FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Đông Nam Á Trọng Thương

No Comments

                                  * Nối vòng tay lớn - rồi khoanh tay *


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 14/05/16
Bị trọng thương vì chánh sách  che mờ đạo lý

Sau nhiều năm nghiên cứu với nhiệt tâm thiện chí, kinh tế gia Thụy Điển Gunnar Myrdal, Giải Nobel Kinh tế 1974, để lại pho sách hơn hai ngàn chữ với một cái tựa ai oán: "Thảm Kịch Á Châu". Đó là bộ "Asian Dramma - An Inquiry Into the Poverty of Nations", xuất bản năm 1968.
Là nhà kinh tế thiên tả, kịch liệt phản chiến trong cuộc chiến Việt Nam, Giáo sư Myrdal muốn giải cái nghiệp nghèo đói của lục địa da vàng, rồi loay hoay với những bất toàn của giải pháp tập trung quản lý bằng kế hoạch. Chỉ 30 năm sau, bộ sách ba tập của ông coi như lỗi thời vì bị thực tế Á Châu phủ nhận: cả lục địa đã chuyển mình, từng nước chạy theo quy luật thị trường và trở nên một trung tâm thịnh vượng mới của nhân loại với nhiều phép lạ rồng cọp.
Myrdal mất vào năm 1987, quá sớm để có thể thấy ra điều ấy. Nếu còn sống, có lẽ ông phải viết lại "Thảm Kịch Á Châu" - với nội dung khác.

fellowship - Chỗ ở sang trọng & tự do học thuật.

No Comments

TG : Vũ Quí Hạo Nhiên
 
Chỗ ở mới của Đoan Trang, một nhà báo và blogger có khả năng viết khỏe, viết sâu sắc, bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh, tự dưng đùng một cái trở thành đề tài bàn tán trên mạng.

Dường như có hai lý do cho sự xôn xao này. Một là vì nơi ở của cô trên vùng Pacific Palisades ở miền Nam California quá khang trang.
Vùng Palisades là một khu sang của Los Angeles, nơi nhiều tài tử Hollywood sinh sống, như Nicole Kidman, vợ chồng Ben Affleck/Jennifer Garner, vợ chồng Tom Hanks/Rita Wilson. Hai vợ chồng Arnold Schwarzenegger và Maria Shriver cũng có thời ở đây.

'Sang trọng'

Villa Aurora, chỗ ở của Đoan Trang là một tòa nhà to như lâu đài, nằm trên triền đồi sát biển nhìn ra Thái Bình Dương.
Tầng trên cùng của tòa nhà nằm trên đỉnh đồi, cửa vào phía trên đấy. Phòng khách rộng mênh mông, khắp nơi kê tủ sách. Có cây piano, từ bên Đức mang qua, làm từ thời mà các phím trắng còn làm bằng ngà voi thật.
Đông Đức từng in tem có chân dung Lion Feuchtwanger

Phía sau vườn, nhìn xuống chân đồi là cây xanh bao bọc những biệt thự làng giếng, rồi xa hơn nữa là biển Nam Cali, mỗi buổi chiều mặt trời lặn đẹp không thể tưởng.

Một chút...VN !!

No Comments

 Theo mình, chính trị & kinh tế là 2 mặt của xã hội, của cuộc sống.

Vì thế, nghề nghiệp cũng chẳng tách rời ..chính trị

Trân trọng giới thiệu cùng các bạn một bài viết rất sắc & chứa đựng nhiều cụm từ rất...đắc (cụm từ chữ nghiêng, in đậm)

Hòa hợp, hòa giải cho ai?

 thứ hai, 14 tháng 4, 2014 
 
Thứ trưởng Sơn là người phụ trách công việc vận động người Việt ở hải ngoại
Gần một năm sau bài trả lời phỏng vấn khá trôi chảy và bóng mượt trên Thanh Niên - một tờ báo của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam - với tiêu đề ấn tượng “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”, ông Nguyễn Thanh Sơn lại một lần nữa bắt buộc dư luận người Việt hải ngoại phải mổ xẻ tính bất xứng trong cuộc gặp gỡ đầu tháng 4/2014 của ông với một trong những nhân vật thường bị nhà cầm quyền ở Việt Nam coi là “chống Cộng” bậc nhất ở hải ngoại - thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải.
Chi tiết có thể gây cười nhiều nhất sau cuộc gặp hai bờ đối nghịch trên là tâm thế “đường ai nấy đi”.

chungta.com

No Comments


Chúng Ta.Com là một website khá hay ra đời cách nay khoảng khá lâu.
Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, web bị đóng cửa.
Vô tình, hôm nay, mình lại thấy web hồi sinh.
Trân trọng thông báo cùng các bạn.
Và dưới đây là 1 bài viết trên web này.

Bệnh tự hào của người Nga .

No Comments

Natalja Kljutcharjova

Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai.
Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”.

 Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. Dostoevsky đã miêu tả nhiều giai đoạn phát triển của căn bệnh mà giới tâm lí học hiện đại chắc sẽ gọi là một “chấn thương bỏ ngỏ” này. Nó đặc biệt ăn sâu ở những người không bao giờ ra khỏi trạng thái bị hạ nhục.