FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Tắm Thổ hụt và tắm Thổ với “tiên Nga”

No Comments



- “Chúc đi vui vẻ, nhớ đi tắm Thổ nhé.” Chúng tôi nhận được tin nhắn của anh bạn trước khi lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ. Tắm Thổ (Turkish Bath) hay nói rõ hơn là đi tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ là điều đầu tiên trong 10 điều phải làm ở Thổ Nhĩ Kỳ theo nhiều trang website và sách hướng dẫn du lịch. “Tiếng lành đồn xa” càng làm chúng tôi tò mò. “Sang tới Thổ, rất khoát phải đi tắm Thổ!”. Chúng tôi đã bàn bạc kỹ với nhau như vậy.
Điểm dừng chân đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ là một khu vực có kiến tạo địa chất bởi núi lửa có tên Cappadocia. Trên con đường quanh co của thị trấn, Ilknuk, người dẫn chương trình có chỉ cho chúng tôi một tòa nhà mái vòm nhỏ nhắn và cũ kỹ với tấm biển: “Turkish Bath” ở ngoài. “Đó là một nhà tắm Thổ, nhưng tôi không chắc về chất lượng, lên Istanbul hãy đi tắm thì tốt hơn" - Ilknuk nói.
Quá sốt ruột vì tò mò, chúng tôi muốn thử luôn ở Cappadocia. Nhưng khách sạn chúng tôi ở lại khá xa trung tâm thị trấn nơi có nhà tắm Thổ. Đành ngậm ngùi chờ khi lên tới Pamukkale, một trung tâm tắm suối nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi hỏi lễ tân khách sạn xem có thể tắm Thổ ở đâu thì được trả lời: “Ngay trong khách sạn cũng có tắm Thổ, miễn phí, xin mời các bạn.”

Chuyện trai gái thời bao cấp

No Comments

Nguyễn Quang Lập 
 
Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc quan hệ tình dục cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn  cầm tay cầm chân, ôm vai hót cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là yêu đương không đứng đắn. Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ. Cô nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái  hẹn hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình. Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.
 Hôn hít thời này bị liệt vào hành vì giao cấu, rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten những luật cấm hài hước.

The Last Waltz / Engelbert Humperdinck

No Comments


Engelbert Humperdinck (sinh Arnold George Dorsey, 02 Tháng năm 1936) là một người Anh ca sĩ nhạc pop , nổi tiếng với số lượng của những bài hát " Thả nhớ "và" The Last Waltz ", cũng như" Sau khi Lovin ' .
 
Sinh trong Madras , Ấn Độ, như một đứa trẻ Dorsey chuyển đến Leicester , Anh, nơi ông đã quan tâm đầu trong âm nhạc. Ban đầu chơi saxophone trong câu lạc bộ đêm, ông đã sớm chuyển sang ca hát, phát hành single đầu tiên của mình, "Tôi không bao giờ sẽ Fall in Love Again", trong năm 1958.  
Sau khi đấu tranh với bệnh lao , trong giữa những năm 1960 Dorsey trở lại sự nghiệp âm nhạc của mình, áp dụng nghệ danh "Engelbert Humperdinck" sau khi Đức soạn nhạc thế kỷ 19 của những vở opera . Ký hợp đồng với Decca Records , ông đã đạt được thành công ban đầu ở Bỉ sau khi đại diện cho nước Anh trong năm 1966 Knokke cuộc thi hát ở đó. Trở về Anh, ông đã phát hành một chuỗi các đĩa đơn đã chứng minh thương mại thành công cả trong nước và ở Hoa Kỳ. Đạt được một người hâm mộ sau, ông cũng fronted một loạt phim truyền hình ngắn ngủi, 

Mèo, chuột & ngoại ngữ .

No Comments

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”. Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!

Xứ người: Chính khách và ngoại ngữ
Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.
Hai năm trước đây (7-8-2007), Thủ tướng Australia, John Howard, vừa kết thúc diễn văn chào mừng ông Hồ Cẩm Đào trong một bữa tiệc chiêu đãi nhân hội nghị APEC thì ông Kevin Rudd đứng lên chào bằng tiếng Trung, không phải một câu mà phát biểu mấy phút liền. Khi đó ông Rudd thuộc Đảng Lao động đang tranh cử với Đảng Tự do Australia của đương kim Thủ tướng Howard.
Một chính khách trẻ trung, mắt xanh mũi lõ, nói tiếng Trung Quốc lầu lầu, mới nghe cứ tưởng giọng của Giang Trạch Dân, đã gây ấn tượng rất mạnh cho tất cả khách đến dự. Thấy mông mình đang nóng trên ghế, John Howard hiểu đảng của mình dễ mất chiếc ghế Thủ tướng chỉ vì đối phương biết “nỉ hảo”(!)
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Đương nhiên, không phải do thạo ngoại ngữ mà Kevin Rudd đã thắng cử sau đó 4 tháng khi ông đúng 50 tuổi, nhưng riêng việc biết tiếng Trung- ngôn ngữ của một nước đông dân nhất thế giới, và rất khó học với người phương tây đã giúp ông Rudd nhiều lợi thế, nhất là trong mắt các cử tri có học vấn.
Và đương nhiên, một nguyên thủ nói tiếng nước ngoài “như gió”, hẳn nền giáo dục đất nước ấy nói chung, việc dạy và học ngoại ngữ nói riêng trong nhà trường cũng không thể dở.
Ngoại ngữ: An ninh và sự phát triển của quốc gia
Một thời Anh, Pháp, Mỹ làm mưa gió trên thế giới nên nhiều người phải học thêm những ngoại ngữ này. Khối Đông Âu và cả Việt Nam ta khi theo Liên Xô thì phải biết tiếng Nga. Xứ Mặt trời mọc giỏi, mình cũng nên học tiếng Nhật.
Ngày nay Trung Quốc đang trở thành cường quốc, đang gia tăng sức mạnh trong khu vực và trên thế giới. Chính khách nào hiểu văn hóa, lịch sử Trung Hoa và nếu biết tiếng Trung sẽ giúp xử lý những bất đồng dễ dàng hơn, đôi khi đạt được thế thượng phong trong ngoại giao.

Yêu và ăn :) 1.2.

No Comments

Nguyễn Quang Lập
1/ Hôm qua mình cùng Tâm Chánh đi nhậu ở nhà  Võ Đắc Danh. Nhân nói chuyện các nhà văn xưa đa phần đều không có bằng đại học, Tâm Chánh hỏi rất chân thành,  nói anh Lập có đi học đại học không. Tự nhiên nhớ cái thời sinh viên, cái thời khốn khó nhưng vui cực. Ngẫm lại chẳng có thời nào vui như thời này.

            Mình và thằng Viết ( Nguyễn Xô Viết) có giấy báo trúng tuyển Bách Khoa Hà Nội cùng một ngày. Mình nhớ khi đó mình đang đi nhặt phân bò ngoài đồng, con Vị hàng xóm tất tả chạy ra đồng hai tay vẫy vẫy, nói vơ anh Lập nời, anh trúng Đại học rồi.
Mình vất cả gánh phân bò chạy về nhà. Con Vị chạy theo mình vừa thở vừa hỏi, nói Bách Khoa là răng, là trăm khoa à, anh phải học hết cả trăm khoa à. Mình chẳng biết trả lời sao, nào có biết Bách Khoa là gì, thấy bạn bè tranh nhau thi vào Bách Khoa mình cũng thi, đứa nào cũng đăng kí Khoa vô tuyến điện mình cũng đăng kí, cũng chả biết vô tuyến điện là cái gì.
            Chiều đó mạ mình chạy ra chợ mua 2 đồng mực tươi, loại mực cơm nhỏ bằng ngón tay cái. Món này mình rất thích, bây giờ vẫn thích, đây là món duy nhất mình ăn không biết chán. Suốt bữa cơm bà cứ gắp hết con này đến con khác cho mình, nói ăn đi con, ra Hà Nội không có mực tươi mô con. Rồi bà khóc tủi, chắc là bà cảm phận nghèo mà khóc, con cái đỗ vào đại học mà không thể làm mâm cỗ để ăn mừng. Ba mình đi vay hàng xóm được ba chục đồng cho mình, anh chị em bà con kẻ cho ba đồng người cho năm đồng, cộng lại đúng 108 đồng, đó là món tiền duy nhất mình nhận được từ gia đình. Từ đó cho đến khi ra trường mình đều tự kiếm sống lấy, không phải xin gia đình nữa, vì nếu có hỏi xin thì ba mình cũng chỉ có một cách duy nhất là chạy đi vay mượn.