào NATO. Cũng có thể nói hai tỉnh này thật ra chỉ là hai con chốt thí mà hai bên đánh cờ đang dùng làm mồi nhử nhau. Nga sẽ sẵn sàng bỏ hai tỉnh này nếu có bảo đảm Ukraine không giúp NATO, thân thiện với Nga hơn, ngược lại, nếu Ukraine nhận vào NATO, Mỹ và Âu Châu sẽ không cần biết hai tỉnh này ở đâu, thuộc về ai. Điều chắc chắn nhất là sẽ không bao giờ có đại chiến thứ ba vì hai tỉnh nhỏ này và hai tỉnh này chỉ là những cái cớ.

    Nhìn dưới con mắt chiến lược lớn, việc Liên Âu, NATO, và cả chính quyền Obama, khi dụ dỗ, khuyến khích Ukraine kết hợp kinh tế và quân sự với Âu Châu, chống lại Nga, đã phạm một sai lầm chiến lược khổng lồ vì ‘quên’ không nghĩ tới phản ứng của Nga, bất kể dưới Putin hay bất cứ lãnh đạo nào khác

    Putin biện minh hành động hung hãn của Nga chỉ là chuyện tự vệ, không phải hoàn toàn vô lý.

    Một câu hỏi tuy lớn nhưng có câu trả lời rất giản dị: tại sao Putin bây giờ mới tính chuyện đánh Ukraine?

   Liên quan đến Ukraine, có 4 biến cố lớn đã xẩy ra:

    -       Nga chiếm và sát nhập Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Nga, tháng 3/2014;

    -       Ngay sau đó, hai tỉnh vùng Donbass ly khai khỏi Ukraine, tháng 4/2014;

    -       Máy bay Mã Lai bị bắn rớt trên không phận Donetsk tháng 7/2014;

   -        Nga nhìn nhận độc lập của Luhansk và Donetsk và mang quân vào hai tỉnh này: tháng 2/2022.

    Quý vị tinh mắt sẽ thấy có một khoảng cách lớn giữa 2014-2022 không có gì xẩy ra, đó là khoảng thời gian thứ nhất  hai-ba năm trấn an thế giới ngay sau khi chiếm Crimea, và thứ nhì, là bốn năm dưới ông thần Trump.

    Những sự kiện trên tất nhiên đã trả lời câu hỏi tại sao Putin bây giờ lại đánh. Chỉ vì không thể đánh khi ông thần Trump còn ngồi trong Tòa Bạch Ốc, và bây giờ không thể bỏ qua cơ hội ngàn vàng cụ lờ mờ Biden đang nắm quyền.

    Ở đây, có chuyện ‘vui’ xin nhắc lại cùng quý độc giả.

    Năm 2019, cụ Biden ra tranh cử tổng thống, rất hoành tráng tuyên bố “Putin biết khi tôi là tổng thống Hoa Kỳ, thì những ngày thống trị độc đoán và hăm he đe dọa Mỹ và Đông Âu sẽ chấm dứt”. Vâng, cụ Biden nói không sai chút nào. Những hăm he hay hù dọa gì đó chấm dứt vì đã được biến thành hành động thật.

    Kẻ này không phải là loại cuồng mê Trump đang tìm cách bôi bác cụ Biden đâu. Xin dẫn chứng một ‘đồng chí’ cùng ý kiến: đó là bà Hagar Chemali, một viên chức cao cấp về an ninh quốc gia của TT Obama. Bà Chemali, trong một chương trình phỏng vấn trên đài tivi MSNBC, là đài ‘phe ta’ chính cống, đã khẳng định “phản ứng yếu đuối của chính quyền Obama-Biden khi Putin chiếm Crimea đã gửi cho Putin một thông điệp lớn về sự yếu đuối của hai ông này, và khuyến khích Putin bành trướng mộng đế quốc Nga của ông ta”. Và đó chính là suy tư của Putin khi thấy ông phó của Obama, cụ Biden lên nắm quyền. Bà Chemali lo ngại phản ứng hiện nay của cụ Biden chẳng những sẽ khuyến khích Putin đi xa hơn nữa, mà sẽ còn được nhiều tay độc tài khác trên thế giới ghi nhận. Kẻ này đọc tới đây, dĩ nhiên, nghĩ ngay tới Tập Cận Bình và Đài Loan (và cả VN), cậu ấm Ủn với Nam Hàn, và cả các giáo chủ Iran với Trung Đông.

    Đáng nói hơn nữa là một anh nhà báo của New York Times đã nhận định “nếu Trump còn là tổng thống thì Putin sẽ không dám đánh”!!! Và anh ta giải thích “chỉ vì Trump là người bốc đồng, Putin không đoán trước được Trump sẽ phản ứng như thế nào nên Putin sẽ không dám phiêu lưu”. 

    Cái này gọi là Putin là đại đệ tử của Tôn Tử: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Putin không biết gì về Trump, không đánh; Putin biết quá rõ về Biden, đánh tới cho ta.

    Có một câu hỏi lớn: Ukraine là chuyện sinh tử của Nga, Putin khua chiêng trống rầm rộ, dễ hiểu. Nhưng tại sao cụ Biden cũng lại khua chiêng trống còn ồn ào hơn Putin nữa?

    Câu trả lời không khó!

   Chiến tranh Ukraine xẩy ra, là món quà vô giá mà Putin tặng cho cụ Biden, vì thứ nhất, dân Mỹ luôn luôn sát cánh với tổng thống trong trường hợp Mỹ đánh nhau với bất cứ xứ nào khác. Có thể dân Mỹ thiếu kiên nhẫn, sẽ không chịu ‘đồng hành’ cùng tổng thống quá lâu, nhưng ít ra, trong những năm tháng đầu, sẽ rất đoàn kết nhất trí sau lưng lãnh đạo. Cứ nhìn vào TT Bush cha và TT Bush con với hậu thuẫn trên 90% sau khi đánh Saddam Hussein và Al Qaeda. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu hậu thuẫn này rất mong manh. TT Bush cha ba năm sau mất job thua Clinton, trong khi TT Bush con ba năm sau lao đao, xém chút nữa thua John Kerry.

    Thứ nhì, chiến tranh sẽ làm lu mờ ngay tất cả những thất bại khác của cụ Biden. Không phải vô tình hay vô cớ mà cụ Biden khua chiêng trống rầm rộ về chuyện Ukraine, đến độ có thể nói là cố tình khiêu khích Putin tới ngõ cụt, bắt buộc phải đánh thôi.

    Nói như vậy nghe phi lý, nhưng sự thật chưa hẳn là không thể có.

    Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Mỹ và Tây Âu đang đối đầu với Putin, cụ Biden, bán cái chuyện nhức đầu này cho bà phó Kamala, gửi bà đi Munich họp với các đồng minh Tây Âu. Tại đây, chẳng biết bà Kamala đã thực hiện được chuyện gì, có thành tích cụ thể nào, chỉ thấy bà làm chuyện ‘sôi nổi’.

    Trong khi cụ Biden lớn tiếng khẳng định tin mật báo cho biết Putin chắc chắn 100% sẽ đánh mạnh, thì bà Kamala lại nói ngược, cho rằng Putin sợ những trừng phạt của Mỹ, sẽ không dám đánh. Truyền thông Ukraine toát mồ hôi, cho rằng nói vậy hiển nhiên là khiêu khích Putin để hắn bắt buộc phải giữ thể diện, sẽ phải đánh, không đánh lớn cũng đánh nhỏ. Dân biểu cùng đảng DC, bà Tulsi Gabbard có ý kiến là không cần phải là siêu khoa học gia cũng biết đây là cách khiêu khích các tay độc tài hữu hiệu nhất. Đúng một ngày sau câu nói của bà Kamala, quả nhiên Putin tuyên bố nhìn nhận các tỉnh ly khai và xua lính vào Ukraine !!!

    Truyền thông cho đây là chuyện bà Kamala thiếu kinh nghiệm ngoại giao, đã nói hớ. Nhưng ai biết được đây không phải là chuyện cụ Biden và bà Kamala đã cùng nhau hợp tác đóng tuồng, cố khiêu khích Putin đánh và đã thành công?

    Trong khi cụ Biden tìm các đồng minh Tây Âu để cùng chống Nga, thì Putin dang tay ra ôm Tập Cận Bình, dĩ nhiên. Tin mới nhất cho biết Putin đã ký hiệp ước cung cấp cho Trung Cộng 100 triệu tấn than đá trong những năm tới, tuy chưa ai biết thêm chi tiết.

    Người ta có cảm tưởng như sau một năm nắm quyền, cụ Biden đã đại thành công mang thế giới về lại tình trạng chiến tranh lạnh của thập niên 1950-60 với thế giới lưỡng cực Mỹ-Tây Âu chống lại Nga-Tầu.  

TƯƠNG LAI

    Một cách tóm gọn nhất, chẳng ai biết gì hết.

    Tuy nhiên, NATO cho biết không có kế hoạch mang quân NATO vào đánh nhau với Nga trong lãnh thổ Ukraine, và cụ Biden khẳng định sẽ không có chuyện lính Mỹ vào đất Ukraine đánh nhau với lính Nga. Nghĩa là sẽ không có đại chiến thứ ba, trừ phi Putin tung quân ra đánh luôn NATO, là chuyện Putin thật sự không có nhu cầu hay lý do để làm.

    Tin lớn cho dân Mỹ là cụ Biden cũng xác nhận sẽ có cái giá dân Mỹ phải trả: đó là giá nhiên liệu, nhất là xăng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, dẫn theo vật giá gia tăng toàn diện. Chuyện dễ hiểu: giá xăng tăng tức là tiền chuyên chở hàng hóa bàng máy bay hay tầu thủy hay xe tải sẽ tăng hết, do đó giá tất cả mọi thứ hàng sẽ đều tăng theo. Tin mới nhất, giá xăng tại trung tâm Los Angeles đã vọt lên trên 6 đô một ga-lông rồi.

    Giá nhiên liệu, nghĩa là giá xăng và giá dầu khí thế giới tăng vọt, đố quý vị ai sẽ hưởng lợi lớn nhất? Xin thưa, đó chính là Nga, là nước sống bằng xuất cảng dầu hỏa và dầu khí. Đó là cách cụ Biden trừng phạt Putin đấy.

    Tóm lại, bất kể cụ Biden, các đồng minh như bà Hillary và truyền thông phe ta, giải thích, phân bua, đổ thừa kiểu gì đi nữa, cũng như bất kể bất cứ chuyện lớn nhỏ gì khác, thì lịch sử nhân loại cả ngàn năm sau này vẫn sẽ ghi chép tháng 8/2021, Afghanistan rơi vào tay đám cuồng tín Taliban và tháng 2/2022, Ukraine rơi vào tay đồ tể Putin. Cả hai thảm họa đổi đời đều xẩy ra trong vòng một năm sau khi cụ Biden lên nắm quyền trong đại cường cờ Hoa. 

    Những ‘biến cố’ ngoại giao lớn khác chẳng hạn liên quan đến Đài Loan, Nam Hàn, Trung Đông,… thì còn ba năm để lịch sử ghi nhận.

    Đúng như TT Obama đã nói, “bầu cử có hậu quả”. Dân Mỹ đã bầu, gian lận hay không, cho một ông già lẩm cẩm, lờ mờ và yếu đuối nhất lên lãnh đạo để chống lại những ma đầu Putin, Tập, Ủn,… và cả nước cũng như cả nhân loại đang lãnh hậu quả tất nhiên.

TG: Vũ Linh