FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Yes / No .

No Comments


Bài viết này giải thích vì sao khi tranh luận, người Tây Phương luôn có một bên đúng và một bên sai, còn khi người Đông Á tranh luận thì họ đa phần sẽ chọn sự ôn hòa hơn là bảo vệ lập trường của mình.


Vào mùa xuân năm 23 tuổi, tôi đã sống 13 tháng ở Đông Á, dạy tiếng Anh và đi du lịch khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Là một chàng trai tóc vàng cao hơn 1.8m (6’3”), tôi nhìn rất khác so với những người dân địa phương.
Nhưng có điều khác biệt ít ai có thể nhận ra là một người Tây Phương, tôi suy nghĩ rất khác so với những người bạn Đông Á của tôi. Từ quan niệm về hợp đồng, chấp nhận, bổ nhiệm – có sự khác biệt về văn hóa rất lớn.

Bạn nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi?”

No Comments


Một trong những bài văn, thực chất là một bài diễn văn của một nhân vật tên Francisco trong tác phẩm tiểu thuyết Atlas Shrugged, nổi tiếng nhất của Ayn Rand là một bài tôn vinh và bảo vệ tiền bạc và chủ nghĩa tư bản cũng như sự cao thượng của thị trường tự do. Các chính trị gia vì lợi ích cá nhân thường đánh vào lòng ghen tỵ của con người để đánh dìm sự thành đạt của những cá nhân thành đạt để thỏa mãn lòng ghen tỵ của đám đông. Trong bài văn này, Ayn Rand đã đứng lên bảo vệ sự thành công của mỗi cá nhân.
Tiền bạc và chủ nghĩa tư bản là hai thứ tất yếu và là dụng cụ để đưa con người lên một nền văn minh mới. Một xã hội văn minh là một xã hội biết bảo vệ, tôn trọng và tôn vinh thành công của mỗi cá nhân. Tiền bạc là biểu tượng cho sự văn minh đó và là đỉnh cao của nhân loại và sự sống.

Sawyer Fredericks.

No Comments




Mùa hè năm nay, rất nhiều người yêu nhạc xao xuyến hy vọng album của Sawyer Fredericks ra mắt. Cậu thanh niên 16 tuổi với mái tóc dài như con gái, giọng hát không có một biên giới ràng buộc nào, tựa như một gã du mục, đã gây nên một sự náo động trong suốt mùa giải The Voice vừa qua. Trong lịch sử của The Voice, kể từ năm 2011 đến nay, người ta hoàn toàn bất ngờ khi chứng kiến một thí sinh rất trẻ như vậy nhưng khi cất tiếng hát đã như là một nghệ sĩ dày dạn.

Ly cà phê và triết lý về con người

No Comments


Liệu cà phê sâu sắc nhiều hơn mức người ta tưởng không? David Robson gặp và phỏng vấn một triết gia tin chắc như vậy và đang gắng sức dùng cà phê để thăm dò suy nghĩ của con người.
Nhấp cà phê mà tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực sắp lụi - có vị khói và nhuốm mùi crê-ô-zốt. Khi tập trung chú ý hơn nữa, tôi nhận thấy nó êm hơn, bề ngoài nhơn nhớt như che dấu một bề trong sắc bén hơn, như thể một lưỡi dao được bọc vải nhung.
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý nhiều đến thế cho một ly cà phê. Tôi không chắc rằng tôi đã nắm được những điều bí mật về nó. Nhưng nếu tôi có biết được thì nó cũng chỉ cho là một khái niệm lờ mờ về một số trong những câu hỏi lớn trong cuộc sống.

Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?

No Comments


Tác giả: Nguyên Ngọc
Một bài viết hay, trầm tĩnh mà thẳng thắn của nhà văn Nguyên Ngọc, cảnh báo sự “chính trị hóa” việc dạy Sử tất thảy sẽ dẫn đến thái độ cực đoan cho con người về mọi phương diện- điều đó chỉ có hại, vì nó “ngắn hạn”, thiển cận.
.
Hiểu lịch sử trong tất cả tính phức tạp, nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều phía của nó sẽ giúp cho con người tĩnh táo, thanh thoát và hiền minh trong đời sống, vững vàng hơn trước những thách thức mới của hôm nay và ngày mai.
Học từ sự sám hối của Đức và thất bại của Nhật.
Tuyên truyền thường… ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Kiểu làm này càng rõ, càng nặng. Có thể tóm tắt: tuyên truyền thì ngắn hạn, cho những mục đích cụ thể và nhất thời. Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.


Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời).
Cũng nên nói không chỉ ở ta mới có chuyện này.
Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng.
Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị (đương nhiên là nhất thời) của họ.
Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta, nhất là khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt.
Chiến tranh là hình thái xung đột bạo lực cao nhất, tàn bạo nhất. Trong chiến tranh con người sống trong những hoàn cảnh phi thường, tức không bình thường. Ở đời, như ai cũng biết, con người bao giờ cũng chỉ có thể đứng ở một góc nhất định nào đó của thực tại, nên luôn bị chính cái góc đó, với các cạnh của nó, che khuất. Không thể nhìn toàn cục.
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Huỳnh Minh Thảo