Theo luật tự nhiên , bất cứ một người bình thường nào, khi thật sự có ý muốn lập gia đình, cũng đều ý thức và hoạch định sẽ thành lập một gia đình đầm ấm, hạnh phúc với một vợ, một chồng và với những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Vậy mà tại sao lại tan vỡ dở dang?
Để hôn nhân gia đình bền vững.
Theo luật tự nhiên , bất cứ một người bình thường nào, khi thật sự có ý muốn lập gia đình, cũng đều ý thức và hoạch định sẽ thành lập một gia đình đầm ấm, hạnh phúc với một vợ, một chồng và với những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Vậy mà tại sao lại tan vỡ dở dang?
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ TAN VỠ TRONG GIA ĐÌNH
Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái.
Theo luật tự nhiên , bất cứ một người bình thường nào, khi thật sự có ý muốn lập gia đình, cũng đều ý thức và hoạch định sẽ thành lập một gia đình đầm ấm, hạnh phúc với một vợ, một chồng và với những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Vậy mà tại sao lại tan vỡ dở dang?
Mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Gia đình này tan vỡ vì những lý do này, gia đình khác lại tan vỡ vì những lý do khác, gần như không có một hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào. Tác giả với những kinh nghiệm làm việc muốn chia sẻ với những gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn, bằng cách trình bày những yếu tố, những lý do có thể đưa đến cho hai vợ chồng trong một gia đình đang đầm ấm vui vẻ, những rạn nứt, những xung đột và cuối cùng phải tan vỡ.
1. Tình yêu và thực tế.
Khi một người yêu và được yêu, họ cảm thấy hạnh phúc, họ tưởng rằng với hạnh phúc đang có trong tình yêu đó, họ có thể vượt qua mọi trở ngại lớn nhỏ trong đời sống. Trong tình yêu, họ nghĩ rằng những khó khăn, vấn đề chỉ là những yếu tố bên ngoài, chưa bao giờ họ có thể tưởng nghĩ được rằng những khó khăn, vấn đề sẽ đến từ người họ yêu thương.
Vì sao đại dịch Covid-19 khiến nhiều cặp vợ chồng đổ vỡ
Họ chưa bao giờ bàn về việc chia tay trước khủng hoảng virus corona, nhưng trong trận đại dịch, hôn nhân của họ đã trở nên cay đắng.
"Tôi căng thẳng hơn, và tất cả mọi thứ chỉ cứ dồn thêm vào, và chúng tôi quyết định có thể là ly thân thử nghiệm," cô Turner, một nhân viên hỗ trợ dịch vụ xã hội cho trẻ em ở Suffolk, Anh, nói. "Rất nhanh chóng, chúng tôi nhận ra rằng việc ly thân sẽ kéo dài lâu hơn thế."
Tại sao người ta cần kết hôn?
Đã có một thời, kết hôn là cách duy nhất để biến một người dân thường trở thành một thành viên của xã hội thượng lưu. Còn ngày nay, kết hôn là sự tự nguyện. Cha mẹ không còn có quyền "đặt đâu con ngồi đấy". Ông chủ không đòi điều kiện "đã kết hôn" trong đơn xin việc của nhân viên nữa.
Từ ‘bà cô không chồng’ dần dần mất đi sự cay đắng, phân biệt giới tính và kì thị. Không ai còn gọi một đứa trẻ không cha là một kẻ xấu xa. Vậy thì vì lý do gì mà người ta vẫn kết hôn?
Đây là một câu hỏi hiển nhiên. Tuy nhiên với tôi nó chệnh trọng tâm. Hôn nhân không còn là bắt buộc. Vai trò của người vợ, người chồng đã mất dần đi sự cứng nhắc của nó. Cơ hội để chúng ta điều chỉnh cam kết hôn nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng mỗi người lớn hơn bất cứ khi nào trước đây.
‘Đám cưới’ mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là ‘cam kết’. Nó không còn là việc đặt hai chữ ‘chúng ta’ lên trước chữ ‘tôi’ để rồi phải đối diện với tương lai mà ‘chúng ta’ – bị ràng buộc vào nhau bởi tờ giấy kết hôn - trở thành những vận động viên tham gia cuộc chạy thi với ba chân.
Chúng ta sẽ chạy cuộc đua đó như thế nào? – câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên có một thực tế không bao giờ thay đổi đó là hôn nhân là sự nâng cấp của một mối quan hệ mà ở đó mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ, cân nhắc về cái chung hơn là chỉ cho riêng bản thân mình. Giá trị của điều này phải chăng là rất hiển nhiên?
Một thói quen xưa nhưng lại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý, đó là việc gọi đối tượng là ‘vợ hoặc chồng’.
Đàn ông.
Người ta thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tuy nhiên trong trận chiến bảo vệ hạnh phúc gia đình, dường như chị em chưa chịu tìm hiểu bản chất sinh học của người đàn ông. Vì thế trong nhiều trường hợp, cách hành xử của chị em tuy đúng đắn nhưng có lẽ chưa đầy đủ.
Từ trước Công nguyên, một nhà hiền triết phương Tây đã viết, người là loài động vật biết tư duy. Ngày nay khoa học khẳng định chắc chắn rằng, bản chất con người do di truyền và xã hội quyết định, với tỷ lệ tương ứng là 50%-50%. Bài viết này xin bàn về khía cạnh sinh học của việc ngoại tình ở người đàn ông, với hy vọng nó có thể giúp chị em hiểu thêm và thông cảm với thói “vô đạo đức” này. Và nếu qua đó chị em “trăm trận trăm thắng” thì người viết thật vui mừng khôn xiết!
Trước tiên xin nhấn mạnh rằng, người viết chỉ bàn về khía cạnh sinh học của vấn đề mà thôi. Các khía cạnh luân lý, đạo đức, xã hội, văn hóa… xin được nhường cho các tác giả khác.
Mariah Carey tự truyện - Phía tối tâm hồn nghệ sĩ
Ở tuổi ngũ tuần, diva R&B/pop Mariah Carey ra mắt cuốn tự truyện “The Meaning of Mariah Carey” (Ý nghĩa của Mariah Carey) phơi bày nhiều góc khuất về đời sống riêng tư và sự nghiệp. Ba mươi năm đứng trên sân khấu, cuốn tự truyện đã trải lòng về nỗ lực thoát khỏi quá khứ tối tăm, phân biệt chủng tộc với nữ nghệ sỹ da màu.
Vết sẹo của phân biệt chủng tộcSinh ra trong một gia đình bố người Mỹ gốc Phi, mẹ da trắng Mỹ gốc Ailen, tuổi thơ của giọng ca Without You đắm chìm trong bạo lực và thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Nữ ca sỹ lớn lên trong khu Long Island của Huntington và gia đình cô chuyển nhà tới 13 lần.
30/4, ngày suy ngẫm ?
Tìm hiểu về nhân duyên vợ chồng
Trà my
Nguồn Sưu Tầm : Nuôi Con.
Văn Phụng / Châu Hà.
Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ, một trong những bí nhiệm đời sống một con người là tình yêu. Tình yêu có thể dẫn tới hôn nhân hay không, theo tôi, lại là một bí nhiệm khác của Thượng đế. Nó nằm ngoài ta, như những cõi giới mà chúng ta không hiểu được.
Cuộc tình giữa Văn Phụng / Châu Hà, với tôi, là điển hình. Như một thí dụ cụ thể.
Căn cứ theo bài viết của các tác giả như Lê Quốc Thanh, Lê Minh - Vũ Tuấn Bảo cùng một vài bài viết khác thì, trước năm 1954, ở Hà Nội, tình yêu đã sớm đến với họ, khi nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà còn rất trẻ. Những người biết chuyện cho rằng, đó kết hợp không thể đẹp hơn, của một đôi trai tài và gái sắc.
Với Châu Hà, ngoài nhan sắc, còn là tiếng hát uy lực nhất để rao giảng những ca khúc viết về tuổi trẻ, tình yêu, quê hương và đất nước của một Văn Phụng, nhạc sĩ.
Nhưng nếu lộ trình nhân gian bằng phẳng y cứ trên những thuận lý, có dễ chúng ta khó hy vọng có được những tác phẩm bất hủ như “Suối tóc, “Tôi đi giữa hoàng hôn,” “Yêu,” hay “Chán nản” hoặc “Em mới biết yêu đã biết sầu” vân vân…Quan niệm “xứng ca vô loài” của thân phụ nhạc sĩ Văn Phụng thời đó, đã như một nhát chém tàn khốc của định mệnh ố tài! Hiểu rõ, cuộc tình đầu đời mình, đã gặp phải bức tường thành kiến khắc nghiệt, Châu Hà lặng lẽ rời bỏ Hà Nội. Lập gia đình sau đấy. (Một hình thức nín lặng. Vùi chôn đời mình.)
Văn Phụng.
Văn Phụng
Chắc chắn, không phải ai cũng biết về tác giả của bài ca đó...&
Mại dâm & bất bình đẳng xã hôi.
Tình dục là nhu cầu bản năng nhưng cũng rất nhân văn của con người. Nam có, nữ có, và có một sự thật mà trước đây không mấy người để tâm: Nhu cầu tình dục của nữ thường cao hơn nam. Đặc tính sinh học riêng đã giúp cho người nam nhận được sự thỏa mãn lớn hơn nữ nhiều. Đã thế, xã hội nam quyền còn tạo ra những dịch vụ luôn sẵn sàng làm hài lòng họ. Nếu không hạnh phúc trong chuyện phòng the với người tình, nam giới có thể tìm đến mại dâm, nữ giới thì ít khả năng hơn. Sự bất bình đẳng về thỏa mãn tình dục đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
Những cô gái mại dâm không được thỏa mãn về tình dục. Họ phải lao động. Lao động tình dục và thưởng thức tình dục là hai ý niệm hoàn toàn khác nhau. Như nhiều công việc khác, lao động tình dục cũng mệt mỏi và căng thẳng, đòi hỏi những kỹ năng chuyên biệt, nhiều khi phải đào tạo mới thành.
OHANN STRAUSS - Báo Thù Bằng Nhạc
Kim Dung là một tác giả oái oăm.
Ranh ngôn.
Trí tuệ - tri thức
* Người khôn và kẻ ngốc luôn luôn là điều bí ẩn đối với nhau.
* Người thông minh không phải là người đọc nhiều mà là người hiểu được nhiều từ những điều đã đọc.
* Kiến thức càng mang tính khoa học cơ bản thì càng khó áp dụng vào thực tế.
* Đi học muộn cũng có cái lợi vì nó góp phần làm giảm nạn kẹt xe.
* Cuộc sống, đó không phải là những gì ta muốn mà là những gì ta có thể kiếm được.
* Cái chính yếu luôn nằm ở giữa...
* Tất cả những vật không thể bẻ cong được thì sẽ bị bẻ gẫy.
* Vết thương nặng nề và khó chạy chữa nhất, đó là đổ vỡ lương tâm.
* Nếu ngoài chợ không còn trật tự thì có nghĩa là luật pháp đã chuyển sang cơ chế thị trường.
Trịnh Công Sơn: 300 BỨC THƯ TÌNH GỬI MỘT NGƯỜI
Dao Ánh & TCS |
Có nhiều huyền thoại mang tên Trịnh Công Sơn, và “tình sử” của người nhạc sĩ mỗi ngày được hé lộ nhiều sự thật. Trịnh Công Sơn mang đi quá nhiều bí mật, nhưng vẫn còn những bí mật của anh được “người trong cuộc” cất giấu và gìn giữ. Những bức tình thư anh gửi cho một người sau hơn 40 năm đã được công bố. Khi đọc những bức thư này, tôi bỗng nhớ những câu thơ muốt lòng của Eptusenco do Bằng Việt chuyển ngữ:
Cho đến khi con người ấy chết đi
Thì cũng chết theo luôn sắc tuyết đầu lóng lánh
Những khám phá trong đời, cái hôn, trận đánh
Đều xoá hết theo anh, không sót lại gì !
-
Quy luật thiên nhiên thẳng thừng, khắc nghiệt
Mỗi con người ra đi- một thế giới mất đi
Ta hay nhớ bề ngoài, đặc điểm trần gian, xương thịt
Nhưng thực chất sâu xa, ta nắm bắt được gì?
-
Cho đến anh em ruột thịt, bạn bè
Đến cả mẹ cha ta, cả người yêu duy nhất
Chúng ta tưởng biết kỹ càng, sâu sắc
Nhưng thử hỏi thực tình, ta đã biết gì đâu?
Chiến tranh Ukraine, Nga dùng quân Chechnya, Ukraine có vấn đề lịch sử ?
Kế hoạch hậu chiến dường như đã được Tổng thống Nga Putin dự liệu ngay từ trước 'hoạt động quân sự đặc biệt', theo cách gọi của ông về chiến tranh Ukraine.
Trong các cánh quân Nga đánh vào lãnh thổ Ukraine, video của kênh truyền hình Novaya Gazeta Moscow có trình chiếu cảnh hàng ngàn binh sĩ Chechen tập hợp quanh Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo độc tài của một nước cộng hòa đa số là người Hồi giáo ở Caucasus, một thành viên của Liên bang Nga.
Cuộc chiến tranh Chechnya hẳn chưa đi vào quên lãng với vùng đất Bắc Caucasus bất ổn. Trái ngược với Ukraine, Caucasus là mảnh đất nghịch thù với Đế chế Nga liên tục trong các giai đoạn 1785, 1791, 1864, 1922, 1944 và gần đây nhất vào các năm 1996, 2009.
Tình yêu & Đạo Phật.
Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.
Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.
Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.
Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.
Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ "đói" thương, "đói" hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.
Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc."Hỉ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công."Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có "từ bi hỉ xả không"? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: "Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?..." Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ "từ bi hỉ xả"?
Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái.
Tâm Linh Cây Cỏ & Con Người.
Nghĩ về cái chết để làm cuộc đời tốt đẹp hơn.
"Từ 'chết' không được nói ra ở New York, Paris, London vì nó khiến đôi môi bỏng rát," nhà thơ và nhà tiểu luận người Mexico Octavio Paz viết như vậy vào thập niên 1950.
Nhưng với người vốn thường nói và tụng ca cái chết trong Lễ Hội Người Chết hàng năm - thì "đó là một trong những đồ chơi ông yêu thích và là tình yêu kiên định nhất của ông".
Nói thế thì có vẻ hơi quá, thậm chí là vào thời đó, nhưng cách ví von này làm dấy lên vai trò của cái chết trong nghệ thuật sống.
Văn hóa phương Tây đã phát triển nhiều cơ chế để ngăn cản ta tiếp cận cái chết của bản thân. Ngành quảng cáo nói rằng ta sẽ mãi mãi trẻ trung, ta tránh không nói về cái chết với con cái, và ta đẩy người già vào nhà dưỡng lão để khuất mắt mà không cần nghĩ ngợi.
Toàn cảnh về mâu thuẫn tôn giáo
Bài gồm 3 phần, nếu thấy quá dài thì mỗi lần nên đọc một phần.