FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Mối tình rùng rợn với Saddam Hussein

No Comments


(Tamnhin.net) - Parisoula Lampsos trở nên nổi tiếng thế giới vào năm 2004, không lâu trước khi quân đội Mỹ và đồng minh tấn công Iraq. Lúc bấy giờ trong một bài trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình, bà tuyên bố rằng mình là tình nhân của Cố tổng thống - nhà độc tài Saddam Hussein, ông này đã bị tòa án Iraq treo cổ. Câu chuyện tình rùng rợn được bà kể lại là một bài học lịch sử không chỉ của riêng ai.

Lần đầu tiên tôi gặp Saddam Hussein năm 16 tuổi. Tôi không sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ này: không ai có thể nói với tôi rằng cuộc đời tôi sẽ có một bước ngoặt như thế nào sau buổi tối hôm đó. Trước mùa hè năm 1968, mọi chuyện trong đời tôi đều êm ả. Tôi chỉ sợ một điều – có ai đó trong gia đình tôi sẽ tức giận tôi. Người ta đặt nhiều hy vọng về tôi. Và mong tôi cam phận.

Học để biết hay để làm ?

No Comments


Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa.

Có tự biết mình / Kiến thức / Hạt giống

No Comments



- " Có tự biết mình thì mới tự điều khiển mình được" - Henry Bordeaux

- " Kiến thức là kho báu, mà thực hành là chìa khoá" - Thomas Fuller

-" Hạt giống chỉ trở thành hoa khi nó nhận được ánh Mặt trời và nước" - L.Gottschalk

- " Nếu như trí tuệ là cái vốn quí nhất và hữu ích nhất thì sự hài hước là tính dễ chịu nhất của con người " - Swift

- " Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người thường cũng làm được những việc phi thường " . Descartes

-" Cuộc đời là Thiên đàng với những ai biết đắm say sự vật quanh mình " -L.Buscaglia


- " Tuổi trẻ không phải là giai đoạn của cuộc sống mà là trạng thái của trí tuệ tâm hồn " - Nguyễn Tất Thịnh .




 

Người Việt cần biết gì về Phương Tây?

No Comments


Tiến sĩ Kim Huỳnh
Gửi cho BBC Vietnamese.com  từ Đà Nẵng

Lối sống Phương Tây ngày càng hiện rõ ở các thành phố Việt Nam
Hiện nay nhiều thanh niên Việt Nam muốn đi du học và sinh sống ở các nước Phương Tây, nhất là những nước nói Tiếng Anh như Úc, Mỹ, Anh và Canada.

Nhưng ấn tượng của họ về xã hội và con người phương Tây nhiều khi sai lầm, hạn hẹp hoặc giản đơn. Một số người nghĩ Phương Tây giống như thiên đàng: một nơi mà mình chắc hẳn được giàu có, hạnh phúc và tự do.
Một số khác thấy xã hội ở các nước Phương Tây nguy hiểm, xa lạ và không bao giờ hợp với cách sống của người Việt. Ai đúng hơn? Phương Tây sự thật như thế nào?

Khi người tây làm ngề thầy cúng tại Việt Nam.

No Comments

 
Paul Sorrentino là người Pháp gốc Ý, sinh năm 1983, biệt danh: “thầy Tây”. Nghề chính của Paul: giảng viên tại trường Đại học Paris 5 - chuyên ngành dân tộc học. Công việc hiện nay: nghiên cứu tập tục thờ cúng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội. Công việc thường ngày: làm thầy cúng. Sở thích: chơi nhạc thể nghiệm với các nghệ sĩ Việt Nam. Paul nói thông thạo tiếng Việt và đến Hà Nội từ năm 2004.

* Cơn cớ nào khiến anh có mặt ở đây vậy, Paul?

- Năm 2004 tôi đến Hà Nội để du lịch. Khi đến đây, tôi có một cảm giác và tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam. Vì không biết gì về những người dân ở đây cả, nên tôi muốn tìm hiểu thêm. Khi về Pháp, tôi học cùng lúc hai trường: học xã hội học ở Paris 5 và học tiếng Việt tại Học viện Quốc gia ngôn ngữ Văn hoá Phương Đông (INALCO). Lúc đó, tôi biết mình cần phải chọn một nơi để nghiên cứu và nơi đó chắc chắn là Việt Nam. Ban đầu, tôi chưa có kế hoạch là nghiên cứu về tập tục thờ cúng ở đây đâu vì tôi đã có kế hoạch khác. Nhưng sau khi nói chuyện với các giáo sư ở Pháp, rồi đến và sống tại Hà Nội, đọc sách về văn hoá Việt, tôi nhận ra đời sống tâm linh rất quan trọng ở Việt Nam và tôi quyết định sẽ đi vào con đường này.