FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Tại sao chúng ta xấu tính ?

No Comments


Bài viết này của tôi chỉ dành cho những người xấu tính, những người xấu tính biết mình xấu tính, những người biết mình xấu tính và thực sự muốn thay đổi tính xấu (có cả tôi nữa). Bài viết này cũng dành cho những người không xấu tính nhưng có cái nhìn bao dung, thông cảm cho những người xấu tính.
Và bài viết này cực kì lành mạnh, không chửi, không châm biếm, không mỉa mai, không bới móc đời tư hay đụng chạm đến ai. Tôi chỉ cố gắng chia sẻ những gì mình hiểu biết, mong muốn bạn đọc hiểu biết, biết để yêu thương bản thân, để có cái nhìn tích cực và linh động hơn về những người đã từng đối xử không tốt với các bạn.

Chân lý lướt qua.

No Comments


Đã bao giờ bạn từng đọc một cuốn sách và có nhiều chi tiết bạn không thể hiểu được, rồi một thời gian sau đó đọc lại, bạn bỗng dưng gật gù vì chúng.
Hay bạn đã bao giờ tự mình phát hiện ra những ý tưởng độc đáo, rồi bỗng thấy nó xuất hiện ở một trang web, một bức ảnh, hay một cuốn sách.
Trong giây phút đó bạn tưởng rằng mình là người đầu tiên phát hiện ra nó, và sự gặp gỡ chính ý tưởng của bạn ở một người khác đã phá tan ảo tưởng về tính độc nhất của mình.
Chân lý ở khắp mọi nơi. Nó đã lướt qua bạn và luôn ở cùng bạn.
Như Krishnamurti đã từng nói: “Chân lý là mảnh đất không có lối vào.
Chúng ta càng tiến hóa lên cao ta càng thấu hiểu được nhiều điều. Nhưng điều này nghe giống một hệ thống cấp bậc xét trên quan điểm thời gian tuyến tính. Và chân lý giống như một bộ giáo trình 12 năm học của chúng ta.

Mùa Xuân có bão.

4 Comments

 Tác giả : Bùi Thanh Hiếu.
 
Hinh như đấy là tên một cuốn sách tôi đọc hồi nhỏ, cuốn sách in bằng thứ giấy xấu. Hình như nó là cả tập truyện ngắn thì phải. Có rất nhiều truyện trong đó, kể về muôn thứ trong cuộc sống. Tất cả những gì tôi nhớ được đến giờ trong hai tập truyện ấy là chi tiết món ăn và cây.
Sở dĩ nhớ vì nó ấn tượng nhất lúc đấy. Hồi đói khổ vậy, trang sách lại tả món ăn. Tả những kẻ con buôn, phe phảy, mánh mối sáng ra chúng ăn bát xôi trắng ấp miếng giò, rồi  bát phở gà đập trứng, bát phở bò xin chan thêm ít nước béo...khỏi nói thì các hình ảnh ấy ấn tượng thế nào đến bộ não trẻ thơ của tôi. 
Tôi không biết kể thế nào để các bạn trẻ hiểu được miếng ăn lúc đó khiến tôi thèm khát thế nào. Có lẽ chẳng phải tôi mà còn bao người khác  hồi ấy cũng thèm, có khi ngay cả cái ông viết truyện đó cũng thèm. Đói, thiếu thốn, thèm từ một lát dừa kho với chút xì dầu, cho thìa mỡ dính loáng bóng là ăn trôi được cả bát cơm rồi. Huống chi là khoanh giò lụa với bát xôi trắng, bát phở gà thơm phức.

Ba nguyên nhân suy thoái đạo đức và xuống cấp văn hóa trong xã hội Việt Nam, từ góc nhìn lịch sử – văn hóa

No Comments

Nguyễn Trọng Bình
 Thời gian qua, có nhiều ý kiến luận bàn nhằm lý giải nguyên nhân của vấn đề “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” trong xã hội Việt Nam hiện nay. Từ góc nhìn lịch sử-văn hóa, người viết bài này mạo muội tiếp lời và đi vào mổ xẻ cụ thể hơn những vấn đề trên. 
1. Nguyên nhân thứ nhất: sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa
1.1 Nước Việt Nam trước khi có mặt của người Pháp là một đất nước mà mọi vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, thể chế văn hóa đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc từ Trung Hoa trong đó nổi bật nhất là học thuyết Nho giáo của Khổng Tử.
Khi người Pháp đặt chân lên và dần dần thiết lập sự thống trị trên toàn lãnh thổ thì như một lẽ tất yếu xã hội đã xảy ra những “va chạm”, “xung đột” trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân. Xã hội Việt Nam từ đây chính thức bị phân hóa thành hai xu hướng kéo dài cho đến tận ngày nay. Xu hướng cổ vũ và ủng hộ văn hóa phương Tây và xu hướng lên án văn hóa phương Tây, ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa có tính “truyền thống”. Đây có thể xem là “sự xáo trộn và mất ổn định” hay nói cách khác là sự “đứt gãy”loạn chuẩn (mực) văn hóa đầu tiên trong xã hội Việt Nam.

Tự cù mình ?

No Comments


Nói chung là con người ta không thể tự mình cù mình được, theo David Robson, và lý do của điều này cho ta biết những điều đáng ngạc nhiên về não bộ và sự tỉnh táo của con người.
Nếu bạn muốn chứng minh được một vài điều bí ẩn nhất của não bộ con người thì tất cả những gì bạn cần chỉ là một cái chổi lông nhỏ và đôi bàn chân của bạn.
Hãy ngồi xuống, bỏ giày và tất ra, rồi lấy cái lông chim cọ nhẹ vào lòng bàn chân.
Rồi nói một người bạn, hoặc một ai đó làm tương tự như thế vào chân bạn.
Với đại đa số mọi người, bạn sẽ thấy thản nhiên như không trong tình huống đầu tiên, nhưng lại rất buồn cười trong trường hợp sau. Tại sao vậy?