FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Acoustic.

No Comments


Acoustic là tên thể loại nhạc được trình diễn bằng ít nhạc cụ & ít hoặc không sử dụng thiết bị điện tử. Ngoài ra, kỹ thuật thu âm thể loại nhạc này thiên về sự chi tiết, mềm mại  và không chỉnh sửa gì cả. Vì vậy, ca sỹ hát thể loại này thường trình độ không thấp, chất giọng mượt mà.

 Vì thế, khi nghe người nghe như  không còn thấy khoảng cách giữa người nghệ sĩ và nhạc cụ, bạn sẽ thấy được cảm xúc như đang trò chuyện bằng âm nhạc đích thực - âm thanh của tự nhiên.

Và để nghe thể loại nhạc này hay, người ta thường nghe về đêm hoặc không gian có tiếng ồn nền thấp

Có nhiều người hiểu nhầm âm nhạc Acoustic là nhạc chỉ gồm guytar thùng và ca sỹ, thực ra có thể có thêm các nhạc cụ khác như piano, violin thậm chí cả trống ( thường là trống jazz) .

NGHĨ VỀ NHẠC TRỊNH .

No Comments

 
Có cả 1001 bài viết về nhạc Trịnh.
& đây là bài viết thứ 1002 !! được mình sưu tầm từ blog BS Hồ Hải.
(bài được viết từ năm 2011)
Tối qua, vừa về đến nhà, ông bạn đồng nghiệp ở tỉnh gọi điện bảo mình xem chương trình nhạc Trịnh 10 năm sau khi về với đất. Thực lòng mà nói, vợ chồng mình trái ngược nhau về thưởng thức nhạc Trịnh theo thời gian. Khi còn trẻ mình thích nhiều bài hát của Trịnh, bà xã thì lại không thích. Nhưng khi xế chiều, mình lại chỉ còn thích có vài bài của Trịnh, trong khi đó bà xã lại thích nhiều bài. Khi trẻ mình thích Trịnh với các ca sĩ nghiệp dư hát với giọng họng, đặc chủng cho từng ca sĩ, bà xã lại chê. Nhưng bây giờ, bà ấy lại thích các ca sĩ nghiệp dư hát Trịnh, còn mình thì mình lại thấy, hát như Anh Bằng hát đêm qua bản Sóng về đâu lại mới mẻ và hay hơn các ca sĩ nghiệp dư. Tiếc rằng để tìm một clip trên mạng cách thể hiện của Anh Bằng cho Sóng về đâu thì không có. Vì theo như Anh Bằng nói: "Đây là lần đầu tiên được hát trọn một bài của chú Trịnh Công Sơn".

Anh ngữ tiến hóa ra sao ?

No Comments

Bản tiếng Anh thời Trung Cổ
Từ nào càng dùng nhiều thì càng chậm bị đào thải
Bằng công nghệ dựng mô hình trên máy điện toán, các nhà khoa học vừa công bố họ tìm thấy một số từ cổ nhất trong tiếng Anh.
Các nhà nghiên cứu từ đại học Reading nói các từ như "I", "we", "two" và "three" thuộc vào nhóm những từ cổ đại, từ khoảng hàng chục ngàn năm trước.
Các mô hình máy tính của họ phân tích mức độ thay đổi ngôn từ trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có cùng quá khứ phát triển.
Nhóm nghiên cứu nói hệ thống này có thể dự đoán được một vài từ sẽ bị biến mất, ví dụ như "squeeze", "guts", "stick" và "bad".
"Chúng tôi dùng máy tính để áp dụng một loạt các mô hình để xem từ ngữ biến hóa với tốc độ như thế nào", Mark Pagel là chuyên gia về sinh vật tiến hóa ở đại học Reading nói.
"Chúng tôi nghiên cứu rất rộng cho nên cần rất nhiều phép tính, và kết quả là chúng tôi có thể ước đoán những gì sẽ bị thay thế theo thời gian".

Mối tình rùng rợn với Saddam Hussein

No Comments


(Tamnhin.net) - Parisoula Lampsos trở nên nổi tiếng thế giới vào năm 2004, không lâu trước khi quân đội Mỹ và đồng minh tấn công Iraq. Lúc bấy giờ trong một bài trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình, bà tuyên bố rằng mình là tình nhân của Cố tổng thống - nhà độc tài Saddam Hussein, ông này đã bị tòa án Iraq treo cổ. Câu chuyện tình rùng rợn được bà kể lại là một bài học lịch sử không chỉ của riêng ai.

Lần đầu tiên tôi gặp Saddam Hussein năm 16 tuổi. Tôi không sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ này: không ai có thể nói với tôi rằng cuộc đời tôi sẽ có một bước ngoặt như thế nào sau buổi tối hôm đó. Trước mùa hè năm 1968, mọi chuyện trong đời tôi đều êm ả. Tôi chỉ sợ một điều – có ai đó trong gia đình tôi sẽ tức giận tôi. Người ta đặt nhiều hy vọng về tôi. Và mong tôi cam phận.

Học để biết hay để làm ?

No Comments


Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa.