Nghệ thuật "song âm": Chiếc cầu âm nhạc Á Âu | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Nghệ thuật "song âm": Chiếc cầu âm nhạc Á Âu

No Comments


N/s Nguyễn Lê Tuyên
 Ngày 3 tháng 10 năm 2010 , một buổi gặp gỡ âm nhạc có một không hai giữa hai dòng âm nhạc Âu Á đã diễn ra giữa tiếng Tây Ban Cầm của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đến từ Úc và nhạc sĩ Trần Quang Hải tại Paris.

Nhạc sĩ Trần Quang Hải và nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên tại Paris hôm 03/10/2010.
Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên với kỹ thuật guitar mới nhất duotone và nhạc sĩ Trần Quang Hải với kỹ thuật oversing đã tạo cho buổi hòa âm này một sắc thái đặc biệt. Với bản nhạc "Các vị Thần của vùng cao Nguyên", nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đã dùng cách phối hợp hòa âm mới "Staccato-Harmonic duotone" để tạo cho bản nhạc có một cảm giác kỳ bí.

Kỹ thuật "Staccato-Harmonic duotone" hay còn gọi là kỹ thuật "Đồng song âm họa ba ngắt" là một kỹ thuật mới nhất trong thế giới âm nhạc Tây Ban Cầm mà ông đã khám phá ra năm 1996 và chính thức trình bày tại Darwin International Guitar Festival năm 2007 ở Úc.
Đây là một kỹ thuật tạo ra hai âm thanh trên cùng một dây đàn khi chạm nhẹ vào những vị trí đặc biệt. Âm thanh mới này sẽ có hai âm sắc khác nhau gồm 1 âm harmonic tức họa ba và 1 tiếng guitar thường. Mỗi âm mới này sẽ có cao độ và cường độ khác nhau, trong đó tiếng staccato  sẽ bị ngắt đi và tiếng harmonic sẽ ngân dài. Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên giải thích về kỹ thuật này như sau:

Trong đàn guitar có âm "la", âm "la" này thật ra nó là cộng hưởng của nhiều âm khác nhau, đó là ngăn số 5 của dây số 6. Cũng tại ngăn số 5 này nếu tôi đánh một kỹ thuật mới là kỹ thuật "harmonic" thì các bạn sẽ nghe được là nốt "mi". Hai âm sắc hoàn toàn khác nhau. Trên nguyên tắc không thể đánh cùng 1 lúc vì nó ở cùng 1 ngăn. Với kỹ thuật mới của tôi các bạn sẽ có thể nghe 2 tiếng cùng 1 lúc.

Nguyen-Le-Tuyen-tai-Paris-250.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên tại Paris hôm 03/10/2010.
Nhạc phẩm "Nocturn" tức "Dạ khúc" được trình diễn lần đầu tiên tại đại hội guitar thế giới lần thứ 7 thể hiện rõ sự khác biệt về kỹ thuật mới này. Theo nguyên lý âm nhạc, hai nốt này không thể phối hợp với nhau được vì cả hai nốt đều cùng ở chung 1 vị trí. Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên sẽ dùng kỹ thuật "Staccato harmonic Duotone" để phối hợp hai âm thanh lại với nhau.

Ngày 3 tháng 10 năm 2010 tại Paris đã có một buổi gặp gỡ kỳ thú giữa kỹ thuật đồng song âm (duotone) của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên và nghệ thuật đồng song thanh (diphonic) của nhạc sĩ Trần Quang Hải. Điểm đặc biệt là cả hai kỹ thuật này đều do chính họ khám phá.

Nhạc cụ đặc biệt của nhạc sĩ Trần Quang Hải là hai chiếc muỗng. Ông sử dụng kỹ thuật này từ năm 6 tuổi. Từ hai chiếc muỗng kết hợp với 2 ngón, 3, 4, 5 ngón và bằng cạnh bàn tay, lòng bàn tay…v.v…ông đã tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.

Hai chiếc muỗng của nhạc sĩ Trần Quang Hải và chiếc đàn Tây Ban Cầm của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đã tạo ra một bản hòa âm độc đáo.
Buổi gặp gỡ âm nhạc này được sự hình thành do chương trình giao lưu văn hóa giữa tòa đại sứ Úc và Pháp. Ông Thái Sơn, trưởng ban tổ chức cho biết cảm tưởng của ông:
"Một người Việt Nam quốc tịch Úc là nhạc sĩ Lê Tuyên, và 1 người quốc tịch Pháp gốc Việt Nam là Trần Quang Hải đã phối hợp với nhau với sự ủng hộ của chính phủ Úc để đưa ra 1 chương trình như vậy. Thật là đáng hãnh diện cho người Việt Nam."
Ông Thái Sơn, trưởng ban tổ chức

Tôi thấy rất là đẹp, tôi có cảm tưởng như là tôi đang ở trên Tây nguyên, được nghe dưới ánh lửa bập bùng tiếng nhạc gồng chiêng của người Tây nguyên được đàn trên cây đàn guitar và còn tiếng gió, tiếng chim kêu, vượn hú tuyệt vời và tôi đã hãnh diện.
Một người Việt Nam quốc tịch Úc là nhạc sĩ Lê Tuyên, và 1 người quốc tịch Pháp gốc Việt Nam là Trần Quang Hải đã phối hợp với nhau với sự ủng hộ của chính phủ Úc để đưa ra 1 chương trình như vậy. Thật là đáng hãnh diện cho người Việt Nam.

Buổi hòa âm kết thúc trong sự nuối tiếc của mọi người. TA xin chia tay với quý vị trong tiếng chim kêu, vượn hú hòa lẫn với tiếng nhạc của núi rừng Tây Nguyên.#

Các bạn sẽ hiểu hơn về anh và nghệ thuật các bạn sau khi  ĐỌC BÀI VIẾT NÀY
-  (Tường trình từ Paris)- Sưu tầm & chỉnh sửa.
****

Giờ, thân mời các bạn nghe 1 bản được anh trình bày với nghệ thuật này và cách lên dây đàn ghi ta ..khác lạ. ( E G# D G C E)



Thân mến ! 
 

Comments