FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Ca khúc cho ngày 14.2 ( 2)

No Comments


Tú Minh và “Hãy cứ là tình nhân”
Tú Minh học chơi dương cầm từ khi lên 8 tuổi, rồi học nhạc cổ điển với nhạc sĩ Hồ Đắc Thủy Hoằng và học với nhạc sĩ Trần Trịnh một thời gian ngắn và với một số nhạc sĩ khác. Cô tốt nghiệp ngành kế toán và làm việc trong lĩnh vực này đã hơn 20 năm . Năm 2001, cô kết hôn với người chồng thứ hai là nhạc sĩ Trần Quảng Nam, tác giả của ca khúc “Mười năm tình cũ” nổi tiếng. Tú Minh cho biết cô đã bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi, khi mới biết yêu. “Hãy cứ là tình nhân” là nhạc phẩm đã làm cho cô nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và từ sáng tác rất thành công này, cô đã chuyển sang đề tài xã hội với ca khúc “Nhà trống quá chị ơi” nói về thảm cảnh những cô gái miền Tây phải lấy chồng xứ xa như Hàn Quốc, Đài Loan và đề tài tôn giáo với thiền ca “Có có không không”.
 Tú Minh & Chồng 

Cô đã sáng tác ca khúc “Hãy cứ là tình nhân” ngay sau khi cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ, nói lên nỗi khát khao giữ vẹn một tình yêu say đắm qua bao tháng năm. Tình yêu buổi ban đầu sẽ tàn lụi trong cuộc sống chung của vợ chồng, trong những sinh hoạt buồn tẻ, nhàm chán theo thói quen của mỗi ngày như nhà văn Ý Luigi Pirandello đã viết trong truyện ngắn “Vòng hoa”: “Đùa giỡn với tình yêu từ trên một ô cửa sổ khi người ta mới 18 tuổi là chuyện khác hẳn với việc sống trong thực tế phũ phàng hàng ngày, khi mà ngọn lửa tình đầu tiên đã dịu đi và sự buồn chán của chuỗi ngày, ngày nọ hết ngày kia, bắt đầu…”. Hai kẻ yêu nhau chỉ nên mãi mãi là tình nhân của nhau để có được những “tháng ngày hoa mộng, để hẹn hò yêu đương và khắc khoải chờ nhau”.

Ca khúc cho ngày 14.2 (1)

No Comments

Judy Collins và “Both sides now”
“Tôi chỉ còn nhớ những ảo ảnh của tình yêu
Và thật sự chẳng biết gì về tình yêu…”


Judy Collins sinh năm 1939 tại thành phố Seatttle, bang Washington, trải qua những năm tháng của thời thơ ấu tại thành phố Denver, bang Colorado. Cha cô là một người khiếm thị phụ trách những chương trình phát thanh, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với cô, giúp cô sớm làm quen với những ca khúc kinh điển của những nhạc sĩ như Cole Porter and Irving Berlin. 

Cuộc sống nhàn hạ: Con dao hai lưỡi ?

No Comments

Một câu chuyện quen thuộc: nhân viên mẫn cán cuối cùng thì cũng tới lúc nghỉ hưu, rồi sau đó bối rối tìm cách lấp đầy khoảng trống thời gian mỗi ngày.

Với những người mà mục đích sống chỉ gói gọn trong công việc chuyên môn thì cuộc sống không có việc làm sẽ là một cuộc đời u ám.

Andrew Yang, hiện là ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ và cũng là nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận tạo việc làm tên là Venture for America, nói tới một trong số những nỗi sợ phổ biến của tình trạng không có việc làm.


Ông nói: "Có thể thấy một cách rõ ràng thông qua các số liệu, qua trực quan chung, và từ trải nghiệm của mọi người, rằng có rất nhiều cảm thấy khổ sở vì không có việc làm. Chúng ta là những người rảnh rỗi; chúng ta ít làm thiện nguyện hơn cho dù có nhiều thời gian hơn. Chúng ta có xu hướng chơi trò chơi điện tử nhiều hơn, nhậu nhẹt nhiều hơn. Xã hội nói chung vận hành rất đơn điệu khi không có việc làm."

Niềm tin và đức tin tôn giáo của con người

No Comments

"Ta có thể lý giải được niềm tin và hành vi tôn giáo thông qua cách mà tâm trí của loài người vận hành," nhà nhân loại học người Pháp Pascal Boyer viết trong cuốn Religion Explained (Lý Giải Về Tôn Giáo).

Hãy xem xét một số thuộc tính tâm trí của con người, bắt đầu với một thứ gọi là Cơ Chế Nhận Biết Yếu Tố Siêu Nhạy Cảm (Hypersensitive Agency Detection Device - HADD).
HADD là thứ mà nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc nhận thức Justin Barrett gọi là niềm tin nội tâm và có tính bản năng. Nó luôn hoạt động trong não bộ của chúng ta ngay cả khi ta không nhận ra là nó đang hoạt động.


Thế còn đức tin mà chúng ta lĩnh hội được là những thứ chúng ta chủ động suy nghĩ tới.
Niềm tin nội tâm hình thành từ các công cụ tâm lý khác nhau, mà Barrett gọi là "các hệ thống suy luận trực giác".

Về cái sự học

No Comments

Sự học cần thiết cho cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chất. Mục đích của giáo dục chẳng những để đào luyện con người trở nên giỏi dang về kỹ năng (skill) mà còn tạo cho tâm hồn con người trở nên cao thượng hơn. Hình tội học (criminology) chứng minh là đa số những người liên hệ đến tội phạm có trình độ văn hoá kém, hoặc thuở nhỏ không được giáo dục đúng cách. Vì thế ngươì ta thường nói mở thêm một nhà trường sẽ giúp đóng cửa một nhà tù.” He who opens a school door, closes a prison” (Victor Hugo).
Đặc điểm của người có học vấn thường
(1)- Ít lo âu, vì người có văn hóa có thể tiên đoán được sự việc xảy ra và biết cách ứng phó. “Khi vui thì hãy vui nhưng đừng tự kiêu, khi tai họa đến thì phải lo nghĩ mà chớ buốn phiền”. Làm người phải biết tỉnh trí, đừng kinh, mới dễ dàng mưu sinh thoát hiểm. “Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu”. Người mà không biết lo xa, tai họa ắt sẽ gần kề.