FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Cái Tôi là gì ?

No Comments


Nếu bạn đã từng tìm hiểu lĩnh vực tâm linh trừu tượng, bạn sẽ có thể phát hiện ra rằng cái tôi thường được nhắc tới với sự coi thường.

Nhiều người tin rằng cái tôi cần phải loại bỏ, bị cấm đoán hay thậm chí bị triệt tiêu. Nhưng liệu chúng ta có cần loại bỏ cái tôi không? Vậy, cái tôi là gì? Và hơn nữa là, bạn có thể học được gì từ chính cái tôi của bạn?

CÁI TÔI LÀ GÌ?

Nói một cách cơ bản, cái tôi là sự nhận diện của bạn, hay là chính cái người mà bạn nghĩ bạn là.
Cái tôi của bạn thường được dựng lên bởi một cái tên, một tính cách và một câu chuyện. Bên trong câu chuyện cá nhân này là một tập hợp những ký ức, niềm tin, dấu ấn và cảm giác về việc bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn giỏi hay dở cái gì, bạn đã trải qua những gì, và vô số những điều tương tự như thế.

Bước Chân Thứ Tám Lên Đường Thực Hiện Việc Trở Về Sự Im Lặng

No Comments

I. PHẬT GIÁO VIỆT NAM, CHÍNH TRỊ, LỊCH SỬ VÀ CHỦ NGHĨA HƯ VÔ QUỐC TẾ.

Với tất cả nỗi vui mừng và lòng xúc động ít khi xảy ra trong đời sống quá máy móc của xã hội Tây phương hiện nay, tôi xin kính chào toàn thể các tiểu bang Huê Kỳ hiện đang có mặt tại đây để cùng nhau thảo luận và nhất là quyết định những vấn đề trọng đại của Phật giáo và của Quê hương Việt Nam.
Thể tính có một đại hội là quyết định, chứ không phải chỉ là hội thảo lý luận liên miên chung quanh những đề tài tạo ra do óc tưởng tượng bệnh hoạn của những người đánh mất thể tính của Phật Giáo và thể tính của Quê hương. 
Hơn nữa, đại hội tôn giáo, nhất là Phật Giáo thì không thể nào giống như một đại hội chính trị, vì chính Phật Giáo quyết định thể tính của chính trị. Ðó là bài học thứ nhất của Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam, mà tất cả chúng ta có sứ mạng tối cao rao truyền giữa sự sụp đổ toàn diện của nền văn minh hiện nay.

Thầy Phạm Công Thiện và Thầy Thích Tâm Tưởng, 
Trụ Trì chùa Viên Thông, Long Beach, California, USA

Khoa học chính trị và những thể chế chính trị đều xuất phát từ triết học Hy Lạp (nhất là từ Platon và Aristote). Và ngay cả từ lòng sâu thẳm của Tư Tưởng Hy Lạp, thể tính của chính trị, cái Ousia của Polis, là nhận cho ra nơi lưu trú (Topos) của sự cộng sinh tính thể (Synousia) của cái con vật được quyết định bởi Tiếng Nói, tức là con người con vật chính trị, tức là con vật được lưu trú chung nhau trong một thị tứ tính thể luận (Polis Ontologique), tức là phương sở (Topos) cho sự Xuất Hiện, Bùng Vỡ của Chân Lý (theo nghĩa Hy Lạp, Alétheia), cái gì đó giựt đứt xé rách ra ngoài sự che đậy uyên nguyên (Léthé) và trả con người trở lại thể tính con người, trả về quê hương trở về thể tính của quê hương.

Phật Giáo & Cộng Sản

No Comments

Có nhiều người, nghi ngại và lo sợ rằng Phật giáo có thể “đi” với Cộng sản hoặc Cộng sản có thể “dùng” được Phật giáo. Những người này không hiểu gì về Phật giáo và cũng không hiểu gì về Cộng sản nữa.
Chủ nghĩa Cộng sản đặt căn bản ở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Những thuyết này công nhận tính cách định mệnh tuyệt đối của lịch sử. Người Cộng sản tự nhận làm cách mạng. Làm cách mạng, mà họ cho là cùng nghĩa với “làm lịch sử tức là thuận chiều đẩy bánh xe lịch sử cho nhanh hơn”. Ðể thực hiện một giai đoạn mới của lịch sử theo duy vật biện chứng. Xong rồi đi tới đâu nữa? Chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ có một câu trả lời.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh 
Giáo lý của đức Phật cũng dạy rằng sự động tạo ra phản động; có thể gọi đấy là một biện chứng pháp. Thực ra, luật biện chứng này chỉ là một khía cạnh của luật nhân quả.
Lịch sử, trong quan niệm của Phật giáo, là sự vận chuyển không ngừng của luật vô thường và luật nhân quả. Nhưng đức Phật không hề nói rằng con người phải chịu mặc cho lịch sử xoay vần, hay phải thúc đẩy lịch sử chóng sang một kiếp vô thường khác. Cuộc cách mạng nằm trong giáo lý của đức Phật là một sự chống đối lại lịch sử do lòng tham, sân, si chuyển vận, để giải thoát con người ra khỏi cái thế giới đau khổ vô cùng tận này. Hơn nữa, trong đạo Phật, sự giải thoát của loài người có thể đạt tới và phải đạt tới ngay trong cõi đời hiện tại. Ðức Phật, và sau Ngài, hằng hà sa số Phật, đã sinh ra ở thế giới vô minh của loài người và đã đi được tới mức cuối cùng của sự giải thoát.
Chủ nghĩa Cộng sản đã thành hình trên một dòng tư tưởng thuần lý, và kết hợp triết lý duy ý của Hegel với triết lý duy vật của Fernbach. Tất cả các ý niệm của Cộng sản đều cực đoan, đến mức thiên lệch và độc ác vô tâm.
Ðạo Phật ngược lại, tránh tất cả những sự cực đoan. Con đường đức Phật là con đường Trung Ðạo. Phật pháp đòi hỏi cả tâm và trí: Ðức Phật là đấng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác và cũng là Ðức Ðại Từ, Ðại Bi. Sự toàn giác của đạo Phật không chỉ do ở lý trí mà thành, mà bao gồm của trí lẫn tâm.

Tình yêu từ nước Nga.

No Comments

Toà đại sứ Nga tại London chỉ trích BBC trong việc nghi ngờ ý định của Nga trong việc hỗ trợ Hoa Kỳ và Italy trong thời gian dịch bệnh.
Đại sứ quán phản ứng đối với bài BBC đăng hôm 3/4 có tựa đề "'Tình yêu từ Nga' thực sự là gì?", theo đó lật tẩy các tường thuật trên truyền thông Nga là phóng đại sự biết ơn của Italy đối với sự trợ giúp từ Nga.
Hàng y tế từ Nga được dỡ xuống từ một phi cơ quân sự tại New York                 
Tuy thừa nhận rằng "truyền thông Nga tường thuật việc cờ Nga tung bay và quốc ca Nga được hát khắp nước Ý là đưa tin sai", nhưng tuyên bố của Toà đại sứ nhấn mạnh rằng việc viện trợ là hoàn toàn miễn phí và được thực hiện theo đề nghị từ Thủ tướng Ý Giuseppe Conte.

Thánh địa trong mỗi con người.

No Comments

 Nhà tôi ở số 20 hẻm  An Lộc, thằng Toàn nhà số 28. Tôi và nó học cùng vỡ lòng, đến lớp 3 thì nó bị đúp. Ngày bé giữa tôi và nó là những trận ẩu đả liên miên, đến mức từ nhà ra ngõ nhìn thấy nhau là lao vào đấm đá nhau.

Lúc trước nó là đầu gấu, nó bắt nạt tôi nhịn, nhưng đến năm đi học thì tôi chẳng sợ gì nó nữa, bởi ở trường tôi phải chinh chiến với bao nhiêu thằng khác nữa. Cả tuổi thơ chúng tôi là kẻ thù của nhau. Rồi 18 tuổi tôi đi lính, lính về làm giang hồ, rồi đi tù...


" Thánh Địa " trong mình hiện nay. Hihi
Khi tôi quyết hoàn lương, cầm khoan, xách máy hàn đi làm thợ quảng cáo. Ngày nọ gặp ở quán nước đầu ngõ, thằng An nói nó mở cái nhà nghỉ ở Cầu Carmet , bảo tôi đến làm biển. Nhà nó ở ngõ An Lộc đã bán đi, nó ở đâu tôi cũng không biết.