FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Tình yêu thôi màu xanh.

No Comments



Ở Việt Nam, không kể đến các tên tuổi hòa tấu sau này như Kitaro hay Kenny G, Paul Mauriat cùng với Richard Clayderman từng chiếm lĩnh gần như hoàn toàn dòng nhạc hòa tấu, từ các bản nhạc nền trên đài phát thanh, đài truyền hình lẫn nhạc lồng vào các mẫu quảng cáo. Dĩ nhiên, thời còn sử dụng những đĩa vinyl 33,3 vòng, các tên tuổi hòa tấu kỳ cựu hơn như Percy Faith, Bert Kaempfert, Henry Mancini vẫn xuất hiện nhưng Paul Mauriat vẫn làm bá chủ trong những năm 80. Châu Âu và châu Á, đặc biệt là Nhật, chính là lãnh địa của Paul Mauriat nhưng ở Mỹ, Paul không được đánh giá cao. Mẫu tin đăng trên New York Times được lấy từ hãng tin AFP của Pháp.


Giống như con đường của nhiều nhạc sĩ khác, Paul Mauriat xuất thân từ gia đình có nguồn gốc lâu đời là nhạc sĩ nhạc cổ điển nên ông cũng được hướng đi theo con đường này nhưng khi lớn lên, ông đi lệch hướng với truyền thống gia đình, chuyển sang jazz và pop. Năm 17 tuổi, Paul tập hợp một dàn nhạc và bắt đầu đi lưu diễn ở châu Âu. Những buổi diễn này khiến cây đại thụ nhạc Pháp Charles Aznavour để ý đến và Charles mời Paul soạn và chỉ huy dàn nhạc cho mình. Nhờ đó, Paul bắt đầu có cơ hội làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng người Pháp khác như Léo Ferré, Dalida, Mireille Mathieu, Jean Sablon, Raymond Lefevre.

Cuộc đời/ Hứa / Tuổi thọ

No Comments


- Cuộc đời không ngợi khen những gì bạn biết mà chỉ tưởng thưởng cho những gì bạn làm - Napoleon Hill

- Hãy hứa ít và làm nhiều - Tục ngữ Do Thái

-Tuổi thọ đời người tính bằng thời gian, giá trị đời người tính bằng sự cống hiến - Beethoven

Trịnh Công Sơn giác ngộ cách mạng?

No Comments


Viết về Trịnh Công Sơn thấy dễ mà khó. Dễ là những gì đã thể hiện trong tác phẩm âm nhạc ông tưởng chừng đã nói hết. Tình yêu, thân phận con người, màu da, chiến tranh.
Nhưng khó thi thoảng vẫn có những bài viết đặt lại vấn đề này, nọ về tư cách con người của ông. Có bài gây sóng gió dữ dội vì chính người viết lại là bạn bè thân thiết một thời của ông nên càng như đổ lửa thêm dầu vào dư luận.
Trong hạn hẹp của bài viết nhỏ này tôi muốn nhấn mạnh vào những tư liệu mới mà tôi vừa tìm thấy được trong thư viện của gia đình tôi.
Qua đó cung cấp thêm một cái nhìn vào con người và tính cách Trịnh Công Sơn. Cũng có thể chủ quan nhưng ít ra từ những nhân chứng còn sống góp thêm một cái nhìn vào người nhạc sĩ vĩ đại này.

Tạo của cải cho số ít là thiếu văn minh

No Comments

                                Giáo sư Tim Jackson


Giáo sư Tim Jackson, Tác giả cuốn Giàu có Không Bao hàm Tăng trưởng – Kinh tế cho một hành tinh có hạn chế
Mỗi xã hội đều dựa vào một huyền thoại nào đó và sống theo đó. Huyền thoại của chúng ta là tăng trưởng kinh tế.
Trong vòng năm thập niên qua việc theo đuổi tăng trưởng đã trở thành mục tiêu về chính sách quan trọng duy nhất tại nhiều nơi trên thế giới.
Nền kinh tế toàn cầu giờ đây lớn gấp năm lần so với nửa thế kỷ trước.
Cứ đà tăng trưởng này thì đến năm 2100 nó sẽ lớn gấp 80 lần.
Đà tiến hoạt động kinh tế toàn cầu sôi động một cách lạ thường này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Nó hoàn toàn không thích ứng với nguồn tài nguyên hạn chế và hệ sinh thái mong manh mà sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào. Và kèm theo đó là sự xuống cấp của khoảng 60% hệ sinh thái toàn cầu.
Hầu như chúng ta thường lảng tránh những con số gây choáng ngợp này. Tăng trưởng thì vẫn phải tăng, chúng ta quả quyết.
Những lý do để nhắm mắt làm ngơ đồng loạt này dễ thấy.
Chủ nghĩa tư bản phương tây được cấu trúc dựa trên tăng trưởng để đảm bảo ổn định. Khi tăng trưởng bị chững lại – như xảy ra gần đây – các chính khách bị hoang mang.
Các doanh nghiệp chật vật tồn tại. Mọi người mất việc, và đôi khi mất cả nhà nữa. Vòng xoáy suy thoái hé lộ dần.
Chất vấn tăng trưởng được coi là hành động của những kẻ mất trí, của người lý tưởng hóa và các nhà hoạt động cách mạng.
Nhưng chúng ta vẫn phải xem xét vấn đề này. Huyền thoại về tăng trưởng kinh tế đã cho chúng ta bài học thất bại.

Cây lá màu - Cây chơi lá.

No Comments





Thú vui chơi cây cảnh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, tôi nghĩ nó ra đời sau việc đưa súc vật vào thuần hóa vì đơn giản là chơi ( nuôi ) cây khó phục vụ việc ăn hơn nhiều

Về cơ bản, hiện nay, người ta chơi hai loại : loại chơi Hoa và loại chơi Lá.
-Chơi hoa thì khó hơn vì phải nuôi dưỡng tốt, ánh nắng phải đủ đầy thì cây mới luôn trổ bông được, ngoài lý do đó, còn một lý do nữa đó là nói chung chúng mắc tiền hơn loại kia
- Chơi lá thì dễ hơn. Chắc các bạn chưa bít về việc này có vẻ hơi ngạc nhiên ?! Ai lại đi chơi lá !!.
Đúng đó. Nhũng cây được người tha chơi thường có lá có các màu sắc, hình thù, vân hoa ..
- Thế đấy
!! Cũng tùy người nhưng , nếu bạn thấy cái đẹp của hoa, lá cây có nghĩa là bạn đã nhận được một giá trị từ bản thân cây đó và cũng là từ cuộc sống của chính bạn rồi đó, vân của chính Bạn .
Thân mến!