Làm việc với Ute Kreplin tại Đại học Massey ở New Zealand, Farias gần đây đã tìm hiểu các nghiên cứu có sẵn về hậu quả của thiền định đối với sự quên mình và lòng trắc ẩn, nhưng thấy ít có bằng chứng cho thấy có những thay đổi tích cực có ý nghĩa ở các cá nhân.

"Hiệu ứng yếu hơn nhiều so với những gì mọi người nói." Giống như Hafenbrack, ông ngờ rằng thiền định chánh niệm vẫn có thể hữu ích - nhưng việc bạn thấy được những lợi ích mong muốn hay không có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính cách, động lực và niềm tin của thiền giả, ông nói. "Bối cảnh thực sự quan trọng."

Ít nhất, nghiên cứu của Hafenbrack cho thấy những người thực hành thiền định có lẽ nên chuyển sang áp dụng các kỹ thuật thiền khác bên cạnh việc thở chánh niệm và chú ý mãnh liệt đến những cảm giác trong cơ thể trong những lúc họ đang có bất đồng với người khác.

Ví dụ, ông đã kiểm tra một kỹ thuật được gọi là 'thiền lòng tốt', vốn lấy cảm hứng từ cách thực hành Phật giáo gọi là 'thiền từ bi' (Metta Bhavana). Cách làm này là suy gẫm về mọi người trong cuộc sống của bạn - từ bạn bè, gia đình cho đến người quen và người lạ - và vun xới những ước muốn và cảm giác ấm áp dành cho họ.

Trong nghiên cứu về cảm giác tội lỗi, Hafenbrack phát hiện rằng - không như thở chánh niệm - thiền từ bi làm tăng ý định khắc phục sai lầm. "Nó có thể giúp mọi người cảm thấy bớt tội lỗi hơn và tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, mà không có nguy cơ làm giảm mong muốn mối sửa chữa quan hệ," ông nói.

Con người là sinh vật phức tạp với nhiều nhu cầu khác nhau; Sử dụng nhiều kỹ thuật để định hình cảm xúc và hành vi của mình là đúng.

Đôi khi điều đó cần phải nhìn vào bên trong, để kéo suy nghĩ về lại cơ thể chúng ta, và những lần khác lại cần nhìn ra bên ngoài, và nhắc nhở bản thân về chúng ta có những kết nối thiết yếu của với người xung quanh.

Thực sự là không có cách nào khác để chịu trách nhiệm về hành vi của mình và đảm bảo các mối quan hệ của chúng ta tiếp tục thăng hoa.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.