FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Khi người tây làm nghề thầy cúng tại Việt Nam.

No Comments


 

Paul Sorrentino là người Pháp gốc Ý, sinh năm 1983, biệt danh: “thầy Tây”. Nghề chính của Paul: giảng viên tại trường Đại học Paris 5 - chuyên ngành dân tộc học. Công việc hiện nay: nghiên cứu tập tục thờ cúng ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội. Công việc thường ngày: làm thầy cúng. Sở thích: chơi nhạc thể nghiệm với các nghệ sĩ Việt Nam. Paul nói thông thạo tiếng Việt và đến Hà Nội từ năm 2004.


* Cơn cớ nào khiến anh có mặt ở đây vậy, Paul?

- Năm 2004 tôi đến Hà Nội để du lịch. Khi đến đây, tôi có một cảm giác và tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam. Vì không biết gì về những người dân ở đây cả, nên tôi muốn tìm hiểu thêm. Khi về Pháp, tôi học cùng lúc hai trường: học xã hội học ở Paris 5 và học tiếng Việt tại Học viện Quốc gia ngôn ngữ Văn hoá Phương Đông (INALCO). Lúc đó, tôi biết mình cần phải chọn một nơi để nghiên cứu và nơi đó chắc chắn là Việt Nam. Ban đầu, tôi chưa có kế hoạch là nghiên cứu về tập tục thờ cúng ở đây đâu vì tôi đã có kế hoạch khác. Nhưng sau khi nói chuyện với các giáo sư ở Pháp, rồi đến và sống tại Hà Nội, đọc sách về văn hoá Việt, tôi nhận ra đời sống tâm linh rất quan trọng ở Việt Nam và tôi quyết định sẽ đi vào con đường này.

Tỉnh thức về Tâm Linh

No Comments

 Tôi có ngu đâu mà đi phủ nhận khơi khơi về một điều gì đó, chỉ vì tôi chưa thực sự hiểu, chưa thật sự biết?

Tôi ví dụ, thiên tài âm nhạc Beethoven sáng tác giao hưởng từ năm 11 tuổi. Cũng năm 11 tuổi, tôi làm được cái gì? Tôi chỉ là thằng trẻ ranh chỉ biết tranh ăn và đái bậy. Vậy tôi có quyền cho rằng, trẻ con 11 tuổi chỉ biết tranh ăn và đái bậy?

Và tôi chắc chắn trên đời không thể có Beethoven?
Tôi đâu ngu như thế?
Vậy thì, với trí tuệ của người trưởng thành, tôi cũng hiểu được rằng, có những người có năng lực đặc biệt ở những lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực “tâm linh” mà khoa học chưa giải thích được, như khả năng “ giao tiếp với cõi âm”, khả năng “cảm nhận” được những “thông tin vũ trụ”.v.v.. và
v.v...

ĐỜI MÀU HỒNG, CUỘC SỐNG MÀU ĐEN

1 Comment

 “La Vie en Rose” là ca khúc Pháp được nhiều người Việt ưa thích.

chẳng cứ người Việt, đây là ca khúc được giải Grammy của Hoa Kỳ chọn vào loại lừng danh. Grammy Hall of Fame Award là giải thưởng thiết lập năm 1973 để tôn vinh các ca khúc đã tồn tại ít ra 25 năm và có giá trị nghệ thuật hay lịch sử nổi bật.
Ca sỹ  Piaf 
Cho đến nay thì có chừng ba chục ca sĩ quốc tế đã hát bài này, từ Ella Fitzgerald, Louis Armstrong đến Marlene Dietrich, Placido Domingo; từ Cyndi Lauper, Patricia Kass đến Dean Martin và Yves Montand; từ Shirley Bassey đến Grace Jones, Donna Summer hay Diana Krall….
“La Vie en Rose” cũng được nghe thấy trong cả chục phim, Sabrina (năm 1954 rồi bộ mới năm 1995), French Kiss năm 1995, Something’s Gotta Give năm 2003 và gần đây là Lord of War năm 2005.

OHANN STRAUSS - Báo Thù Bằng Nhạc

No Comments

 Kim Dung là một tác giả oái oăm.

Truyện của ông thường không cho độc giả kết luận mọi sự một cách vuông vức như khuông nhạc. Trong "chính" vẫn có "tà" (như Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần của phái Hoa Sơn), mà giữa chốn tà ma vẫn có chính nhân quân tử, Hướng Vấn Thiên hay Kim mao sư vương Tạ Tốn có thể là loại người ấy.


Ông dựng lên nhiều trường hợp mà một nhà hay một phe lại chia ra hai phái, hoặc hai đối thủ, thi tài với nhau bằng người trung kẻ gian. Giang Nam Thất Quái bảy người đấu lực với Đạo trưởng Khưu Xứ Cơ của Toàn Chân phái, bằng cách mỗi bên dạy một đệ tử và hẹn sau này sẽ so tài bằng võ công, giữa Quách Tĩnh với Dương Khang.

Tổng thống Putin có linh cảm gì về nguy cơ 'đại loạn' hay 'smuta' ở Nga?

No Comments

Nguồn: BBC 

Trong diễn văn gửi đến cả nước sau cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo về nguy cơ "huynh đệ tương tàn" và thời hỗn loạn (smuta) như năm 1917.

Ảnh chụp gia đình hoàng gia Nga năm 1906. Từ trái sang phải xung quanh Sa Hoàng Nicolas đệ nhị và Hoàng hậu Alexandra, các con Anastasia, Alexis, Marie, Olga và Tatiana. Tất cả đều bị chính quyền cách mạng Nga thủ tiêu ngày 17/7/1918.

'Smuta' (смута) thường được dịch sang các tiếng châu Âu là 'turmoil', 'strife' (Anh), 'tourmente' (Pháp), 'aufruhr' (Đức)...có nghĩa là hỗn loạn.