FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Văn Phụng / Châu Hà.

No Comments

Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ, một trong những bí nhiệm đời sống một con người là tình yêu. Tình yêu có thể dẫn tới hôn nhân hay không, theo tôi, lại là một bí nhiệm khác của Thượng đế. Nó nằm ngoài ta, như những cõi giới mà chúng ta không hiểu được.

Cuộc tình giữa Văn Phụng / Châu Hà, với tôi, là điển hình. Như một thí dụ cụ thể.

Căn cứ theo bài viết của các tác giả như Lê Quốc Thanh, Lê Minh - Vũ Tuấn Bảo cùng một vài bài viết khác thì, trước năm 1954, ở Hà Nội, tình yêu đã sớm đến với họ, khi nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà còn rất trẻ. Những người biết chuyện cho rằng, đó kết hợp không thể đẹp hơn, của một đôi trai tài và gái sắc.

Với Châu Hà, ngoài nhan sắc, còn là tiếng hát uy lực nhất để rao giảng những ca khúc viết về tuổi trẻ, tình yêu, quê hương và đất nước của một Văn Phụng, nhạc sĩ.

Nhưng nếu lộ trình nhân gian bằng phẳng y cứ trên những thuận lý, có dễ chúng ta khó hy vọng có được những tác phẩm bất hủ như “Suối tóc, “Tôi đi giữa hoàng hôn,” “Yêu,” hay “Chán nản” hoặc “Em mới biết yêu đã biết sầu” vân vân…Quan niệm “xứng ca vô loài” của thân phụ nhạc sĩ Văn Phụng thời đó, đã như một nhát chém tàn khốc của định mệnh ố tài!  Hiểu rõ, cuộc tình đầu đời mình, đã gặp phải bức tường thành kiến khắc nghiệt, Châu Hà lặng lẽ rời bỏ Hà Nội. Lập gia đình sau đấy. (Một hình thức nín lặng. Vùi chôn đời mình.)

Rasputin

No Comments


Grigori Yefimovich Rasputin (tiếng Nga:Григо́рий Ефи́мович Распу́тин ) (22 tháng 1năm 186929 tháng 12 năm 1916) là một nhân vật lịch sử Nga. Tự phong cho mình là tu sĩ với thần lực của thượng đế, Rasputin được Nga hoàng Nikolai II và hoàng hậu Alexandra tôn sùng vì họ cho rằng ông ta đã chữa được cơn bịnh hiểm nghèo cho con trai duy nhất là hoàng tử Alexei (vị hoàng tử này bị bệnh loãng máu do di truyền từ nữ hoàng Victoria của Anh).
Rasputin được cho là tu sĩ, kẻ mê hoặc nhân tâm, người của thượng đế, tiên tri, thần y,… Có rất nhiều thông tin về Rasputin nhưng khó có thể xác định tính trung thực vì phần lớn là huyền thoại hay lời đồn đãi thêm thắt của công luận.

& Một nhóm nhạc gồm 4 thành viên da đen thập niên những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã có một bài hát về ông và chẳng ngạc nhiên khi họ được tiếp đón nồng hậu ở Nga.
Và theo trào lưu cùng sự ảnh hưởng của âm nhạc thế giới , nhóm cũng được đa số người VN thuộc đủ mọi tầng lớp biết tới vì âm nhạc của họ dễ nghe.
Đó là nhóm Boney-M
Lời bài hát  có đoạn :
There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
He could preach the bible like a preacher
Full of ecstasy and fire
But he also was the kind of teacher
Women would desire..

RA RA RASPUTIN

Một thoáng nhìn về cuộc sống Bắc Hàn.

No Comments


Vạn vật luôn đổi thay, Bắc Hàn cũng vậy, thân mời các bạn chứng kiến sự thay dổi mới có nơi đây qua bài viết của BBC.
 
Bắc Hàn là nơi các phóng viên khó tới được, nhưng du khách thì được chào đón nếu như sẵn lòng làm những gì được yêu cầu. Phóng viên Juliet Rix đã tìm được một tour du lịch cho phép chị có cái nhìn thoáng qua về cuộc sống thường nhật của chế độ bí mật này.
Tôi ngồi trên một tấm trải, dưới một tán cây với đồ ăn và một bếp than nướng nhỏ với những cái đĩa, cạnh một gia đình đang mỉm cười. Tôi để thêm chút đồ riêng của mình vào - một túi trứng sô-cô-la.
Người cha của gia đình này xem chỗ sô-cô-la một cách cẩn thận rồi đưa cho cậu con trai nhỏ ba tuổi. Cậu bé ăn hết cả gói sô-cô-la với sự tập trung ghê gớm. Sô-cô-la là thứ không phổ biến ở đây. Người nước ngoài cũng vậy.

Âm nhạc cho đêm khuya / Quỳnh Lan

No Comments


Một giọng ca truyền cảm, một gương mặt hiền dịu, một suối tóc dài chấm... mông bên tiếng đàn thùng ấm áp, giản dị đã làm nên một Quỳnh Lan thật quyến rũ và độc đáo
Nữ ca sĩ vừa hát vừa tự đệm guitar thùng là một hình ảnh thu hút nhưng khá hiếm hoi trên sân khấu ca nhạc của chúng ta hiện nay. Thỉnh thoảng, có thể tìm thấy hình ảnh ấy ít nhiều ở Mỹ Tâm hoặc Thùy Dương. Nhưng một nữ ca sĩ luôn xuất hiện với hai cây guitar thùng - một cho mình và một cho bạn diễn nhạc công - thì có lẽ cả nước hiện nay chỉ có một người: Đó là Quỳnh Lan.
Vào nghề từ Du ca Đồng đội
Thừa hưởng năng khiếu ca hát từ mẹ, vốn là một ca sĩ phong trào thời chống Mỹ, cô con gái út trong gia đình gồm bốn anh chị em từ nhỏ đã mê hát hơn ham học. Người cha đại tá bộ đội tập kết thuộc binh chủng thiết giáp, sau ngày đất nước giải phóng đã đưa cả gia đình về Nam sinh sống tại khu vực suối Lồ Ồ, Bình Dương. Quỳnh Lan ao ước được vào nhạc viện nhưng nhà nghèo lại đường xa, một lần được mẹ chở đến để nhìn tận mắt cho thỏa chí rồi thôi. Cô bé đành quay về an phận với cây guitar thùng, vốn là tài sản của người anh cả, từng có lúc theo học bộ môn guitar ở Nhạc viện Hà Nội. Bảy, tám tuổi, vòng tay bé bỏng chưa ôm nổi thân đàn, nhưng cô em út cứ chờ lúc anh đi vắng, lại lén bắc ghế trèo lên gỡ đàn xuống mày mò bấm. Rồi cô cũng được anh truyền cho ít ngón nghề mặc dầu thỉnh thoảng, mất kiên nhẫn, anh lại cho cô ăn một cái cốc vào đầu. Cứ thế, cô vừa đàn vừa hát một mình rồi trở thành ghiền lúc nào không hay.

Phí tổn cơ hội.

No Comments




Một buổi lễ kỷ niệm

Rusell Roberts 
Một trong những khó khăn của một nhà kinh tế học là giải thích cho người khác hiểu mình làm cái gì để sinh sống. Người ta hiểu rằng một trong những điều một giáo sư kinh tế học làm là dạy kinh tế học. Nhưng dạy kinh tế học thực sự là dạy cái gì? Phần lớn người ta cho rằng môn kinh tế học có liên quan đến đầu tư và quản trị tài chánh. Có một lần tôi nói với người khách cùng đi trên máy bay là tôi là nhà kinh tế học, bà ta nói, "vậy hả," chồng của bả cũng mê thị trường chứng khoán. Hmm. Tôi không nói cho bả biết là ngoài sự hiểu biết về những lợi điểm của việc đầu tư vào những quỹ đầu tư hỗ tương đã được liệt kê theo chỉ số, tôi chẳng biết tí gì về thị trường chứng khoán cả.
Bà khách ngồi kế bên tôi, nếu đã đọc Alfred Marshall, thì kiến thức về kinh tế của bả có lẽ sẽ dồi dào hơn. Marshall cho rằng kinh tế học là "môn học về loài người trong những hoạt động bình thường của đời sống." Môn học này chính là công việc của Marshall, Adam Smith, Friedrich Hayek, và Milton Friedman: Họ tìm hiểu xem con người làm những cái gì và ảnh hưởng của những hành vi này đối với xã hội loài người ra sao.