FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Tạo của cải cho số ít là thiếu văn minh -->

Tạo của cải cho số ít là thiếu văn minh

No Comments

                                Giáo sư Tim Jackson


Giáo sư Tim Jackson, Tác giả cuốn Giàu có Không Bao hàm Tăng trưởng – Kinh tế cho một hành tinh có hạn chế
Mỗi xã hội đều dựa vào một huyền thoại nào đó và sống theo đó. Huyền thoại của chúng ta là tăng trưởng kinh tế.
Trong vòng năm thập niên qua việc theo đuổi tăng trưởng đã trở thành mục tiêu về chính sách quan trọng duy nhất tại nhiều nơi trên thế giới.
Nền kinh tế toàn cầu giờ đây lớn gấp năm lần so với nửa thế kỷ trước.
Cứ đà tăng trưởng này thì đến năm 2100 nó sẽ lớn gấp 80 lần.
Đà tiến hoạt động kinh tế toàn cầu sôi động một cách lạ thường này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Nó hoàn toàn không thích ứng với nguồn tài nguyên hạn chế và hệ sinh thái mong manh mà sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào. Và kèm theo đó là sự xuống cấp của khoảng 60% hệ sinh thái toàn cầu.
Hầu như chúng ta thường lảng tránh những con số gây choáng ngợp này. Tăng trưởng thì vẫn phải tăng, chúng ta quả quyết.
Những lý do để nhắm mắt làm ngơ đồng loạt này dễ thấy.
Chủ nghĩa tư bản phương tây được cấu trúc dựa trên tăng trưởng để đảm bảo ổn định. Khi tăng trưởng bị chững lại – như xảy ra gần đây – các chính khách bị hoang mang.
Các doanh nghiệp chật vật tồn tại. Mọi người mất việc, và đôi khi mất cả nhà nữa. Vòng xoáy suy thoái hé lộ dần.
Chất vấn tăng trưởng được coi là hành động của những kẻ mất trí, của người lý tưởng hóa và các nhà hoạt động cách mạng.
Nhưng chúng ta vẫn phải xem xét vấn đề này. Huyền thoại về tăng trưởng kinh tế đã cho chúng ta bài học thất bại.


'Đầu cơ thả phanh'
Tăng trưởng đã chẳng giúp được gì cho hai tỉ người chỉ sống với dưới hai đôla một ngày.
Nó đã làm đổ vỡ hệ sinh thái mong manh mà ta vẫn phụ thuộc vào để tồn tại. Nó đã thất bại, một cách ngoạn mục, bằng những cách riêng của nó, trong nỗ lực tạo ra một nền kinh tế ổn định và đảm bảo cuộc sống mọi người.
"Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh"
Giáo sư Tim Jackson
Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh.
Nhưng khủng hoảng kinh tế cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để đầu tư vào sự thay đổi. Để loại bỏ kiểu nghĩ ngắn đã làm hoen ố xã hội suốt bao nhiêu năm.
Để tiến hành một cuộc đại tu tận gốc các thị trường tư bản vốn hoạt động yếu kém.
Thực trạng đầu cơ vô độ về hàng hóa và các sản phẩm tài chính đưa thế giới tài chính đến bờ vực sụp đổ chỉ ba năm trước đây.
Nó cần phải được thay đổi bởi một cơ chế đồng vốn khác lâu dài hơn, chậm rãi hơn.
Đầu tư vững chắc vào tài sản có giá trị lâu dài: đầu tư vào công nghệ sạch với hàm lượng các-bon thấp; vào y tế và giáo dục; vào nhà cửa chất lượng tốt và hệ thống giao thông hiệu quả; vào các khu nhà công và không gian mở. Đầu tư vào tương lai của cộng đồng chúng ta.
'Đại tu doanh nghiệp'
Doanh nghiệp cũng tới lúc cần phải đại tu.
Kiếm lời một cách tàn nhẫn từ tiền thuế của người dân là vô đạo đức. Bàn tay vô hình của thị trường phải được thuần hóa để phục vụ mọi người.
Những chủ tịch tập đoàn biết nhìn xa trông rộng từ những công ty có chiến lược đã hiểu được những đòi hỏi này.
Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội đã bắt đầu là phát triển mạnh trong nền kinh tế sau khủng hoảng.
Sửa sai cho nền kinh tế chỉ là một phần của cuộc chiến.
Chúng ta cũng phải đối diện với cái logic cuộn thừng của chủ nghĩa tiêu dùng.
Ngày tháng mà ta tiêu tiền mà ta không sở hữu vào những thứ ta không cần chỉ cốt để làm người khác phải trầm trồ đã hết rồi.
Sống lành mạnh là phải có nguồn dinh dưỡng tốt, có nhà cửa khấm khá, là tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ chất lượng cao, cộng đồng bình ổn, và hài lòng với công việc.
Giàu có – với cách hiểu nào đi nữa về ngôn từ, cũng vượt quá sự quan ngại về vật chất.
Nó phụ thuộc vào tình yêu của chúng ta cho gia đình, trong sự giúp đỡ bạn bè quanh ta.
Nó chính là sức mạnh của cộng đồng chúng ta, trong khả năng mà chúng ta có thể tham gia sâu rộng vào cuộc sống xã hội một cách có ý nghĩa cũng như có mục đích cho cuộc sống của chúng ta.
Thách thức đối với xã hội là phải tạo được những điều kiện để điều đó thành hiện thực.
Bài 2 :
Đến thời điểm này một điều đã chắc chắn: Chúng ta đang sống cuộc khủng hoảng kinh tế dài nhất trong lịch sử thế giới. Sau gần bốn năm thay vì ra khỏi khủng hoảng, thế giới chỉ bắt đầu một giai đoạn suy thoái mới.
Khi cuộc khủng hoảng bùng phát năm 2008, các chính quyền trên thế giới đã đồng loạt khẩn cấp bơm tiền vào hệ thống ngân hàng. Đây được ví như là biện pháp băng bó cấp cứu chờ đợi những giải pháp thực sự. Bởi, người ta đã chỉ vay thêm và bơm thêm tiền vào một sinh hoạt kinh tế đang rối loạn vì khối lượng tiền tệ quá lớn và các khối nợ, công cũng như tư, quá cao. Nhiều tiếng nói đúng đắn đã cất lên cảnh giác rằng phải có những biện pháp rất triệt để và cuộc khủng hoảng có thể kéo dài rất lâu.
Tại sao? Lý do đầu tiên là vì đây không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng tài chính như người ta lầm tưởng lúc ban đầu. Nếu chỉ vì lý do tài chính thì nó đã không xẩy ra bởi vì các định chế tiền tệ quốc tế không thiếu và hoạt động khá mạnh, mặt khác các nước mạnh nhất cũng gặp và trao đổi với nhau thường xuyên. Cuộc khủng hoảng đã xẩy ra sau khi người ta đã làm tất cả để tránh cho nó đừng xẩy ra. Nó đã xảy ra sau khi các nước giàu mạnh không còn chạy trốn sự thực được nữa vì đã tựa lưng vào chân tường.
Đó là một cuộc khủng hoảng về mô thức kinh tế.
Mô thức kinh tế trong hai mươi năm qua là gì? Trong các nước phát triển đó là sự kích thích chi tiêu để gia tăng GDP, ngay cả với cái giá là phải vay nợ ngày càng nhiều. Trong các nước đang phát triển đó là xuất khẩu thật nhiều hàng hoá với giá rẻ, bằng cách bóc lột công nhân dã man và hủy hoại môi trường sinh sống một cách điên cuồng. Hậu quả là, các dân tộc đã giàu có hưởng thụ quá mức sự giàu có của mình cho phép, trong khi các dân tộc nghèo khổ lại phải chịu đựng sự nghèo khổ hơn mức độ mà tình trạng của mình bắt buộc.
Điều nghịch lý là, các nước nghèo cho các nước giàu vay tiền để có thể tiếp tục tiêu thụ và nhập khẩu. Thế giới ngày một bất công hơn, vô lý hơn và ô nhiễm hơn, Cuối cùng khủng hoảng đã đến khi các nước giàu không thể vay thêm được nữa bởi vì khả năng hoàn trả đã kiệt quệ và phải bắt đầu một giai đoạn cố gắng và cần kiệm lâu dài để phục hồi.
Mô thức kinh tế này là sản phẩm của một văn hóa chính trị bệnh hoạn. Trong đó, tại các nước dân chủ, các cấp lãnh đạo cao nhất được bầu ra vì trẻ đẹp, hùng biện, giỏi truyền thông và biết tranh cử thay vì lý tưởng, kinh nghiệm, bản lĩnh và thành tích. Các cấp lãnh đạo như thế vừa không muốn vừa không thể áp đặt những cố gắng lớn, như thăng tiến dân chủ và nhân quyền, gia tăng áp lực lên các chế độ độc tài, cầm kiệm về mặt kinh tế. Họ chỉ có thể đưa ra và thực hiện những chính sách thực tiễn, nghĩa là dễ dãi và ngắn hạn, như kích thích tối đa tiêu thụ.
Suy thoái kinh tế dĩ nhiên kéo theo những khó khăn mới cho mọi dân tộc, nhưng đó là điều không tránh khỏi vì thế giới đã đi lạc hướng trong nhiều năm.

Comments