FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

PHẬT ĐỘ CHÓ DỮ.

No Comments

PHẬT  ĐỘ CHÓ DỮ.

Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nuôi con chó rất khôn, nhưng tánh nó rất hung dữ, thấy ai vô nhà thì đều muốn cắn. Thế nên khi ai muốn vô nhà ông thì phải đứng ngoài ngõ kêu người trong nhà đưa vô thì mới khỏi bị cắn. Nếu không biết mà cứ đi vô thì bị chó cắn.

Ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quit.

Một hôm, ông đi khỏi, đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, muốn cắn trước và mắng rằng, “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiết lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài.”

Chó nghe nói và nhớ lại kiếp trước của mình, nên liền chạy vô ván nằm, nhắm mắt, im lìm, thiêm thiếp.

Ông trưởng giả về, không thấy con chó ra mừng, ông hỏi người nhà sao nay không thấy chó ra mừng. Người nhà nói, “Khi sáng có ông Sa môn Cù Đàm đi ngang, chó ra sủa. Sa Môn Cù Đàm nói gì với nó mà nó buồn ăn, bỏ uống, nằm thiêm thiếp.”

Ông trưởng giả nghe nói nổi giận, liền đi đến Phật để hỏi ra lẽ. Khi đến chốn Phật, ông nói, “Này, Sa môn Cù Đàm, ông dùng thủ thuật gì làm cho con chó của tôi bịnh, bỏ ăn? Nếu nó có hề gì, ông phải chịu trách nhiệm.”

Phật nói, “Trưởng giả, ông hãy bình tĩnh, ngồi xuống đây nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông, khi sinh tiền, không biết tu phước, tham lam, keo kiệt, và tiếc của nên phải đọa là chó.”

Khi nghe lời nói này thì ông trưởng giả lại càng nổi giận hơn. Ông nói, “Sa môn Cù Đàm căn cứ ở đâu mà nói như thế?”

Phật nói, “Nếu ông không tin, ông hãy về ngồi bên con chó mà nói “Này, cha thân, của cải cha chon dấu ở đâu, cha chỉ cho con để con lấy lên làm phước và cầu siêu độ cho cha.”

Khi ông trưởng giả về nhà và làm như vậy, con chó vùng dậy, chạy ra sau nhà, đến gốc cây khế, lấy hai chân bươi đất lên. Ông trưởng giả cho người đào lên, quả thật có một hũ vàng. Ông nửa mừng nửa tủi, đem số vàng đó cúng dường Phật và bố thí.

Con chó, sau 7 ngày, thoát kiếp chó, sanh làm người. Ông trưởng giả và cả nhà quy y, kính tín ngôi Tam Bảo.

Lỡ làm việc ác mất rồi
Chớ nên tiếp tục cuộc đời lầm sai.
Chớ vui với việc ác này
Tâm hay chứa ác có ngày khổ đau.

Trích từ truyện Phật Giáo.


Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả nuôi con chó rất khôn, nhưng tánh nó rất hung dữ, thấy ai vô nhà thì đều muốn cắn. Thế nên khi ai muốn vô nhà ông thì phải đứng ngoài ngõ kêu người trong nhà đưa vô thì mới khỏi bị cắn. Nếu không biết mà cứ đi vô thì bị chó cắn.

Ông trưởng giả thương con chó lắm. Ăn thì cho ăn các thức ngon. Ngủ thì cho ngủ trên ván có nệm ấm. Mỗi khi ông đi đâu về thì nó mừng quấn quit.

Một hôm, ông đi khỏi, đức Phật khất thực ngang nhà ông. Con chó chạy ra sủa, muốn cắn trước và mắng rằng, “Nhà ngươi kiếp trước tham lam, keo kiết lại nham hiểm độc ác, tiếc của, nên phải đọa làm thân chó. Mà không biết ăn năn, hối cải, lại còn sân hận, hung dữ. Sau khi bỏ thân chó, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ lâu dài.”

Chó nghe nói và nhớ lại kiếp trước của mình, nên liền chạy vô ván nằm, nhắm mắt, im lìm, thiêm thiếp.

Chữ Duyên trong cuộc đời, nghề nghiệp.

No Comments


NGUYÊN ĐỨC

“Trăm năm biết có duyên gì hay không” – Nguyễn Du
Xin bắt đầu bằng chữ “duyên” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều có 47 chữ duyên trong 43 câu lục bát (4 câu có hai chữ duyên). Đấy là chưa kể một nhân vật có tên là vãi Giác Duyên. Trong 47 chữ duyên đó, có 38 chữ là lời Thúy Kiều hoặc có liên quan đến Thúy Kiều. Đó là mối quan hệ giữa hai người không cứ là nam nữ. Người khách viễn phương với Đạm Tiên: “Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta”. Thúy Kiều với Kim Trọng ngày đầu gặp gỡ:  “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không”; với Thúc Sinh: “Xót vì cầm đã bén dây/ Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta”; với Từ Hải: “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”; với Kim Trọng ngày tái hợp: “Còn duyên may lại còn người/ Còn vầng trăng bạc, còn lời nguyền xưa”. Hoặc là mối liên hệ với cuộc đời, với những điều tiền định: “Hoa trôi bèo dạt đã đành/ Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi”, rồi “duyên trời”, “duyên kỳ ngộ”, “trần duyên”, “nhân duyên”, “khuôn duyên”, “dây duyên”, “duyên đôi lứa”, “duyên bạn bầy”… Hay là sự gặp gỡ, giao hòa như một điều ước định trước: “duyên nợ”, “tơ duyên”, “vô duyên”, “cơ duyên”, “duyên xưa”, “dây duyên”… Có duyên ngắn (Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi), duyên một ngày (Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta), duyên dài trăm năm (Trăm năm biết có duyên gì hay không), duyên ba kiếp (Ví chăng duyên nợ ba sinh/ Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi). Lại còn có duyên hài  (Nàng rằng: gia thất duyên hài/ Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng), duyên bẽ bàng (Mái tây để lạnh hương nguyền/ Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng), hết duyên (Lầu xanh có mụ Tú Bà/ Làng chơi đã trở về già hết duyên”)…

Tắm Thổ hụt và tắm Thổ với “tiên Nga”

No Comments



- “Chúc đi vui vẻ, nhớ đi tắm Thổ nhé.” Chúng tôi nhận được tin nhắn của anh bạn trước khi lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ. Tắm Thổ (Turkish Bath) hay nói rõ hơn là đi tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ là điều đầu tiên trong 10 điều phải làm ở Thổ Nhĩ Kỳ theo nhiều trang website và sách hướng dẫn du lịch. “Tiếng lành đồn xa” càng làm chúng tôi tò mò. “Sang tới Thổ, rất khoát phải đi tắm Thổ!”. Chúng tôi đã bàn bạc kỹ với nhau như vậy.
Điểm dừng chân đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ là một khu vực có kiến tạo địa chất bởi núi lửa có tên Cappadocia. Trên con đường quanh co của thị trấn, Ilknuk, người dẫn chương trình có chỉ cho chúng tôi một tòa nhà mái vòm nhỏ nhắn và cũ kỹ với tấm biển: “Turkish Bath” ở ngoài. “Đó là một nhà tắm Thổ, nhưng tôi không chắc về chất lượng, lên Istanbul hãy đi tắm thì tốt hơn" - Ilknuk nói.
Quá sốt ruột vì tò mò, chúng tôi muốn thử luôn ở Cappadocia. Nhưng khách sạn chúng tôi ở lại khá xa trung tâm thị trấn nơi có nhà tắm Thổ. Đành ngậm ngùi chờ khi lên tới Pamukkale, một trung tâm tắm suối nóng ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi hỏi lễ tân khách sạn xem có thể tắm Thổ ở đâu thì được trả lời: “Ngay trong khách sạn cũng có tắm Thổ, miễn phí, xin mời các bạn.”

Chuyện trai gái thời bao cấp

No Comments

Nguyễn Quang Lập 
 
Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc quan hệ tình dục cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn  cầm tay cầm chân, ôm vai hót cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là yêu đương không đứng đắn. Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ. Cô nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái  hẹn hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình. Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.
 Hôn hít thời này bị liệt vào hành vì giao cấu, rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten những luật cấm hài hước.

The Last Waltz / Engelbert Humperdinck

No Comments


Engelbert Humperdinck (sinh Arnold George Dorsey, 02 Tháng năm 1936) là một người Anh ca sĩ nhạc pop , nổi tiếng với số lượng của những bài hát " Thả nhớ "và" The Last Waltz ", cũng như" Sau khi Lovin ' .
 
Sinh trong Madras , Ấn Độ, như một đứa trẻ Dorsey chuyển đến Leicester , Anh, nơi ông đã quan tâm đầu trong âm nhạc. Ban đầu chơi saxophone trong câu lạc bộ đêm, ông đã sớm chuyển sang ca hát, phát hành single đầu tiên của mình, "Tôi không bao giờ sẽ Fall in Love Again", trong năm 1958.  
Sau khi đấu tranh với bệnh lao , trong giữa những năm 1960 Dorsey trở lại sự nghiệp âm nhạc của mình, áp dụng nghệ danh "Engelbert Humperdinck" sau khi Đức soạn nhạc thế kỷ 19 của những vở opera . Ký hợp đồng với Decca Records , ông đã đạt được thành công ban đầu ở Bỉ sau khi đại diện cho nước Anh trong năm 1966 Knokke cuộc thi hát ở đó. Trở về Anh, ông đã phát hành một chuỗi các đĩa đơn đã chứng minh thương mại thành công cả trong nước và ở Hoa Kỳ. Đạt được một người hâm mộ sau, ông cũng fronted một loạt phim truyền hình ngắn ngủi,