FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Chiếc tủ thờ Nhật Bản.

No Comments


GN - Rất khác với cách thờ của nhiều nước, hình ảnh Đức Phật được tôn trí lúc nào cũng có thể nhìn thấy, tủ thờ Phật của người Nhật luôn được đóng cửa lại, chỉ mở ra khi lễ Phật và một số ngày trọng đại.
Chiều Chủ nhật đầu năm 2013, người phụ nữ da trắng đã ngũ tuần, trao cho tôi tượng Phật và một tủ gỗ nhỏ màu đen được quấn dây nhiều vòng kỹ lưỡng. Bà thỉnh thoảng gặp tôi tại các lễ hội văn hóa đa quốc gia mà tôi thường dẫn đoàn múa Phật giáo đi trình diễn. Bà cho biết cha bà theo đạo Phật đã 20 năm, vừa qua đời, bà muốn gởi tặng đồ thờ phượng người cha để lại. Theo lời bà, những món đồ này chắc cũng 100, 200 năm xưa cổ.

tu tho 2.JPG
Chiếc tủ thờ Nhật Bản
Tôi cám ơn bà, hứa sẽ trân quý, gìn giữ những tặng phẩm này. Tượng Phật bằng gỗ có nét cổ xưa như đã trải qua hàng mấy trăm năm, tỏa nét từ bi thanh tịnh. Tôi cung kính an vị Ngài trong tủ kính gồm những tượng Phật khác tôi sưu tầm được.

Hạnh phúc là gì ?

No Comments


Trân trọng giới thiệu với các bạn một bài viết hay được trích dẫn từ www.chungta.com  ( một website hay nhưng không còn tồn tại !! ) bài viết dài, mình đã lược bỏ nhiều nội dung quá sâu
I. Hạnh phúc là gì?
1. Đặt vấn đề
Con người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị.  Tuy nhiên, ngay cả khi các quyền ấy đã thuộc về con người rồi mà họ vẫn không có hạnh phúc. Điều đó cho thấy, con người vẫn có những nhầm lẫn trong việc nhận thức về hạnh phúc. Hạnh phúc là mục tiêu của cuộc sống con người, mục tiêu của sự phát triển. Suy ra cho cùng, tất cả ý nghĩa, giá trị, niềm vui của cuộc sống đều được gói gém trong khái niệm hạnh phúc. Nhưng trong quá trình đi tìm hạnh phúc, con người lại khoanh khái niệm này thành những mục tiêu rất hạn hẹp và cụ thể, ví dụ quy thành niềm vui, hay sự thỏa mãn...
Khi chúng ta thỏa mãn dừng lại ở những khái niệm chung chung thì con người bỗng nhiên cũng mất phương hướng, bởi con người không được hưởng thụ thành quả của cuộc truy đuổi về mặt ý thức, về mặt tinh thần với những khái niệm như vậy. Và nếu không nghiên cứu được nội dung các khái niệm cơ bản đó, chúng ta sẽ không hiểu tại sao mà loài người vẫn không hạnh phúc. Vậy, hạnh phúc có phải là một trạng thái tinh thần nhất thời của con người và có đơn giản chỉ là sự thỏa mãn các đòi hỏi hay không? Bản chất của hạnh phúc thật sự là gì? Do vậy, tôi muốn truy đuổi khái niệm hạnh phúc để tìm ra đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người.

Hàm Tây Du Ký.

No Comments


Anh Hữu Hiền ở công ty phần mềm Sài Gòn là tác giả của ý tưởng này. Anh đã áp dụng thành công ý tưởng này khi làm nhân sự tại công ty anh.

Theo anh, hàm Tây Du Ký được viết như sau :

f(X) = Đường Tăng ( ĐT) x Tề Thiên (TT) x Bát Giới (BG) x Sa Tăng (ST) =1

Ý nghĩa : Một con người luôn có 4 yếu tố :
ĐT   :Đạo đức, từ bi,  nhưng đôi khi quá cả tin, ít trí tuệ.
TT    :Tinh thông, thông thạo, có  năng lực, nhiều kỹ năng , nhanh nhạy khéo léo nhưng đôi khi kiêu ngạo
BG  : Lười biếng, tham lam, ham ngủ nghỉ..
ST   : Chuyên cần, nhẫn nhịn , tin tưởng người giỏi.

Các yếu tố này luôn thay đổi, lý tưởng khi các yếu tố này ở các mức độ vừa đủ. Bằng nhiều cách, có thể thay đổi phần nào mức độ các yếu tố này .Ví dụ:

- Đào tạo, huấn luyện để tăng yếu tố Tề Thiên.
- Kỷ luật, nội quy quy định, thưởng phạt hạn chế yếu tố Bát Giới.

Tuy nhiên, các yếu tố này luôn đã được "định sẵn" ở mức độ nhất định khác nhau ở mỗi con người khác nhau. Nhiệm vụ là xác định đúng để đặt họ ở những vị trí công việc phù hợp.

Vài nét về nghề quản lý nhân sự.

No Comments


Quản lý nhân sự là gì? 
Do phát triển, khoa học quản lý ngày nay đã chỉ ra hai tài nguyên mà mọi tổ chức doanh nghiệp đều có là Nhân Lực và Tài Chính.
Nhân lực được đưa lên vị trí hàng đầu vì con người luôn là trung tâm của sự phát triển và như ông bà ta thường nói : "người làm ra của chứ của không làm ra người"
Và quản lý nhân sự chính là quản lý tài nguyên nhân lực nói trên.
***
Như nội dung bài viết khác đã định nghĩa : quản lý bao gồm : hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.
Vậy là để làm tốt 4 việc trên thì chỉ có một cách duy nhất là  hiểu biết con người ở thật nhiều khía cạnh. ( hay còn gọi là góc nhìn) . Có như vậy mới áp dụng các kỹ thuật phù hợp để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm thiểu nhược điểm, phá huy ưu điểm.

Có bao nhiêu mảng công việc ?
Tùy thuộc quy mô và mô hình tổ chức mà có thể có :
-  MảngTuyển dụng.
- Mảng phụ trách, quản lý  lương thưởng & phúc lợi, đánh giá nhân viên.
- Mảng phân tích công việc.
- Mảng về an toàn nghề nghiệp, y tế..
- Mảng đào tạo, huấn luyện.

Điều kiện thành công : 3 điều kiên + 4 công.
  1.  Người làm nhân sự phải cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe.
  2.  Khả năng đánh giá và suy xét thận trọng.
  3. Thấm nhuần văn hóa công ty 
Trong mọi trường hợp, 4 công : Công bằng. Công Minh, Công khai. Công tâm phải được chú ý để đạt tới. 


Con người nhìn bằng gì ?

No Comments


Tác giả : GS. TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Chắc hẳn có nhiều bạn đọc không muốn trả lời câu hỏi trên vì nghĩ rằng nó quá dễ, đến mức trẻ mẫu giáo cũng trả lời được: con người nhìn bằng mắt! xin thưa: câu trả lời như vậy chỉ đúng 50%, nghĩa là đạt mức trung bình. còn muốn chính xác 90 hoặc 100%, xin mời các bạn đọc thêm bài viết dưới đây.

MẮT CON NGƯỜI VÀ MẮT ĐỘNG VẬT

Trước tiên xin lưu ý: Câu hỏi liên quan đến “con” người, nghĩa là một thực thể ở mức cao nhất của hệ động vật. Như vậy ta thử bắt đầu xem từ những “con” khác ở những mức thấp hơn để dễ so sánh và nhận biết.
Trong quá trình tiến hóa của sinh giới, không phải loài động vật nào cũng có mắt: ví dụ loài cá lưỡng tiêm, có kích thước bé bằng con dao nhỏ, thường sống ở ven biển hoặc giữa đại dương, chúng không hề có mắt riêng biệt mà chỉ có những tế bào cảm quang hiện diện dọc ống thần kinh. Vì cơ thể chúng trong suốt nên ánh sáng dễ dàng lọt qua để tác động trên các tế bào cảm thụ đó và giúp chúng phân biệt được những vùng sáng và tối. Như thế, dạng tổ tiên của loài động vật có xương sống (và sau này của con người) bắt đầu nhìn bằng... hệ thần kinh. Rồi sinh giới cứ phát triển và tiến hóa. Trong quá trình thích nghi với môi trường sống mới, cơ thể động vật không còn trong suốt nữa và những tế bào cảm quang kiểu cá lưỡng tiêm không còn phù hợp nên đã có sự thay thế chúng bằng những tế bào cảm quang ở mặt ngoài cơ thể. Ví dụ như giun đất: nó không có mắt nhưng trên da lại có vô số những tế bào cảm quang để tiếp nhận ánh sáng, nghĩa là có vô số “mắt nhỏ” ở da. Những con mắt đó rất thô sơ, vì vậy phải có số lượng rất lớn. Nhưng trong quá trình tiến hóa của sinh giới, nếu mắt cứ tồn tại rải rác ở trên da thì thật phiền phức và không thích hợp, vì vậy đến một mức độ phát triển của sinh vật, phần cao cấp nhất của hệ thần kinh (tức là não) phát triển mạnh thành 2 mấu nhỏ để tách riêng rồi “di cư” đến da và tiến triển để tạo ra... hai mắt. Như vậy, mắt chỉ là một phần của não......