FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Karl Marx .

No Comments


Một điều có lẽ chẳng phải là một bất ngờ lớn gì rằng triết gia cộng sản và chống tư bản, Karl Marx, là một người nghèo khi ông qua đời.
Nhưng tại sao triết gia Đức này, người có bảy người con và qua đời ở phía bắc London, lại để lại khoản tiền ít ỏi 250 bảng Anh của mình (tương đương 23 ngàn bảng ngày nay) cho con gái út của ông, Eleanor?
Hồ sơ trực tuyến mới công bố về di chúc của các nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Anh tiết lộ rằng ông tổ của thuyết cộng sản chết trong nghèo túng.
Ngay từ hồi năm 2004, tư liệu từ Văn khố Quốc gia Anh cho thấy ông Marx từng đầu tư vào cổ phiếu khi sống tại London nhưng không mấy thành công.
Nay, trong số hàng triệu di chúc từ năm 1861-1941 được đưa lên mạng lần đầu tiên, hoàn cảnh của Marx thật đáng thương, so với nhiều người nổi danh khác cùng thời.
Rọi đèn vào lịch sử
Về các nhân vật lịch sử khác, hồ sơ trực tuyến mới được cung cấp đem lại cái nhìn sâu hơn vào vấn đề tài chính của các nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 19 và 20.

Đặng Thái Sơn.

No Comments


vào dịp Ðặng-Thái-Sơn — người chiếm giải Huy Chương Vàng trong cuộc tranh tài quốc tế về trình tấu dương cầm nhạc của Chopin — đến Houston trình diễn, Ðiệp-Mỹ-Linh (ÐML.) đã tạo cơ hội để gặp gỡ và mạn đàm với Ðặng-Thái-Sơn (ÐTS.) quanh thế giới âm nhạc.
ÐML.- Xin anh cho biết anh bắt đầu học nhạc từ năm anh bao nhiêu tuổi? Ai là vị giáo sư âm nhạc đầu tiên của anh? Ngoài dương cầm anh có học các loại nhạc cụ nào khác không?
ÐTS.- Nhờ sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, mẹ tôi là giáo sư dương cầm nên từ ba bốn tuổi tôi đã bắt đầu thích nhạc và thích sờ đàn. Nhưng vì tôi là út và các anh chị của tôi đều học nhạc cả nên Ba Mẹ tôi không muốn tôi học nhạc, vì tập đàn cả ngày, ồn. Vì thế tôi gặp nhiều khó khăn. Về sau, thấy tôi thích nhạc quá, ông cụ tôi bảo để cho tôi thử xem như thế nào. Chính ông cụ tôi phát hiện rằng tôi có năng khiếu nên từ sáu tuổi tôi bắt đầu học có quy củ. Mẹ tôi dạy tôi từ đó cho đến năm tôi  19 tuổi. Ngoài dương cầm tôi không học thêm một nhạc cụ nào nữa cả.

Playing for Change | Song Around The World

No Comments


 "Chơi cho Thay đổi "là một dự án âm nhạc, được tạo ra bởi nhà sản xuất Mỹ và kỹ sư âm thanh Mark Johnson .
Có thể coi đây là cuôc cách mang nho nhỏ khi tạo sự kết hợp các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới.  

 Dự án bắt đầu vào năm 2004 với mục tiêu tự mô tả của tổ chức để "truyền cảm hứng, kết nối, và mang lại hòa bình cho thế giới thông qua âm nhạc". Các tác giả của dự án, Mark Johnson và Enzo Buono, đi khắp thế giới.

Nét tương đồng giữa Nga & VN.

No Comments

Tác giả: “Vladimir Ilich” Dove

Máy bay cất cánh từ Nội Bài đưa tôi đi Cam Ranh vào lúc hoàng hôn. Sau khi vượt qua tầng mây xám xịt dày khoảng 2 km, chiếc Airbus bỗng lọt vào bầu khí quyển trong vắt. Hoàng hôn le lói nhuộm đỏ chân trời phía tây. Ở độ cao chênh chếch, bên trên cánh đồng mây bao la, thoạt đầu chỉ có sao Hôm tỏa sáng rực rỡ.
Sau đó, vòm trời sẫm dần, thế là các chòm sao lần lượt hiện ra theo đúng kịch bản do mẹ thiên nhiên sắp đặt: trước tiên là những vì sao sáng nhất hạng Alpha, tiếp đó là hạng Bê ta…Tôi lần lượt điểm mặt những người bạn cố tri. Chả thiếu một ai cả, ấy thế mà đã gần 50 năm trôi qua, kể từ khi tôi học thiên văn hàng hải.

NS Hoàng Trang.

No Comments


Theo lời tự thuật của cố nhạc sĩ Hoàng Trang trên DVD "Tình sử âm nhạc VN" thì chỉ bởi bị hư "con" solex mà nhạc sĩ đã một lần lỡ hẹn với người yêu.
( Nhưng sau này cũng là ...vợ ông )

  Buồn , cảm xúc dâng trào & một bản tình ca :
" Nếu đời không có anh " đã ra đời do một lý do thật đơn giản : xe hư