FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Cơm 2000 : Bài viết của người ngoài và trong cuộc.

No Comments


Từ khi có quán cơm mới mở bán với giá 2 nghìn cách đó vài con phố vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị L – chủ một quán cơm bình dân tại một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – chỉ bán được một nửa hàng.
"Những ngày đó chị cắt giảm phần ăn cho đỡ ế, cứ thế này thì chết đói hết" – chị phân trần với tôi sau khi nói một tràng lẫn những câu đệm không có trong từ điển.
Quán cơm 2 nghìn đã nhân rộng ra nhiều nơi, thậm chí đã tới Hà Nội, với giá 5 nghìn.
Hai nghìn hay 5 nghìn cũng đều là bán dưới giá cả, và đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.
Hãy thử phân tích xem, liệucó 100 quán cơm kiểu 2 nghìn thì lợi hay hại?

Bán 'phá giá'

Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm.
Nếu quán 2 nghìn mở cạnh 1 hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.
Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.
Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.

Đến anh đến lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót.
Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền.
Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.
Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?
Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày...
Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn.

NHỚ VỀ ....NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH

No Comments

Xuân Quỳnh & Lưu Quang Vũ


Nhà thơ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, Hà Nội), trong một gia đình công chức. Thuở nhỏ, mồ côi mẹ từ sớm, ở với bà nội. Tháng 2/1955, được tuyển vào đoàn Văn công Nhân dân Trung ương. Được đào tạo thành diễn miên múa. Đã đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viên (Áo). Năm 1962-1963, Xuân Quỳnh học trường bồi dưỡng viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn. Từ năm 1964 trở đi, là biên tập viên báo Văn Nghệ, Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới.

Tại Đại hội các Nhà văn Việt Nam lần thứ ba, được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đã được dịch và in tại Liên Xô, CHDC Đức, Pháp...

Xuân Quỳnh qua đời ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương), cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi).

Thơ Xuân Quỳnh có biết bao trăn trở suy ngẫm cuộc đời mình giữa "những năm tháng không yên" của gia đình, đất nước và lòng mình.
Mạch ngầm thơ chị chảy qua từng con chữ :

"Mấy trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đăng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa..."

Sưu tầm

No Comments

 
Trong cả vũ trụ, chỉ có duy nhất một góc nhỏ bạn chắc chắn có thể cải tạo được: đó là chính bản thân bạn. 
 (Aldous Huxley)
From : Facebook
 
 
 
 
Bướm & Lá cây !
 

Chuyện vui tuyển dụng : Không thể chối từ

No Comments


Một doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu tuyển dụng nhân viên văn phòng. Họ treo một tấm biển ngoài cửa sổ trụ sở công ty, có ghi hàng chữ: “Tuyển dụng – Mọi ứng viên đều có cơ hội nếu đánh máy thạo, sử dụng tốt máy tính và biết một ngoại ngữ”.
Một con chó hoang đi qua trụ sở công ty nhìn thấy bảng quảng cáo liền đẩy cửa đi vào. Nó ngước nhìn người lễ tân, vẫy đuôi, bước lại chỗ tấm biển và kêu rít lên.
Hiểu ý, người lễ tân liền gọi trưởng phòng tới. Ông ta cực kỳ ngạc nhiên khi biết ứng viên là một con chó. Tuy nhiên, vì vị khách bốn chân này có vẻ rất quyết tâm, ông vẫn cho nó vào phòng riêng để phỏng vấn. Đầu tiên, ông từ chối:
- Một chú cún con không thích hợp cho vị trí này. Công việc đòi hỏi ứng viên phải biết đánh máy.
Con chó chạy lại chỗ máy chữ và soạn thảo một lá thư hoàn chỉnh. Nó lấy tờ giấy ra và chạy lại đưa cho ông trưởng phòng rồi nhảy lên ghế ngồi chễm chệ.
Ông trưởng phòng choáng váng nhưng vẫn tìm lý do khác:

Nền giáo dục vui tính.

No Comments



Giống như hầu hết các bạn hôm nay, tôi có may mắn được làm học trò từ bé. Và chính hôm nay, may mắn thay, tôi vẫn được làm học trò, vẫn đi học thêm những cái mình thích học trong thể thao, âm nhạc… Rồi tôi cũng đã làm thày giáo ở trường đại học đôi chút ở quê nhà, gần nhất là tí chút hè năm nay. Và tôi cũng đã làm thày giáo một thời gian ở trường đại học xứ ngoài, ở Paris. Cho nên những kỉ niệm thày trò đan nhau thật chồng chéo, nhiều hương vị, nhiều thứ chung nhau, mà nhiều thứ cũng thật khác nhau mênh mang.
Học trò ở ta khi nhỏ thấy thế giới thày cô thật xa vời. Nền giáo dục xưa thì chỉ có thày. Cô là mãi gần đây. Cô chính là thày, thày giáo nữ.
Chữ thày trong tiếng ta chính là “bố”. Trong nhà xưa có thể gọi bố mẹ là “thày bu”, xưng là con hoặc em. Khi đến lớp (hoặc thày đến nhà dạy), thày thay mặt bố mà dạy con, nên quan hệ tiếp tục là “thày – con” hay “thày – em”. Nhưng sau này người ta không gọi giáo viên nữ là “bu”, không biết có nên đáng tiếc việc đó hay không? Một chữ là ơn thày, nửa chữ là nhờ thày. Trẻ phải kính thày như kính cha. Cha xử con chết, con không chết là đồ bất hiếu.