FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Dễ hiểu vì đơn giản &...

No Comments


Sau đây là một bài viết dễ hiểu vì đơn giản & đậm " màu" Đại Thừa về Phật Giáo.

Mời các bạn coi nhé.

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.

Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.

Nghệ thuật "song âm": Chiếc cầu âm nhạc Á Âu

No Comments


N/s Nguyễn Lê Tuyên
 Ngày 3 tháng 10 năm 2010 , một buổi gặp gỡ âm nhạc có một không hai giữa hai dòng âm nhạc Âu Á đã diễn ra giữa tiếng Tây Ban Cầm của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đến từ Úc và nhạc sĩ Trần Quang Hải tại Paris.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải và nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên tại Paris hôm 03/10/2010.
Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên với kỹ thuật guitar mới nhất duotone và nhạc sĩ Trần Quang Hải với kỹ thuật oversing đã tạo cho buổi hòa âm này một sắc thái đặc biệt. Với bản nhạc "Các vị Thần của vùng cao Nguyên", nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đã dùng cách phối hợp hòa âm mới "Staccato-Harmonic duotone" để tạo cho bản nhạc có một cảm giác kỳ bí.

Kẻ khoác lác /..

No Comments


" Kẻ khoác lác giết con Sư Tử vắng nhà & sợ con Chuột trước mặt "-Ngạn ngữ Anh

   - "Khôn ngoan đến với sự lắng nghe, hối hận đến với sự ba hoa " - Ngạn ngữ Ý

Nhân dịp 30/4 !! : Nhạc trẻ Sài Gòn.

No Comments

Hoàng Anh Tuấn

Viết cho BBCVietnamese.com từ California

Elvis Phương và Rockin' Stars thuộc số những nghệ sĩ khuấy động phong trào nhạc trẻ Sài Gòn
Cái chết của nhà báo Trường Kỳ tại Canada đã gây xúc động mạnh mẽ và dẫn đến nhiều tưởng nhớ về một trong những nhân vật sướng khởi phong trào nhạc trẻ ở Sài Gòn thời kỳ trước 1975.
Lớn nhất tới nay là một tối tưởng niệm tổ chức bởi Nam Lộc và một số bạn bè tại Quận Cam ở California.
Mặc dù diễn ra vào một tối trong tuần, buổi tưởng nhớ thu hút hàng trăm người tham dự chen chúc xem và kéo dài bốn tiếng đồng hồ với nhiều chia sẻ và ca hát từ những bạn bè và người cộng sự trong phong trào nhạc trẻ ngày xưa.
Ngoài ra, trên mạng và báo chí đã có in nhiều cảm nhận tốt đẹp về cuộc đời Trường Kỳ, mất đi đúng một tuần trước ngày sinh nhật sáu mươi bốn tuổi của mình. Đọc những bài viết về người quá cố, người viết chú ý vài bài nhắc đến liên hệ chặt chẽ giữa phong trào nhạc trẻ và chiến tranh Việt Nam. Trong bài thông tin trên báo Thanh Niên trong nước, nhà thơ và tác giả truyện ngắn Hà Đình Nguyên ghi nhận công lao Trường Kỳ hết mình gây dựng phong trào nhạc trẻ.
Giữa bài ông thêm nhận xét rằng nhạc trẻ là một hành thức phản chiến. Theo ông Nguyên, lớp trẻ Sài Gòn vào thời gian này có "tâm lý 'sống vội, chơi hết mình'" vì họ "sợ ngày mai phải ra chiến trường." Vì lý do này, phong trào Hippy cũng như nhạc trẻ là "hành thức phản chiến tích cực nhất."

Nhận định này cũng thể hiện trong một bài viết từ tác giả Luân Hoán, một người bạn thân của người quá cố tại Montreal, đã in trong quyển Dựa Hơi Bạn Bè, Tập 2 hai năm về trước. Luân Hoán đánh giá cao việc làm của Trường Kỳ, nhưng cũng nhận xét rằng "phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, theo tôi, là một hình thức phản chiến cao cấp nhất, và đã có kết quả khả quan."

Cũng là người sáng tác văn thơ như Hà Đình Nguyên, nhưng Luân Hoán là một người chiều hướng tư tưởng chống cộng sản. "Cái hơn của miền Nam là tự do," ông viết, "Nhưng những bước chân quá đà của những người thụ hưởng tự do nhiều khi rất tai hại." Ông còn nói thêm là "sự thất thủ của Sài Gòn một phần do giới lãnh đạo, nhưng quần chúng không thể hoàn toàn phủ nhận sự góp tay gián tiếp của mình." Nói cách khác, phong trào nhạc trẻ được phổ thông là vì tự do của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng vô tình gián tiếp làm lợi cho kẻ thù của chế độ.

30/4, ngày suy ngẫm ?

No Comments


Tôi ước mong ngày này trở thành “Ngày suy ngẫm” của dân tộc. Suy ngẫm về chiến thắng, về hận thù, về hòa giải, về khoan dung với đồng tộc của mình, vượt lên trên vô thức và định kiến vốn đã đầy ắp trong mỗi con người, vượt lên trên bất đồng chính kiến.
Hà Nội, Chủ nhật, 26 tháng 4 năm 2015. 
Ký ức về cuộc chiến 
Tôi sinh ra trong một gia đình cha mẹ là những đảng viên cộng sản tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Những người như cha mẹ tôi là thiểu số trong đại gia đình hai bên. Đa số họ ở lại miền Nam. Và rồi Tổng tuyển cử không diễn ra như dự kiến do Hiệp định Geneva bị phá vỡ. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, Bắc và Nam. Cơ hội thống nhất trong hòa bình đã bị bỏ lỡ.
Tuổi thơ của tôi trải qua toàn bộ thời kỳ chiến tranh mà đối với miền Bắc Việt Nam là hai giai đoạn Mỹ ném bom, lần thứ nhất là từ 1964 đến 1968, và lần thứ 2 là từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, đánh dấu bằng thất bại của chiến dịch rải thảm B52 của Mỹ, với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.