FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Thử bàn một chút về IQ & EQ -->

Thử bàn một chút về IQ & EQ

No Comments


Trước hết, nói về EQ, tôi không đưa ra định nghĩa chính xác, vì trên thế giới có nhiều trường phái, nhiều quan niệm đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.  EQ (Emotional Quotient) dịch ra tiếng Việt là "TRÍ TUỆ CẢM XÚC".
Các nhà khoa học phân loại tư duy THÔNG MINH  của con người ra 8 loại như sau:
- Tư duy (TD) logic
- TD trừu tượng
- TD ngôn ngữ
- TD sáng tạo
- TD toán học
- TD định vị không gian
- TD kỹ thuật
- TD nghệ thuật
- TD vận động.

Nhưng chung quy lại thành 2 loại tư duy thông minh cơ bản: gọi là chỉ số IQ và chỉ số EQ.

- IQ  là sự tư duy thiên hướng về lý trí, về kiến thức. Người tư duy IQ thích phân biệt đúng sai rạch ròi theo cái nguyên tắc, họ suy xét hiện tượng, sự việc theo cái Lý.

- EQ là sự tư duy thiên hướng hài hòa giữa lý trí và cảm xúc, lương tâm. Người tư duy EQ không vội vàng phân biệt đúng sai, họ suy xét hiện tượng, sự việc theo cả Tình và Lý.

Hiện nay, phương Tây chú trọng phát triển chỉ số EQ đối với một con người. Đó là sự văn minh của họ. Vậy thì EQ là gì?

Như tôi đã nói, EQ liên quan đến Lương tâm, Cảm xúc. 

Nói đến lương tâm, cảm xúc thì bạn có thể viết ra được rất nhiều cụm từ: vị tha, độ lượng, bao dung,  cẩn thận, kỹ lưỡng, kiên nhẫn, từ ái, hào hiệp, dũng cảm.v..v... Bạn có thể nhặt ra những cụm từ như thế để phát triển chỉ số EQ! 

Và một phương tiện  cơ bản để điều chỉnh Cảm xúc, Lương tâm - đó là ĐẠO ĐỨC. Nếu bạn muốn chứng minh điều này thì bạn phải học và nghiên cứu tâm lý vài năm để hiểu ngọn ngành tại sao!

Đạo Đức là gì? Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.
Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.
Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.
Đạo đức trực tiếp ảnh hưởng đến sức tỉnh giác, chưa cần qua trung gian của phước. Nếu tâm rất tốt, tự nhiên tâm cũng yên tĩnh, vì Đạo đức luôn thuộc về “phe” tĩnh lặng. Nếu tâm có nhiều ý niệm bất thiện, tự nhiên tâm cũng xao động, vì bất thiện thuộc về “phe” xao động.
Dựa vào tiêu chuẩn này, ta cũng có thể đánh giá người nào đó có vẻ nhiệt tình tử tế, nhưng nếu lăng xăng quá, coi chừng người này chưa thật tốt, vì lăng xăng thuộc về phe bất thiện.
ST & chỉnh sửa

Comments