Phật Giáo & Cộng Sản
Có nhiều người, nghi ngại và lo sợ rằng
Phật giáo có thể “đi” với Cộng sản hoặc Cộng sản có thể “dùng” được Phật
giáo. Những người này không hiểu gì về Phật giáo và cũng không hiểu gì
về Cộng sản nữa.
Chủ nghĩa Cộng sản đặt căn bản ở duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Những thuyết này công nhận tính cách định
mệnh tuyệt đối của lịch sử. Người Cộng sản tự nhận làm cách mạng. Làm
cách mạng, mà họ cho là cùng nghĩa với “làm lịch sử tức là thuận chiều
đẩy bánh xe lịch sử cho nhanh hơn”. Ðể thực hiện một giai đoạn mới của
lịch sử theo duy vật biện chứng. Xong rồi đi tới đâu nữa? Chủ nghĩa Cộng
sản chưa bao giờ có một câu trả lời.
![]() |
Giáo sư Trần Ngọc Ninh |
Giáo lý của đức Phật cũng dạy rằng sự
động tạo ra phản động; có thể gọi đấy là một biện chứng pháp. Thực ra,
luật biện chứng này chỉ là một khía cạnh của luật nhân quả.
Lịch sử, trong quan niệm của Phật giáo,
là sự vận chuyển không ngừng của luật vô thường và luật nhân quả. Nhưng
đức Phật không hề nói rằng con người phải chịu mặc cho lịch sử xoay vần,
hay phải thúc đẩy lịch sử chóng sang một kiếp vô thường khác. Cuộc cách
mạng nằm trong giáo lý của đức Phật là một sự chống đối lại lịch sử do
lòng tham, sân, si chuyển vận, để giải thoát con người ra khỏi cái thế
giới đau khổ vô cùng tận này. Hơn nữa, trong đạo Phật, sự giải thoát của
loài người có thể đạt tới và phải đạt tới ngay trong cõi đời hiện tại.
Ðức Phật, và sau Ngài, hằng hà sa số Phật, đã sinh ra ở thế giới vô minh
của loài người và đã đi được tới mức cuối cùng của sự giải thoát.
Chủ nghĩa Cộng sản đã thành hình trên một
dòng tư tưởng thuần lý, và kết hợp triết lý duy ý của Hegel với triết
lý duy vật của Fernbach. Tất cả các ý niệm của Cộng sản đều cực đoan,
đến mức thiên lệch và độc ác vô tâm.
Ðạo Phật ngược lại, tránh tất cả những sự
cực đoan. Con đường đức Phật là con đường Trung Ðạo. Phật pháp đòi hỏi
cả tâm và trí: Ðức Phật là đấng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác và cũng
là Ðức Ðại Từ, Ðại Bi. Sự toàn giác của đạo Phật không chỉ do ở lý trí
mà thành, mà bao gồm của trí lẫn tâm.
Vậy thì tại sao có một sự hiểu lầm về thực chất của Phật tử ở Việt Nam? Có rất nhiều lý do đã tạo ra sự ngộ nhận ấy.
Lý do thứ nhất là vì một số người ngoại
quốc, chưa hiểu rõ giáo lý của Phật và chỉ xét Phật giáo ở bề ngoài, đã
tạo ra trên báo chí và bằng lời nói một sự nghi kỵ đối với những phong
trào quần chúng Phật giáo.
Một lý do nữa là tinh thần hòa bình của
Phật giáo, đã một phần nào trùng hợp với chiến dịch hòa bình của Cộng
sản tung ra làm một lợi khí chiến tranh tâm lý trong một giai đoạn khó
khăn cho họ.
Ngoài ra cũng còn một lý do nữa phải nói
tới, là Phật tử Việt Nam chưa có một cương vị chính trị rõ ràng và vững
chắc để hoạt động trong nước một cách chân chính, minh bạch.
Những lý do này, làm hiểu lầm về thực
chất của Phật giáo Việt Nam sẽ không còn nữa khi mọi người hiểu rằng
không ở nước nào và trên địa bàn nào, Phật giáo có thể chấp nhận được
Cộng Sản, và riêng ở Việt Nam thì, ngay lúc khởi thủy, những khuynh
hướng chính trị của Phật tử đã có tính cách dân tộc và cách mạng rõ rệt.
[Trích tạp chí nghiên cứu và phát huy văn hóa Phật giáo và Dân tộcVạn Hạnh, số 1 – tháng 6 năm 1965]

Category:
Bổ ích và thú vị
,
BỔ ÍCH-THÚ VỊ
Comments
Vài website thú vị
************
Số bài viết theo năm tháng & bài mới nhất.
Tìm kiếm
:)
Bài đăng phổ biến
Danh sách Blog của Tôi
HSE !

Tư thế lao động & xương khớp