FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Chuyện vui tuyển dụng : Không thể chối từ

No Comments


Một doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu tuyển dụng nhân viên văn phòng. Họ treo một tấm biển ngoài cửa sổ trụ sở công ty, có ghi hàng chữ: “Tuyển dụng – Mọi ứng viên đều có cơ hội nếu đánh máy thạo, sử dụng tốt máy tính và biết một ngoại ngữ”.
Một con chó hoang đi qua trụ sở công ty nhìn thấy bảng quảng cáo liền đẩy cửa đi vào. Nó ngước nhìn người lễ tân, vẫy đuôi, bước lại chỗ tấm biển và kêu rít lên.
Hiểu ý, người lễ tân liền gọi trưởng phòng tới. Ông ta cực kỳ ngạc nhiên khi biết ứng viên là một con chó. Tuy nhiên, vì vị khách bốn chân này có vẻ rất quyết tâm, ông vẫn cho nó vào phòng riêng để phỏng vấn. Đầu tiên, ông từ chối:
- Một chú cún con không thích hợp cho vị trí này. Công việc đòi hỏi ứng viên phải biết đánh máy.
Con chó chạy lại chỗ máy chữ và soạn thảo một lá thư hoàn chỉnh. Nó lấy tờ giấy ra và chạy lại đưa cho ông trưởng phòng rồi nhảy lên ghế ngồi chễm chệ.
Ông trưởng phòng choáng váng nhưng vẫn tìm lý do khác:

Nền giáo dục vui tính.

No Comments



Giống như hầu hết các bạn hôm nay, tôi có may mắn được làm học trò từ bé. Và chính hôm nay, may mắn thay, tôi vẫn được làm học trò, vẫn đi học thêm những cái mình thích học trong thể thao, âm nhạc… Rồi tôi cũng đã làm thày giáo ở trường đại học đôi chút ở quê nhà, gần nhất là tí chút hè năm nay. Và tôi cũng đã làm thày giáo một thời gian ở trường đại học xứ ngoài, ở Paris. Cho nên những kỉ niệm thày trò đan nhau thật chồng chéo, nhiều hương vị, nhiều thứ chung nhau, mà nhiều thứ cũng thật khác nhau mênh mang.
Học trò ở ta khi nhỏ thấy thế giới thày cô thật xa vời. Nền giáo dục xưa thì chỉ có thày. Cô là mãi gần đây. Cô chính là thày, thày giáo nữ.
Chữ thày trong tiếng ta chính là “bố”. Trong nhà xưa có thể gọi bố mẹ là “thày bu”, xưng là con hoặc em. Khi đến lớp (hoặc thày đến nhà dạy), thày thay mặt bố mà dạy con, nên quan hệ tiếp tục là “thày – con” hay “thày – em”. Nhưng sau này người ta không gọi giáo viên nữ là “bu”, không biết có nên đáng tiếc việc đó hay không? Một chữ là ơn thày, nửa chữ là nhờ thày. Trẻ phải kính thày như kính cha. Cha xử con chết, con không chết là đồ bất hiếu.

Acoustic.

No Comments


Acoustic là tên thể loại nhạc được trình diễn bằng ít nhạc cụ & ít hoặc không sử dụng thiết bị điện tử. Ngoài ra, kỹ thuật thu âm thể loại nhạc này thiên về sự chi tiết, mềm mại  và không chỉnh sửa gì cả. Vì vậy, ca sỹ hát thể loại này thường trình độ không thấp, chất giọng mượt mà.

 Vì thế, khi nghe người nghe như  không còn thấy khoảng cách giữa người nghệ sĩ và nhạc cụ, bạn sẽ thấy được cảm xúc như đang trò chuyện bằng âm nhạc đích thực - âm thanh của tự nhiên.

Và để nghe thể loại nhạc này hay, người ta thường nghe về đêm hoặc không gian có tiếng ồn nền thấp

Có nhiều người hiểu nhầm âm nhạc Acoustic là nhạc chỉ gồm guytar thùng và ca sỹ, thực ra có thể có thêm các nhạc cụ khác như piano, violin thậm chí cả trống ( thường là trống jazz) .

NGHĨ VỀ NHẠC TRỊNH .

No Comments

 
Có cả 1001 bài viết về nhạc Trịnh.
& đây là bài viết thứ 1002 !! được mình sưu tầm từ blog BS Hồ Hải.
(bài được viết từ năm 2011)
Tối qua, vừa về đến nhà, ông bạn đồng nghiệp ở tỉnh gọi điện bảo mình xem chương trình nhạc Trịnh 10 năm sau khi về với đất. Thực lòng mà nói, vợ chồng mình trái ngược nhau về thưởng thức nhạc Trịnh theo thời gian. Khi còn trẻ mình thích nhiều bài hát của Trịnh, bà xã thì lại không thích. Nhưng khi xế chiều, mình lại chỉ còn thích có vài bài của Trịnh, trong khi đó bà xã lại thích nhiều bài. Khi trẻ mình thích Trịnh với các ca sĩ nghiệp dư hát với giọng họng, đặc chủng cho từng ca sĩ, bà xã lại chê. Nhưng bây giờ, bà ấy lại thích các ca sĩ nghiệp dư hát Trịnh, còn mình thì mình lại thấy, hát như Anh Bằng hát đêm qua bản Sóng về đâu lại mới mẻ và hay hơn các ca sĩ nghiệp dư. Tiếc rằng để tìm một clip trên mạng cách thể hiện của Anh Bằng cho Sóng về đâu thì không có. Vì theo như Anh Bằng nói: "Đây là lần đầu tiên được hát trọn một bài của chú Trịnh Công Sơn".

Anh ngữ tiến hóa ra sao ?

No Comments

Bản tiếng Anh thời Trung Cổ
Từ nào càng dùng nhiều thì càng chậm bị đào thải
Bằng công nghệ dựng mô hình trên máy điện toán, các nhà khoa học vừa công bố họ tìm thấy một số từ cổ nhất trong tiếng Anh.
Các nhà nghiên cứu từ đại học Reading nói các từ như "I", "we", "two" và "three" thuộc vào nhóm những từ cổ đại, từ khoảng hàng chục ngàn năm trước.
Các mô hình máy tính của họ phân tích mức độ thay đổi ngôn từ trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có cùng quá khứ phát triển.
Nhóm nghiên cứu nói hệ thống này có thể dự đoán được một vài từ sẽ bị biến mất, ví dụ như "squeeze", "guts", "stick" và "bad".
"Chúng tôi dùng máy tính để áp dụng một loạt các mô hình để xem từ ngữ biến hóa với tốc độ như thế nào", Mark Pagel là chuyên gia về sinh vật tiến hóa ở đại học Reading nói.
"Chúng tôi nghiên cứu rất rộng cho nên cần rất nhiều phép tính, và kết quả là chúng tôi có thể ước đoán những gì sẽ bị thay thế theo thời gian".