FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH

No Comments

Hoàng Anh Tuấn
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ


Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời. Nhiều tác phẩm cũ của cụ cũng được phát hành lại từ cuối thập niên 1980 tới nay. Mặc dù đã quá cố gần 30 năm, ảnh hưởng của cụ còn khá lớn lao.
Nhưng con số tác phẩm chỉ là một khía cạnh của Nguyễn Hiến Lê. Một khía cạnh khác là cụ viết rất nhiều thể loại: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, địa lý, giáo dục, du ký, tiểu sử, và sách “học làm người”. Đối với chúng ta, hậu duệ của cụ lớn lên trong văn hóa nặng chuyên môn, điều này nghe khá đặc biệt. Nhưng nó không lạ lùng với thế hệ trí thức của cụ Lê.
Họ là thế hệ trưởng thành trong hai thập niên cuối thời thuộc địa, cũng chuyên môn nhưng rộng rãi hơn về đọc, viết, và suy tưởng. Họ lớn lên và hấp thụ không khí văn hóa thành thị sôi nổi như nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Phụ Nữ Tân Văn trong thập niên ba mươi, hay các nhóm Thanh Nghị, Tri Tân, và Hàn Thuyên trong thập niên bốn mươi. Đây là thời điểm rất nhiều bàn cãi và tranh luận trong nhiều lãnh vực về đường hướng và tương lai Việt Nam. Bầu không khí có nhiều lúc gây cấn, nhưng không eo hẹp hạn chế, mà ngược lại mở mang nhãn quan về xã hội, cá nhân, và đời sống hiện đại.

Cưới xin thời bao cấp.

No Comments

Nguyễn Quang Lập 
Bạn bè cùng lứa với mình, bây giờ đứa nào cũng đến lúc phải cưới vợ gả chồng cho con cái. Có ngày mình phải chạy xô ba đám cưới, mệt bã người.  Đám nào cũng hăm hở bỏ phông bao, loanh quanh cho gia chủ thấy mặt mình, rồi chuồn. Chẳng biết người khác thế nào chứ mình sợ nhất phải ăn cỗ cưới và cỗ đám ma. Cứ sáu người một mâm, chẳng ai quen ai, nói cười nhàn nhạt, chán mớ đời. Đám ma bây giờ ít ai bày biện ăn uống, chỉ cần đến viếng xong là về. Nhưng đám cưới vẫn phải ăn. Chẳng hiểu từ khi nào lễ cưới được gọi là ăn cưới, hễ cưới là ăn, không ăn không xong. Ngay bây giờ tại Hà Nội, làng gì đó quên mất tên rất gần Ngã Tư Sở, ăn cưới phải đủ 3 ngày 3 đêm, lệ làng xưa nay vẫn vậy, đám cưới nào cũng phải đủ trăm gà ba heo. Kinh. 

Nói vậy thôi, cưới xin bây giờ không là vấn đề lớn, chỉ mệt người thôi chứ tiền nong cũng chẳng phải lo lắm. Tiền mừng thường vẫn nhiều hơn tiền bỏ ra làm đám cưới. Ngày xưa khác, ít người mừng tiền, giả có mừng tiền cũng vài đồng chiếu lệ. Đa số chỉ tặng quà, sang thì phích Trung Quốc, chậu nhôm Liên Xô, hèn thì cuốn sổ tay, cuốn lịch, tấm tranh, thế thôi. Thành thử đa phần tiền đám cưới bỏ ra đều không thu về được. Làm cái nhà tốn kém  vài chục ngàn, đám cưới cũng tốn cỡ đó, có khi hơn.
Ba mạ mình có 8 đứa con, 6 trai 2 gái, lo cho xong 8 đám cưới cũng đủ sạt nghiệp. Cứ xong một đám cưới cho con, ba mạ mình lại ôm một cục nợ. Ba mình nợ nần suốt đời, trước khi mất chừng một năm ông mới trả xong nợ. Mình nhớ hôm tuyên bố hết nợ ông vui lắm, nói cười suốt ngày. Ông làm một con gà ăn mừng. Làm xong gà thì sực nhớ trong nhà không còn gì cả. Ông chạy sang nhà hàng xóm vay tạm mấy đồng cho mạ mình đi chợ. Ra đến cổng ông đứng sững lại rồi đi vào, nói luộc gà chấm muối, không nợ, kiên quyết không nợ. Lần đầu tiên trong đời ông rót rượu mời mình, chạm cốc với mình, thúc dục mình uống. Trước đó thì đừng hòng, ông luôn hằm hè chuyện rượu, thuốc của mình. Ông chạm cốc cái cạch, ngửa cổ cạn chén rượu, khà một tiếng khoan khoái, nói tám đứa con đã có gia đình, ba mạ trả hết nợ, rứa là ba chết được rồi con ạ. Tưởng ông nói cho vui, ai ngờ mấy tháng sau thì ông mất.
Kể vậy để nói ngày xưa chuyện cưới xin là cả một vấn đề. Ba mình còn vay nợ được chứ nhiều người chẳng cho ai cho vay, vay được cũng chẳng biết lấy gì mà trả. Chuyện trai ế vợ vì nhà nghèo không có tiền cưới xin ngày xưa thì nhiều lắm. Mình có thằng bạn học cấp 2, 35 tuổi rồi vẫn chưa vợ. Nó yêu ba bốn cô, cô nào đến đoạn cưới xin đều tắc tịt. Một hôm nó ngồi với mình, nhắc đến chuyện vợ con nó thở hắt ra, nói è he, ẻ vô vợ con mần chi cho nhọc. Mình hỏi răng rứa,  nó nói tao đã chọn mấy con xâu đui, ế câm ế cảy, rứa mà vẫn không lấy được. Mình lại hỏi răng rứa, nó lại thở hắt ra, nói è he,  tiền để mần một mâm cau trầu ăn hỏi cũng nỏ có, nói chi chuyện cưới xin.
Năm sau mình về làng, nó rủ đi xem mặt một cô đẹp cực. Mình nói mấy con xấu đui còn không lấy được, răng mi đòi lấy con ni. Nó ngồi đực mặt, nói trời bắt tao lấy, tao chết héo vì yêu nó mi ơi. Nó ngồi im hồi lâu, nhìn xa ra bãi cát sau làng, nói con ni mà tao không lấy được thì tao tự tử. Nhìn mặt nó biết nó nói rât thật mình đâm lo. Lâu lâu lại viết thư về mấy đứa bạn cùng làng, hỏi xem nó đã chết chưa. Chẳng dè cuối năm về, nó tới nhà đưa thiếp tết mời đám cưới. Mình quá ngạc nhiên, nói răng mi có tiền cưới vợ, tài rứa. Nó cười he he he, nói trời bắt tao cưới vợ thì trời phải cho tao tiền chớ. Nó kể đêm đó đem nàng ra bãi cát mần một trận đã đời, đưa nàng về nhà xong, lội bộ bãi cát về nhà lòng buồn như chấu cắn vì biết chắc rồi sẽ không cưới được nàng. Khi bên nàng thì ba hoa xịt bộp, nói anh sẽ anh sẽ anh sẽ, rời khỏi nảng mới sực nhớ nhưng nhà nghèo rớt mồng tơi, biết lấy gì để mà sẽ. Nó đứng tựa gốc phi lao đứng đái, bỗng lòi ra cái gì sang sáng, cầm lên hoá ra một cái nhẫn vàng hai chỉ. Rõ là trời cho, may quá là may. Hai chỉ vàng đủ làm một đám cưới  to, xôm trò ra phết, cái thằng thế mà tốt phúc.
Thời bao cấp đám cưới nào cũng giống nhau. Phông chính giữa hôn trường cắt dán đôi bồ câu cắn mỏ nhau bay trên chữ phúc to đùng, bên kia là tên cô dâu chú rể lồng nhau treo dưới cái đèn lồng. Luôn luôn có hai khẩu hiệu, một là Vui duyên mới không quên nhiệm vụ. Câu này không thể thiếu ở bất kì đám cưới nào, thường được treo ở phông chính như một huấn thị của cấp trên. Chẳng biết nhiệm vụ gì, cứ phải không được quên, hi hi. Câu thứ hai là Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Câu này đám có đám không, thường treo bên nách hoặc ở cuối hôn trường.
Lễ cưới thời bao cấp nửa họp nửa mét tinh, thường có năm mục. Thứ nhất MC giới thiệu cô dâu chú rể và lý do có đám cưới, đại loại được sự nhất trí của các cấp  chính quyền và gia đình hai bên, trong không khí vui tươi phấn khởi đón chào  Đất nước vào xuân… Bất kì cưới mùa nào thì ông MC cũng nói Đất nước vào xuân. Kế đến là lãnh đạo lên phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho cô dâu chú rể. Sau đó là cô dâu chú rể lên hứa xây dựng hạnh phúc gia đình. Tiếp theo là đại diện họ nhà trai lên cảm ơn lãnh đạo và bà con hai họ. Cuối cùng là liên hoan văn nghệ.
Đầu tiên ông MC ra miệng nói tay khua, nói năng như tép nhảy, hết đọc ca dao đến đọc thơ, đám nào ông cũng chừng đó câu thơ, chừng đó câu ca dao, rồi ghép tên cô dâu chú rể vào, bất kể thất vần trật âm cũng cố ghép cho bằng được. Mình nhớ đám cưới cái Tâm bạn mình, nó cưới anh Địch bộ đội phục viên ở xóm dưới. Cái vần ịch rất kẹt vì dân Quảng Bình thường nói âm ịch ra âm ịt, vì thế chưa bao giờ mình nói quân địch, khi cần phải nói thì nói quân thù, hi hi. Hôm đó ông MC tay khua miệng nói, ngâm nga câu ca Ôi hạnh phúc có khi nhiều khi ít/ Tâm xinh tươi cùng Địch đẹp trai, mọi người cười ầm ầm.

Karl Marx .

No Comments


Một điều có lẽ chẳng phải là một bất ngờ lớn gì rằng triết gia cộng sản và chống tư bản, Karl Marx, là một người nghèo khi ông qua đời.
Nhưng tại sao triết gia Đức này, người có bảy người con và qua đời ở phía bắc London, lại để lại khoản tiền ít ỏi 250 bảng Anh của mình (tương đương 23 ngàn bảng ngày nay) cho con gái út của ông, Eleanor?
Hồ sơ trực tuyến mới công bố về di chúc của các nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Anh tiết lộ rằng ông tổ của thuyết cộng sản chết trong nghèo túng.
Ngay từ hồi năm 2004, tư liệu từ Văn khố Quốc gia Anh cho thấy ông Marx từng đầu tư vào cổ phiếu khi sống tại London nhưng không mấy thành công.
Nay, trong số hàng triệu di chúc từ năm 1861-1941 được đưa lên mạng lần đầu tiên, hoàn cảnh của Marx thật đáng thương, so với nhiều người nổi danh khác cùng thời.
Rọi đèn vào lịch sử
Về các nhân vật lịch sử khác, hồ sơ trực tuyến mới được cung cấp đem lại cái nhìn sâu hơn vào vấn đề tài chính của các nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 19 và 20.

Đặng Thái Sơn.

No Comments


vào dịp Ðặng-Thái-Sơn — người chiếm giải Huy Chương Vàng trong cuộc tranh tài quốc tế về trình tấu dương cầm nhạc của Chopin — đến Houston trình diễn, Ðiệp-Mỹ-Linh (ÐML.) đã tạo cơ hội để gặp gỡ và mạn đàm với Ðặng-Thái-Sơn (ÐTS.) quanh thế giới âm nhạc.
ÐML.- Xin anh cho biết anh bắt đầu học nhạc từ năm anh bao nhiêu tuổi? Ai là vị giáo sư âm nhạc đầu tiên của anh? Ngoài dương cầm anh có học các loại nhạc cụ nào khác không?
ÐTS.- Nhờ sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, mẹ tôi là giáo sư dương cầm nên từ ba bốn tuổi tôi đã bắt đầu thích nhạc và thích sờ đàn. Nhưng vì tôi là út và các anh chị của tôi đều học nhạc cả nên Ba Mẹ tôi không muốn tôi học nhạc, vì tập đàn cả ngày, ồn. Vì thế tôi gặp nhiều khó khăn. Về sau, thấy tôi thích nhạc quá, ông cụ tôi bảo để cho tôi thử xem như thế nào. Chính ông cụ tôi phát hiện rằng tôi có năng khiếu nên từ sáu tuổi tôi bắt đầu học có quy củ. Mẹ tôi dạy tôi từ đó cho đến năm tôi  19 tuổi. Ngoài dương cầm tôi không học thêm một nhạc cụ nào nữa cả.

Playing for Change | Song Around The World

No Comments


 "Chơi cho Thay đổi "là một dự án âm nhạc, được tạo ra bởi nhà sản xuất Mỹ và kỹ sư âm thanh Mark Johnson .
Có thể coi đây là cuôc cách mang nho nhỏ khi tạo sự kết hợp các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới.  

 Dự án bắt đầu vào năm 2004 với mục tiêu tự mô tả của tổ chức để "truyền cảm hứng, kết nối, và mang lại hòa bình cho thế giới thông qua âm nhạc". Các tác giả của dự án, Mark Johnson và Enzo Buono, đi khắp thế giới.