FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Scarborough Fair / Ôi giàn thiên lý / Phạm Duy

No Comments

 
Những bài hát ca ngợi tình yêu trên thế giới thì nhiều lắm. Có bài viết từ huyền thoại được thêu dệt thêm, truyền từ đời này qua đời nọ như chuyện tình Romeo and Juliette, hay sáng tác cho phim để rồi thành tình ca cho các cặp tình nhân như Love Story. Cũng có ca khúc được ra đời từ những mối tình thầm kín của nhạc sĩ để rồi người nghe tưởng như chuyện tình của chính mình, I left my heart in San Francisco, Oh mon amour, Tình Khúc Không Tên .... Nhưng chắc ít ai biết bài hát "Scarbough Fair", giai điệu nhẹ nhàng, giản dị, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt, với tựa là "Giàn Thiên Lý", là một bài hát tình yêu rất lãng mạn đã có từ nghìn xưa ...

Bài hát "Scarborough Fair" là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao đổi hàng hóa, thương mại. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi chúa tể Viking Skartha, quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc.
 
 Lịch sử thành phố:
Ngày nay chữ "Fair" có nghĩa là Hội Chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt vào mùa thu. Mùa hè là thời gian có thể dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời. Hội Chợ thường có sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là Country Fair, Strawberry Fair, hay lấy tên quận, hạt của thành phố như Orange County, Scarborough Fair v.v. ...

Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là hội chợ, mà là một cuộc hội họp thương mãi, nơi các thương gia trao đổi hàng hóa với nhau. Bắt đầu vào trung tuần tháng Tám, đặc biệt Hội chợ thương mại Scarborough Fair kéo dài tới 45 ngày, một thời gian tương đối dài hơn so với các hội chợ thương mãi khác trong nước. Hội chợ rất lớn và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Năm tháng trôi qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mãi cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà, nằm ven biển.

Lịch sử bài hát:

Người ta bắt đầu nghe bài hát "Scarborough Fair" qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là bard hay shapers, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ. Tuy vậy tại mỗi nơi lời và cách hòa âm có thay đổi đôi chút, lâu đời người ta không còn biết tác giả là ai. Hiện nay tại Anh quốc có nhiều bản có lời khác nhau nhau, nhưng có cùng nốt nhạc và cùng mang tên "Scarborough Fair".

Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" không ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.

Thử bàn một chút về IQ & EQ

No Comments


Trước hết, nói về EQ, tôi không đưa ra định nghĩa chính xác, vì trên thế giới có nhiều trường phái, nhiều quan niệm đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.  EQ (Emotional Quotient) dịch ra tiếng Việt là "TRÍ TUỆ CẢM XÚC".
Các nhà khoa học phân loại tư duy THÔNG MINH  của con người ra 8 loại như sau:
- Tư duy (TD) logic
- TD trừu tượng
- TD ngôn ngữ
- TD sáng tạo
- TD toán học
- TD định vị không gian
- TD kỹ thuật
- TD nghệ thuật
- TD vận động.

Nhưng chung quy lại thành 2 loại tư duy thông minh cơ bản: gọi là chỉ số IQ và chỉ số EQ.

- IQ  là sự tư duy thiên hướng về lý trí, về kiến thức. Người tư duy IQ thích phân biệt đúng sai rạch ròi theo cái nguyên tắc, họ suy xét hiện tượng, sự việc theo cái Lý.

- EQ là sự tư duy thiên hướng hài hòa giữa lý trí và cảm xúc, lương tâm. Người tư duy EQ không vội vàng phân biệt đúng sai, họ suy xét hiện tượng, sự việc theo cả Tình và Lý.

Hiện nay, phương Tây chú trọng phát triển chỉ số EQ đối với một con người. Đó là sự văn minh của họ. Vậy thì EQ là gì?

Như tôi đã nói, EQ liên quan đến Lương tâm, Cảm xúc. 

Nói đến lương tâm, cảm xúc thì bạn có thể viết ra được rất nhiều cụm từ: vị tha, độ lượng, bao dung,  cẩn thận, kỹ lưỡng, kiên nhẫn, từ ái, hào hiệp, dũng cảm.v..v... Bạn có thể nhặt ra những cụm từ như thế để phát triển chỉ số EQ! 

Và một phương tiện  cơ bản để điều chỉnh Cảm xúc, Lương tâm - đó là ĐẠO ĐỨC. Nếu bạn muốn chứng minh điều này thì bạn phải học và nghiên cứu tâm lý vài năm để hiểu ngọn ngành tại sao!

Sự đau khổ/

No Comments


" Sự đau khổ làm cho tâm hồn nhẹ nhàng và thanh cao " - Lamartine

-"Biết quên là một hạnh phúc hơn là nghệ thuật" - Gracian"

-" Sự dối trá sẽ giết chết tình yêu, song chính sự thẳng thắn sẽ giết chết nó trước" - Hermingway

Những người bình thường thật sự bao giờ cũng giản dị, cách cư xử của họ tự nhiên và thoả mái " F.Clinghe ( có chỉnh sửa)


"Sự yêu chuộng cái đẹp là phần cốt yếu của một nhân tính lành mạnh " - J.Ruskin

"Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng : ấy là sự khoan dung " -V.Huygo

Không có ngày mai nào/

No Comments


Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra ." R. Southeell

" Không tin thì đừng dùng, Dùng thì đừng tỏ thái độ nghi ngờ " - Q.Trọng

"Phước thay cho người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của thượng đế". T.Hughs

"Khi một mình phải chú ý tới tư tưởng, ở trong gia đình phải chú ý tới hoà khí, ra xã hội phải chú ý tới ngôn ngữ " .D.Stael

" Bí quyết của Hạnh Phúc đích thực là yêu việc làm và tìm thấy ở đó sự sung sướng hợp Đạo lý ". Renan  !

Tại sao người ta cần kết hôn?

No Comments


Catherine Blythe
Tác giả cuốn The Art of Marriage - Nghệ thuật hôn nhân.

Đã có một thời, kết hôn là cách duy nhất để biến một người dân thường trở thành một thành viên của xã hội thượng lưu. Còn ngày nay, kết hôn là sự tự nguyện. Cha mẹ không còn có quyền "đặt đâu con ngồi đấy". Ông chủ không đòi điều kiện "đã kết hôn" trong    đơn xin việc của nhân viên nữa.
Từ ‘bà cô không chồng’ dần dần mất đi sự cay đắng, phân biệt giới tính và kì thị. Không ai còn gọi một đứa trẻ không cha là một kẻ xấu xa. Vậy thì vì lý do gì mà người ta vẫn kết hôn?
Đây là một câu hỏi hiển nhiên. Tuy nhiên với tôi nó chệnh trọng tâm. Hôn nhân không còn là bắt buộc. Vai trò của người vợ, người chồng đã mất dần đi sự cứng nhắc của nó. Cơ hội để chúng ta điều chỉnh cam kết hôn nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng mỗi người lớn hơn bất cứ khi nào trước đây.
‘Đám cưới’ mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là ‘cam kết’. Nó không còn là việc đặt hai chữ ‘chúng ta’ lên trước chữ ‘tôi’ để rồi phải đối diện với tương lai mà ‘chúng ta’ – bị ràng buộc vào nhau bởi tờ giấy kết hôn - trở thành những vận động viên tham gia cuộc chạy thi với ba chân.
Chúng ta sẽ chạy cuộc đua đó như thế nào? – câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên có một thực tế không bao giờ thay đổi đó là hôn nhân là sự nâng cấp của một mối quan hệ mà ở đó mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ, cân nhắc về cái chung hơn là chỉ cho riêng bản thân mình. Giá trị của điều này phải chăng là rất hiển nhiên?
Một thói quen xưa nhưng lại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý, đó là việc gọi đối tượng là ‘vợ hoặc chồng’.