FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Sawyer Fredericks.

No Comments




Mùa hè năm nay, rất nhiều người yêu nhạc xao xuyến hy vọng album của Sawyer Fredericks ra mắt. Cậu thanh niên 16 tuổi với mái tóc dài như con gái, giọng hát không có một biên giới ràng buộc nào, tựa như một gã du mục, đã gây nên một sự náo động trong suốt mùa giải The Voice vừa qua. Trong lịch sử của The Voice, kể từ năm 2011 đến nay, người ta hoàn toàn bất ngờ khi chứng kiến một thí sinh rất trẻ như vậy nhưng khi cất tiếng hát đã như là một nghệ sĩ dày dạn.

Ly cà phê và triết lý về con người

No Comments


Liệu cà phê sâu sắc nhiều hơn mức người ta tưởng không? David Robson gặp và phỏng vấn một triết gia tin chắc như vậy và đang gắng sức dùng cà phê để thăm dò suy nghĩ của con người.
Nhấp cà phê mà tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực sắp lụi - có vị khói và nhuốm mùi crê-ô-zốt. Khi tập trung chú ý hơn nữa, tôi nhận thấy nó êm hơn, bề ngoài nhơn nhớt như che dấu một bề trong sắc bén hơn, như thể một lưỡi dao được bọc vải nhung.
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý nhiều đến thế cho một ly cà phê. Tôi không chắc rằng tôi đã nắm được những điều bí mật về nó. Nhưng nếu tôi có biết được thì nó cũng chỉ cho là một khái niệm lờ mờ về một số trong những câu hỏi lớn trong cuộc sống.

Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?

No Comments


Tác giả: Nguyên Ngọc
Một bài viết hay, trầm tĩnh mà thẳng thắn của nhà văn Nguyên Ngọc, cảnh báo sự “chính trị hóa” việc dạy Sử tất thảy sẽ dẫn đến thái độ cực đoan cho con người về mọi phương diện- điều đó chỉ có hại, vì nó “ngắn hạn”, thiển cận.
.
Hiểu lịch sử trong tất cả tính phức tạp, nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều phía của nó sẽ giúp cho con người tĩnh táo, thanh thoát và hiền minh trong đời sống, vững vàng hơn trước những thách thức mới của hôm nay và ngày mai.
Học từ sự sám hối của Đức và thất bại của Nhật.
Tuyên truyền thường… ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Kiểu làm này càng rõ, càng nặng. Có thể tóm tắt: tuyên truyền thì ngắn hạn, cho những mục đích cụ thể và nhất thời. Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.


Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời).
Cũng nên nói không chỉ ở ta mới có chuyện này.
Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng.
Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị (đương nhiên là nhất thời) của họ.
Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta, nhất là khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt.
Chiến tranh là hình thái xung đột bạo lực cao nhất, tàn bạo nhất. Trong chiến tranh con người sống trong những hoàn cảnh phi thường, tức không bình thường. Ở đời, như ai cũng biết, con người bao giờ cũng chỉ có thể đứng ở một góc nhất định nào đó của thực tại, nên luôn bị chính cái góc đó, với các cạnh của nó, che khuất. Không thể nhìn toàn cục.
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Huỳnh Minh Thảo

Mẹo phát hiện.. nói dối.!!

1 Comment


Vị giám đốc điều hành của Royce Leather, một nhà sản xuất túi cao cấp, đã chuẩn bị tung sản phẩm mới ra thị trường thông qua một cửa hàng bán lẻ lớn vào năm 2014.
Trước ngày ra mắt sản phẩm, Bauer đã kiểm tra lại tất cả mọi thứ. Ông hỏi quản lý vận hành của mình rằng hàng đã được đặt hay chưa và nhận được câu trả lời 'rồi'.
Hai tuần sau, Bauer nhận được cú điện thoại từ cửa hàng, hỏi ông khi nào mới chịu giao sản phẩm.
Đó là khi Bauer nhận ra rằng hàng chưa bao giờ được đặt.
"Thật đáng thất vọng", ông nói. "Điều này đã làm tổn hại quan hệ của chúng tôi với cửa hàng".
Điều làm Bauer ngạc nhiên nhất, đó là viên quản lý nói trên, người đã có 30 năm trong nghề, lại nói dối ông.
Bauer nói dù đa số các nhân viên của ông là người trung thực, thỉnh thoảng vẫn có người nói dối.
Trong một cuộc hội thoại dài 10 phút, 60% người trưởng thành sẽ nói dối ít nhất là một lần, theo một nghiên cứu hồi năm 2002 của Đại học Massachusetts.
Hầu hết trong số này là những 'lời nói dối khéo' để khiến người khác vui lòng, nhưng một số lời nói dối khác mang lại hậu quả nghiêm trọng, ông Michael Floyd, người đồng sáng lập QVerity, hãng nghiên cứu cử chỉ và hành động nhằm giúp các công ty phát hiện ra đối tượng nói dối, cho biết.

Tại sao chúng ta xấu tính ?

No Comments


Bài viết này của tôi chỉ dành cho những người xấu tính, những người xấu tính biết mình xấu tính, những người biết mình xấu tính và thực sự muốn thay đổi tính xấu (có cả tôi nữa). Bài viết này cũng dành cho những người không xấu tính nhưng có cái nhìn bao dung, thông cảm cho những người xấu tính.
Và bài viết này cực kì lành mạnh, không chửi, không châm biếm, không mỉa mai, không bới móc đời tư hay đụng chạm đến ai. Tôi chỉ cố gắng chia sẻ những gì mình hiểu biết, mong muốn bạn đọc hiểu biết, biết để yêu thương bản thân, để có cái nhìn tích cực và linh động hơn về những người đã từng đối xử không tốt với các bạn.