Tình yêu từ nước Nga. | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Tình yêu từ nước Nga.

No Comments

Toà đại sứ Nga tại London chỉ trích BBC trong việc nghi ngờ ý định của Nga trong việc hỗ trợ Hoa Kỳ và Italy trong thời gian dịch bệnh.
Đại sứ quán phản ứng đối với bài BBC đăng hôm 3/4 có tựa đề "'Tình yêu từ Nga' thực sự là gì?", theo đó lật tẩy các tường thuật trên truyền thông Nga là phóng đại sự biết ơn của Italy đối với sự trợ giúp từ Nga.
Hàng y tế từ Nga được dỡ xuống từ một phi cơ quân sự tại New York                 
Tuy thừa nhận rằng "truyền thông Nga tường thuật việc cờ Nga tung bay và quốc ca Nga được hát khắp nước Ý là đưa tin sai", nhưng tuyên bố của Toà đại sứ nhấn mạnh rằng việc viện trợ là hoàn toàn miễn phí và được thực hiện theo đề nghị từ Thủ tướng Ý Giuseppe Conte.
"Đó là chỉ dấu tỏ sự đoàn kết của chúng tôi với người dân Ý, không liên quan tới bất kỳ nghị trình chính trị nào," theo nội dung tuyên bố.
Bài tường thuật của BBC cũng trích nguồn một bài đăng trên tờ báo Ý La Stampa, theo đó dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên tại Rome, nói rằng 80% hàng viện trợ là "vô tích sự".
Nội dung bài viết đó như sau:
Cử chỉ mới nhất của Nga trong cuộc khủng hoảng virus corona được thể hiện dưới hình thức viện trợ đồ y tế tới New York, một phần trong chiến dịch mà Kremlin gọi là "từ nước Nga, với tình yêu thương".
Vào cuối tháng Ba, một lô hàng tương tự đã được đưa tới Italy, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc khủng hoảng, và đi cùng với lô hàng là 100 nhân viên quân y của Nga.
Truyền thông Nga nói về lòng biết ơn tràn ngập đối với sự hào phóng này, nhưng bao nhiêu phần trong những nội dung tường thuật là thực tế, bao nhiêu phần là tưởng tượng?

Nga đang lợi dụng cuộc khủng hoảng?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo viết trên Twitter rằng nước Mỹ đã trả tiền cho số hàng Nga cung cấp, và rằng "chúng tôi đã làm việc với nhau để đánh bại #COVID19".
Hoa Kỳ nói rằng việc gửi hàng được thoả thuận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin vài hôm trước.
Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Mỹ đã trả tiền cho một nửa số hàng được gửi tới, còn một nữa là do Nga tặng.
Tuy nhiên, các kênh truyền hình Nga gọi lô hàng là "viện trợ" và không nhắc gì tới việc Mỹ trả tiền.
Một tường thuật trên kênh NTV của Gazprom Media mô tả rằng các nhân viên ở sân bay JFK đã phấn khích ra sao khi quay phim chiếc phi cơ Nga, họ đứng cạnh chiếc máy bay để chụp hình selfies và cảm ơn các phi công và Tổng thống Putin.
New York hiện đang là tâm dịch, và số các ca tử vong ở Mỹ đã tăng lên trên 5.000, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Nga đã áp lệnh phong toả tương tự như các lệnh ở Mỹ và châu Âu, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Tính đến hôm thứ Sáu 3/4, Nga có thêm 771 trường hợp nhiễm mới, là ngày có số người nhiễm cao nhất cho đến thời điểm đó, nâng tổng số các ca dương tính ở nước này lên 3.548, với 30 ca tử vong.
Người Nga được yêu cầu rời công sở về nhà, nhưng vẫn được trả lương, một biện pháp mà nay Tổng thống Putin sẽ gia hạn áp dụng cho đến 30/4.

Nga bị chỉ trích

Hàng cứu trợ y tế gửi cho Ý đương nhiên là nhận được lời cảm ơn chính thức, nhưng cũng có cả những lời chỉ trích về ý định của Nga.


Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Viện trợ y tế của Nga dành cho Ý được chính thức giọ là "từ nước Nga, với tình yêu thương"
La Stampa, một tờ báo của Ý, nói rằng theo nguồn tin họ có thì lô hàng viện trợ không có mấy giá trị thực tế, và giống như cơ hội địa chính trị cho ông Putin nhiều hơn.
Tờ báo này nói thêm rằng 80% lô hàng là "vô tích sự" ("useless").
Khi được hỏi về chuyện này, Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov, đã phản ứng giận dữ, nói rằng "những lời chỉ trích vô căn cứ và thiếu tin cậy vào sự trợ giúp mà Nga đem đến cho Italy là điều cay độc, vô đạo đức và tàn nhẫn đối với những người đang đấu tranh vì sự sống của mọi người".
Bộ Quốc phòng Nga cũng phản ứng, nói rằng bài báo làm thổi bùng lên tin giả bài Nga và các tác giả bài báo đang trốn đằng sau lý tưởng tự do ngôn luận.
Ở Nga, truyền thông nước này đã ca ngợi việc viện trợ cho Italy với những dòng tít như "Cảm ơn đã chìa bàn tay giúp đỡ", hay "Hoa Kỳ và châu Âu cần học một bài học".
Căng thẳng Chiến tranh Lạnh, giống như trong phim tình báo James Bond thời 1963, bộ 'Từ nước Nga, với những yêu thương', rõ ràng là chưa hề mất hẳn.
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Lorenzo Guerini đã chính thức cảm ơn Nga, và cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, bạn của ông Vladimir Putin, cũng cảm ơn không chính thức.




Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các chuyên gia quân sự Nga khử độc quanh một nhà dưỡng lão tại Vertova, miền bắc nước Ý
Một ca sỹ nhạc pop người Ý nói vài lời bằng tiếng Nga khi được hãng tin Tass phỏng vấn. Một người khác hát một ca khúc Nga quen thuộc trong đoạn video đăng trên Facebook.
Nhưng truyền thông Nga thì đưa tin theo cách tạo cảm giác trên toàn nước Ý có sự biết ơn rầm rộ đối với Nga.

Các video gây tranh cãi về quốc ca

Các kênh báo đài của nhà nước, các trang web, các kênh Telegram ủng hộ Kremlin nói về việc người dân Ý thay những lá cờ EU bằng cờ Nga và hát quốc ca từ ban-công nhà.
Nhưng để chứng minh điều đó thì chỉ có duy nhất một video và một người: Federico Cane.
Ban BBC News Tiếng Nga đã nói chuyện với ông Cane. Ông là một kỹ sư, và ông nói cá nhân ông rất yêu mến nước Nga và Tổng thống Putin.
Ông từng có một số lần làm ăn với các công ty Nga. Ông đã cắm cờ Nga lên để cá nhân ông cảm ơn việc nước này gửi viện trợ y tế.
Một nội dung khác được đăng tải trên truyền thông nhà nước Nga rằng tại Ý đã có hiện tượng hát quốc ca Nga khắp nơi.
Điều thú vị là truyền thông Trung Quốc trước đó đã làm giả video người Ý đứng trên các ban-công hát quốc ca Trung Quốc. Một cơ quan báo chí Ý đã bóc mẽ đoạn video này, là một trong nhiều video cho thấy cảnh người Ý tập trung trên các ban-công nhà mình trong thời gian đất nước áp lệnh phong toả.
Truyền thông nhà nước Nga đã dùng hai đoạn video ghi nội dung quốc ca Nga được cử hành (chứ không phải là được hát lên). Trong một video, nó được liên hệ tới nghiệp đoàn UGL của Ý.
Giai điệu quốc ca đó có vẻ như được phát ra từ một toà nhà nơi đặt trụ sở của tổ chức tân phát xít CasaPound tại Rome.
Nghiệp đoàn UGL có truyền thống liên kết với CasaPound, và người đứng đầu UGL đã tới thăm Nga vài lần.
Video còn lại thì được quay bên trong một căn hộ, ở đó người ta nghe thấy giai điệu quốc ca Nga phát ra trong phòng. Video này đầu tiên được Alena Sivkova, người đứng đầu trang tin tức Daily Storm của Nga, đăng tải.
Đoạn video này đã được các trang tin của Nga sử dụng rộng rãi, trong đó có RenTV, Izvestia, TV Tsentr, và Russia-1.
Ban BBC News Tiếng Nga phát hiện ra rằng đoạn video này được một trong các thân nhân của phóng viên đó ghi hình; người này sống tại Italy và kết hôn với một người Ý. Ông ta rõ ràng là đã phát một đoạn ghi âm bài quốc ca.
Sivkova nói rằng đó không phải là một hiện tượng đơn lẻ, và những người Ý khác tại thị trấn Imola đã thường xuyên tham gia cùng.
Không có bằng chứng độc lập nào về chuyện này; Ban BBC News Tiếng Nga không thể lấy được bất kỳ bình luận nào từ văn phòng thị trưởng Imola.
Ilya Shepelin điều hành một dự án có tên gọi là Tin Giả (Fake News) tại kênh TV Rain đối lập ở Nga.
Với ông thì việc xào xáo thực tế với sự bịa đặt trong chuyện này là một ví dụ hoàn hảo về tin giả kiểu gán ghép. Khi thực tế và tin tưởng tượng kết hợp nhuần nhuyễn vào nhau thì sẽ khó có thể tách rời chúng ra, ông nói.
Bản thân giới chức Nga vẫn đang cảnh báo nạn tin giả.
Theo luật khẩn cấp mới ban hành thì bất kỳ ai truyền bá tin sai sự thật về cuộc khủng hoảng virus corona tại Nga có thể phải đối diện với mức án tù tới năm năm.

Nguồn: BBC

Comments