FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 04/21/20 -->

Phật Giáo & Cộng Sản

No Comments

Có nhiều người, nghi ngại và lo sợ rằng Phật giáo có thể “đi” với Cộng sản hoặc Cộng sản có thể “dùng” được Phật giáo. Những người này không hiểu gì về Phật giáo và cũng không hiểu gì về Cộng sản nữa.
Chủ nghĩa Cộng sản đặt căn bản ở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Những thuyết này công nhận tính cách định mệnh tuyệt đối của lịch sử. Người Cộng sản tự nhận làm cách mạng. Làm cách mạng, mà họ cho là cùng nghĩa với “làm lịch sử tức là thuận chiều đẩy bánh xe lịch sử cho nhanh hơn”. Ðể thực hiện một giai đoạn mới của lịch sử theo duy vật biện chứng. Xong rồi đi tới đâu nữa? Chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ có một câu trả lời.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh 
Giáo lý của đức Phật cũng dạy rằng sự động tạo ra phản động; có thể gọi đấy là một biện chứng pháp. Thực ra, luật biện chứng này chỉ là một khía cạnh của luật nhân quả.
Lịch sử, trong quan niệm của Phật giáo, là sự vận chuyển không ngừng của luật vô thường và luật nhân quả. Nhưng đức Phật không hề nói rằng con người phải chịu mặc cho lịch sử xoay vần, hay phải thúc đẩy lịch sử chóng sang một kiếp vô thường khác. Cuộc cách mạng nằm trong giáo lý của đức Phật là một sự chống đối lại lịch sử do lòng tham, sân, si chuyển vận, để giải thoát con người ra khỏi cái thế giới đau khổ vô cùng tận này. Hơn nữa, trong đạo Phật, sự giải thoát của loài người có thể đạt tới và phải đạt tới ngay trong cõi đời hiện tại. Ðức Phật, và sau Ngài, hằng hà sa số Phật, đã sinh ra ở thế giới vô minh của loài người và đã đi được tới mức cuối cùng của sự giải thoát.
Chủ nghĩa Cộng sản đã thành hình trên một dòng tư tưởng thuần lý, và kết hợp triết lý duy ý của Hegel với triết lý duy vật của Fernbach. Tất cả các ý niệm của Cộng sản đều cực đoan, đến mức thiên lệch và độc ác vô tâm.
Ðạo Phật ngược lại, tránh tất cả những sự cực đoan. Con đường đức Phật là con đường Trung Ðạo. Phật pháp đòi hỏi cả tâm và trí: Ðức Phật là đấng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác và cũng là Ðức Ðại Từ, Ðại Bi. Sự toàn giác của đạo Phật không chỉ do ở lý trí mà thành, mà bao gồm của trí lẫn tâm.