FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Ba nguyên nhân suy thoái đạo đức và xuống cấp văn hóa trong xã hội Việt Nam, từ góc nhìn lịch sử – văn hóa

No Comments

Nguyễn Trọng Bình
 Thời gian qua, có nhiều ý kiến luận bàn nhằm lý giải nguyên nhân của vấn đề “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” trong xã hội Việt Nam hiện nay. Từ góc nhìn lịch sử-văn hóa, người viết bài này mạo muội tiếp lời và đi vào mổ xẻ cụ thể hơn những vấn đề trên. 
1. Nguyên nhân thứ nhất: sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa
1.1 Nước Việt Nam trước khi có mặt của người Pháp là một đất nước mà mọi vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, thể chế văn hóa đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc từ Trung Hoa trong đó nổi bật nhất là học thuyết Nho giáo của Khổng Tử.
Khi người Pháp đặt chân lên và dần dần thiết lập sự thống trị trên toàn lãnh thổ thì như một lẽ tất yếu xã hội đã xảy ra những “va chạm”, “xung đột” trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân. Xã hội Việt Nam từ đây chính thức bị phân hóa thành hai xu hướng kéo dài cho đến tận ngày nay. Xu hướng cổ vũ và ủng hộ văn hóa phương Tây và xu hướng lên án văn hóa phương Tây, ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa có tính “truyền thống”. Đây có thể xem là “sự xáo trộn và mất ổn định” hay nói cách khác là sự “đứt gãy”loạn chuẩn (mực) văn hóa đầu tiên trong xã hội Việt Nam.

Tự cù mình ?

No Comments


Nói chung là con người ta không thể tự mình cù mình được, theo David Robson, và lý do của điều này cho ta biết những điều đáng ngạc nhiên về não bộ và sự tỉnh táo của con người.
Nếu bạn muốn chứng minh được một vài điều bí ẩn nhất của não bộ con người thì tất cả những gì bạn cần chỉ là một cái chổi lông nhỏ và đôi bàn chân của bạn.
Hãy ngồi xuống, bỏ giày và tất ra, rồi lấy cái lông chim cọ nhẹ vào lòng bàn chân.
Rồi nói một người bạn, hoặc một ai đó làm tương tự như thế vào chân bạn.
Với đại đa số mọi người, bạn sẽ thấy thản nhiên như không trong tình huống đầu tiên, nhưng lại rất buồn cười trong trường hợp sau. Tại sao vậy?

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái.

No Comments


Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.  
TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.  - See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/10/10/giai-ma-thanh-cong-cua-israel-va-nguoi-do-thai/#sthash.IbM1U743.dpuf
Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.
Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như:
1. Tại sao chỉ chiếm một phần nhỏ của dân số thế giới, nhưng người Do Thái lại có sự thông tuệ vượt thời gian, hơn hẳn các dân tộc khác trên thế giới? Nếu tính theo chỉ số IQ, chỉ số trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới. Tuy mức chênh lệch IQ chỉ là 10, nhưng tỷ lệ thiên tài trong nhóm những người có IQ 110 cao hơn nhóm có chỉ số IQ 100 tới 120-150 lần!
2. Phải chăng người Do Thái có “gien” thông minh hơn người và “gien” này được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác?

Giáo dục...

No Comments


Giáo dục có rễ rất đắng nhưng quả rất ngọt ! 

                                                                     ???

Bí quyết trẻ mãi là mỗi ngày học thêm một điều mới!

                                                                    A. Solon

Đối tượng của giáo dục không phải là tạo ra máy móc, mà là tạo ra con người !

                                                                    P. Janet





Vì sao không ai nhận ra sự đặc biệt của bạn?

1 Comment


Câu trả lời khá đơn giản. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng họ mới là người đặc biệt. Bạn không thể kiếm ra nổi một người, rất là khó, để tìm ra một người bình thường. Mọi người đều nghĩ họ là ai đó quan trọng, một cách có ý thức hoặc vô thức.