FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Mèo, chuột & ngoại ngữ .

No Comments

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”. Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!

Xứ người: Chính khách và ngoại ngữ
Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.
Hai năm trước đây (7-8-2007), Thủ tướng Australia, John Howard, vừa kết thúc diễn văn chào mừng ông Hồ Cẩm Đào trong một bữa tiệc chiêu đãi nhân hội nghị APEC thì ông Kevin Rudd đứng lên chào bằng tiếng Trung, không phải một câu mà phát biểu mấy phút liền. Khi đó ông Rudd thuộc Đảng Lao động đang tranh cử với Đảng Tự do Australia của đương kim Thủ tướng Howard.
Một chính khách trẻ trung, mắt xanh mũi lõ, nói tiếng Trung Quốc lầu lầu, mới nghe cứ tưởng giọng của Giang Trạch Dân, đã gây ấn tượng rất mạnh cho tất cả khách đến dự. Thấy mông mình đang nóng trên ghế, John Howard hiểu đảng của mình dễ mất chiếc ghế Thủ tướng chỉ vì đối phương biết “nỉ hảo”(!)
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Đương nhiên, không phải do thạo ngoại ngữ mà Kevin Rudd đã thắng cử sau đó 4 tháng khi ông đúng 50 tuổi, nhưng riêng việc biết tiếng Trung- ngôn ngữ của một nước đông dân nhất thế giới, và rất khó học với người phương tây đã giúp ông Rudd nhiều lợi thế, nhất là trong mắt các cử tri có học vấn.
Và đương nhiên, một nguyên thủ nói tiếng nước ngoài “như gió”, hẳn nền giáo dục đất nước ấy nói chung, việc dạy và học ngoại ngữ nói riêng trong nhà trường cũng không thể dở.
Ngoại ngữ: An ninh và sự phát triển của quốc gia
Một thời Anh, Pháp, Mỹ làm mưa gió trên thế giới nên nhiều người phải học thêm những ngoại ngữ này. Khối Đông Âu và cả Việt Nam ta khi theo Liên Xô thì phải biết tiếng Nga. Xứ Mặt trời mọc giỏi, mình cũng nên học tiếng Nhật.
Ngày nay Trung Quốc đang trở thành cường quốc, đang gia tăng sức mạnh trong khu vực và trên thế giới. Chính khách nào hiểu văn hóa, lịch sử Trung Hoa và nếu biết tiếng Trung sẽ giúp xử lý những bất đồng dễ dàng hơn, đôi khi đạt được thế thượng phong trong ngoại giao.

Yêu và ăn :) 1.2.

No Comments

Nguyễn Quang Lập
1/ Hôm qua mình cùng Tâm Chánh đi nhậu ở nhà  Võ Đắc Danh. Nhân nói chuyện các nhà văn xưa đa phần đều không có bằng đại học, Tâm Chánh hỏi rất chân thành,  nói anh Lập có đi học đại học không. Tự nhiên nhớ cái thời sinh viên, cái thời khốn khó nhưng vui cực. Ngẫm lại chẳng có thời nào vui như thời này.

            Mình và thằng Viết ( Nguyễn Xô Viết) có giấy báo trúng tuyển Bách Khoa Hà Nội cùng một ngày. Mình nhớ khi đó mình đang đi nhặt phân bò ngoài đồng, con Vị hàng xóm tất tả chạy ra đồng hai tay vẫy vẫy, nói vơ anh Lập nời, anh trúng Đại học rồi.
Mình vất cả gánh phân bò chạy về nhà. Con Vị chạy theo mình vừa thở vừa hỏi, nói Bách Khoa là răng, là trăm khoa à, anh phải học hết cả trăm khoa à. Mình chẳng biết trả lời sao, nào có biết Bách Khoa là gì, thấy bạn bè tranh nhau thi vào Bách Khoa mình cũng thi, đứa nào cũng đăng kí Khoa vô tuyến điện mình cũng đăng kí, cũng chả biết vô tuyến điện là cái gì.
            Chiều đó mạ mình chạy ra chợ mua 2 đồng mực tươi, loại mực cơm nhỏ bằng ngón tay cái. Món này mình rất thích, bây giờ vẫn thích, đây là món duy nhất mình ăn không biết chán. Suốt bữa cơm bà cứ gắp hết con này đến con khác cho mình, nói ăn đi con, ra Hà Nội không có mực tươi mô con. Rồi bà khóc tủi, chắc là bà cảm phận nghèo mà khóc, con cái đỗ vào đại học mà không thể làm mâm cỗ để ăn mừng. Ba mình đi vay hàng xóm được ba chục đồng cho mình, anh chị em bà con kẻ cho ba đồng người cho năm đồng, cộng lại đúng 108 đồng, đó là món tiền duy nhất mình nhận được từ gia đình. Từ đó cho đến khi ra trường mình đều tự kiếm sống lấy, không phải xin gia đình nữa, vì nếu có hỏi xin thì ba mình cũng chỉ có một cách duy nhất là chạy đi vay mượn.

Một thí nghiệm về quyền lực.

No Comments


Quyền lực, về bản chất là khả năng hành động của A gây ảnh hưởng lên B. Nói cách khác, A chỉ có quyền lực khi B tin rằng A có quyền lực, và B phục tùng A.
Các nhà khoa học làm một thí nghiệm bằng cách cho một thanh niên trông giống sinh viên, ăn mặc “bụi phủi” và một người đàn ông trung niên, ăn mặc giống một doanh nhân thành đạt đi bộ băng qua đường trong khi đèn vẫn đỏ. Họ muốn biết có bao nhiêu người đang đứng đợi sẽ phạm luật bằng cách đi theo cậu sinh viên hoặc ông doanh nhân. Thật thú vị, số người đi theo người đàn ông trông giống doanh nhân cao gấp 3,5 lần số người đi theo cậu sinh viên. Điều này chứng tỏ, con người dễ dàng bị ảnh hưởng và làm theo những người được coi là “khả kính”, cho dù điều đó phạm luật.

Canh phé của V.Putin.

No Comments



Giống như mọi ván cờ , "bàn cờ" thế giới cũng luôn mang cho người coi nhiều thú vị.
Thân mời các bạn coi bài viết sau của tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa.
******* 
Hoa Kỳ thất thế trong canh bạc tại Syria, nhưng vẫn có thể phản công

Bài diễn văn tối Thứ Ba mùng 10 của Tổng thống Barack Obama đã đẩy lui nguy cơ chiến tranh tại Syria nhưng lại mở ra một trận đấu về ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga, một trong nhiều cuộc đấu trí giữa hai nước.
Trước hết, Tổng thống Obama tự đặt mình vào hoàn cảnh khó xử nên sau cùng phải vớ lấy giải pháp giả tạo do Tổng thống Vladimir Putin đặt ra và làm suy yếu tư thế toàn cầu của nước Mỹ.
Sau khi tuyên bố từ Tháng Ba năm kia, rằng lãnh tụ Bashar al-Assad tại Syria "phải ra đi" khi đàn áp người dân biểu tình, Obama thấy lời tuyên bố không công hiệu. Ông từng khẳng định là Tổng thống Hosni Mubarak của Egypt phải ra đi và may quá quân đội Ai Cập đã bắt Mubarak từ chức, mà không để làm đẹp lòng nước Mỹ. Tại Syria, lời nói của Tổng thống Mỹ thiếu sức mạnh vì thường dân vẫn bị sát hại và nội chiến cứ lan rộng....
Ông Obama bèn tìm áp lực thay đổi ở Syria mà Hoa Kỳ khỏi cần động binh.

Đà Lạt của Khánh Ly.

No Comments


Vì sao nhiều người chỉ thấy  Khánh Ly hát nhạc TCS là hay nhất ? Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn sau khi đọc bài viết sau:

Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.