FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Bắc Hàn.

No Comments


Bắc Hàn có lịch sử đối đầu lâu dài với thế giới bên ngoài bằng chương trình vũ khí của mình. Trong quá khứ họ từng tuyên bố giành các chiến thắng ngoại giao lịch sử trước Hoa Kỳ và những nước khác. Charles Scanlon đặt câu hỏi liệu lịch sử lặp lại, hoặc Bắc Hàn có tính nhầm lần này hay không?
Bắc Hàn là một bậc thầy được công nhận về ngoại giao thời Chiến tranh Lạnh – từng tận dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc trước Liên Xô để đạt được tối đa sự ủng hộ của các phe cộng sản tranh cãi.
Từ thập niên 1990, Bắc Hàn cố gắng làm chủ một trò chơi khác - một chiến lược sống còn sử dụng các mối đe dọa và hành động quân sự có giới hạn để chia rẽ các nước láng giềng và kẻ thù để tận dụng các nhượng bộ từ đối phương.
Ngay cả một số quan chức Hoa Kỳ phải thừa nhận rằng Kim Jong-il đã chơi rất giỏi trò này.
Nỗi sợ rằng con trai của ông ta, Kim Jong-un, không cùng cấp độ như cha hoặc không làm chủ được trò chơi này, có thể làm nổ ra một cuộc xung đột mà không ai muốn.
Tuy nhiên, lãnh đạo mới đang sử dụng sách lược quen thuộc và nhắc nhở thế giới rằng Bắc Hàn trở nên nguy hiểm nhất khi rơi vào thế đối đầu.
Mục tiêu chiến lược của Bình Nhưỡng là một kho vũ khí hạt nhân có thể triển khai mà họ tin rằng sẽ đảm bảo sự sống còn cho chế độ trong một thế giới thù địch. Họ muốn buộc Hoa Kỳ phải thừa nhận họ như là một thế lực hạt nhân bình đẳng.
Việc Washington theo đuổi các biện pháp trừng phạt - đặc biệt nhắm vào tài chính và lập trường thách thức quân sự của chế độ ở Bắc Hàn, dường như đã cột Kim Jong-un và các cố vấn của ông ta rơi vào vòng xoáy của sự leo thang.

Cản trở của việc lắng nghe.

No Comments



 Sự lắng nghe tập trung không phải là đơn giản, vì nó thường bị nhiều yếu tố cản trở. Cụ thể:
 Tốc độ suy nghĩ
 Mọi người cứ tưởng rằng khi người ta nói mình nghe rất chăm chú, nhưng thực tế tốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người ta nói, nên rất dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường được dùng để suy nghĩ về một cái gì khác. Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ không tập trung được tư duy và là lý do của những thói quen nghe kém.
 Sự phức tạp của vấn đề
 Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích và những vấn đề mà mình quan tâm hơn. Khi có sự khó khăn trong sự theo dõi một vấn đề, người ta thường chọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nó nữa. 

Tình yêu thôi màu xanh.

No Comments



Ở Việt Nam, không kể đến các tên tuổi hòa tấu sau này như Kitaro hay Kenny G, Paul Mauriat cùng với Richard Clayderman từng chiếm lĩnh gần như hoàn toàn dòng nhạc hòa tấu, từ các bản nhạc nền trên đài phát thanh, đài truyền hình lẫn nhạc lồng vào các mẫu quảng cáo. Dĩ nhiên, thời còn sử dụng những đĩa vinyl 33,3 vòng, các tên tuổi hòa tấu kỳ cựu hơn như Percy Faith, Bert Kaempfert, Henry Mancini vẫn xuất hiện nhưng Paul Mauriat vẫn làm bá chủ trong những năm 80. Châu Âu và châu Á, đặc biệt là Nhật, chính là lãnh địa của Paul Mauriat nhưng ở Mỹ, Paul không được đánh giá cao. Mẫu tin đăng trên New York Times được lấy từ hãng tin AFP của Pháp.


Giống như con đường của nhiều nhạc sĩ khác, Paul Mauriat xuất thân từ gia đình có nguồn gốc lâu đời là nhạc sĩ nhạc cổ điển nên ông cũng được hướng đi theo con đường này nhưng khi lớn lên, ông đi lệch hướng với truyền thống gia đình, chuyển sang jazz và pop. Năm 17 tuổi, Paul tập hợp một dàn nhạc và bắt đầu đi lưu diễn ở châu Âu. Những buổi diễn này khiến cây đại thụ nhạc Pháp Charles Aznavour để ý đến và Charles mời Paul soạn và chỉ huy dàn nhạc cho mình. Nhờ đó, Paul bắt đầu có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng người Pháp khác như Léo Ferré, Dalida, Mireille Mathieu, Jean Sablon, Raymond Lefevre.

Cuộc đời/ Hứa / Tuổi thọ

No Comments


- Cuộc đời không ngợi khen những gì bạn biết mà chỉ tưởng thưởng cho những gì bạn làm - Napoleon Hill

- Hãy hứa ít và làm nhiều - Tục ngữ Do Thái

-Tuổi thọ đời người tính bằng thời gian, giá trị đời người tính bằng sự cống hiến - Beethoven

Trịnh Công Sơn giác ngộ cách mạng?

No Comments


Viết về Trịnh Công Sơn thấy dễ mà khó. Dễ là những gì đã thể hiện trong tác phẩm âm nhạc ông tưởng chừng đã nói hết. Tình yêu, thân phận con người, màu da, chiến tranh.
Nhưng khó thi thoảng vẫn có những bài viết đặt lại vấn đề này, nọ về tư cách con người của ông. Có bài gây sóng gió dữ dội vì chính người viết lại là bạn bè thân thiết một thời của ông nên càng như đổ lửa thêm dầu vào dư luận.
Trong hạn hẹp của bài viết nhỏ này tôi muốn nhấn mạnh vào những tư liệu mới mà tôi vừa tìm thấy được trong thư viện của gia đình tôi.
Qua đó cung cấp thêm một cái nhìn vào con người và tính cách Trịnh Công Sơn. Cũng có thể chủ quan nhưng ít ra từ những nhân chứng còn sống góp thêm một cái nhìn vào người nhạc sĩ vĩ đại này.