FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 01/22/22 -->

Sự bí ẩn của CN tư bản.

No Comments



Vì sao Chủ nghĩa Tư bản huy hoàng tại phương Tây nhưng không thành công tại những nơi khác? Vì sao một phần nhỏ của xã hội tích lũy được tài sản và trở nên giàu có, biệt lập với phần còn lại, như thể họ được một chiếc chuông pha lê che chở? Bí ẩn của Tư bản[1] nằm trong việc xây dựng một thể chế sở hữu chính danh và duy nhất. Những người nghèo thật ra không nghèo như ta thường nghĩ. Có trong tay một khối lượng tài sản khổng lồ, nhưng không có được quyền sở hữu chính danh, họ khô ng thể biến chúng thành công cụ sản xuất: chúng là Tư bản chết. Tác giả Hernando de Soto là nhà kinh tế học người Pêru nhiều năm làm việc cho GATT và cho các chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Ngoài chủ tịch Học Viện tự do và Dân chủ Lima, ông đã nhận vô số giải thưởng thế giới cho công trình nghiên cứu kinh tế của mình. Bản tóm tắt này do tạp chí Finances & Development đăng tải tháng 3 năm 2001.
PHÍA TRƯỚC giới thiệu đến bạn đọc Phần I trong bài Sự Bí Ẩn Của Tư Bản, giải thích về chủ nghĩa tư bản và tiềm năng của các tài sản. Phần II sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc vào số sau, liên quan đến thể chế luật pháp của phương Tây và sự ảnh hưởng cho phép các công dân của mình biến tài sản thành Tư bản.


****
Những con đường tại Trung Đông, Liên Xô cũ hay tại châu Mỹ La-tinh cho du khách nhìn thấy vô số cảnh quan: những khu dân cư, những thửa đất trồng trọt, được gieo hạt và được gặt hái, những hàng hóa được mua, được bán. Tài sản chung tại các nước đang phát triển và những nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) cũ chủ yếu phục vụ các hoạt động sống như vậy. Cùng lúc đó tại phương Tây, các tài sản này còn có một cuộc sống khác song hành: chúng là Tư bản, tồn tại và hoạt động song song với thế giới tài sản vật chất. Chúng đóng vai trò phát triển sản xuất, bằng cách đảm bảo lợi ích cho các bên, ví như cho phép thế chấp vay tiền, đảm bảo các khoản tín dụng, hay đảm bảo dịch vụ công cộng.
Tại sao các tòa nhà, hay các tài sản đất đai, nằm trên phần còn lại của thế giới, lại không thể mang một sự sống song hành trên? Tại sao những nguồn tài nguyên khổng lồ của các quốc gia đang phát triển và các nước XHCN cũ, mà Học viện Tự do và Dân chủ Lima chúng tôi ước tính vào khoảng 9,3 tỷ USD Tư bản chết, lại không thể tạo ra được những giá trị khác, ngoài hình thái vật chất tự nhiên của chúng? Câu trả lời của chúng tôi: Tư bản chết là vì chúng ta quên mất (hay bởi chúng ta không hề biết) rằng việc biến một tài sản vật chất thành Tư bản – ví dụ như một ngôi nhà có thể được thế chấp để vay tiền tạo vốn cho một doanh nghiệp – là một quá trình hết sức phức tạp. Ta có thể so sánh điều này với lý thuyết của Albert Einstein, trong đó ông lấy ví dụ một viên gạch có thể giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ như một vụ nổ hạt nhân. Một cách tương tự, Tư bản trước khi được chúng ta biết đến, có khả năng chất chứa và giải phóng ra một nguồn năng lượng khổng lồ, nhờ vào hàng tỷ viên gạch mà những người nghèo khổ đã chất vào các công trình xây dựng của họ.