FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Kết quả tìm kiếm về niềm vui công việc -->

Thành kiến: Kẻ thù của Kiến Thức & Sự Cảm Thông

No Comments


Đầu những năm 20 của thế kỷ 20, một đoàn khoa học của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứ về minh triết, những điều huyền bí, và khả năng siêu nhiên của con người ở xứ nhiệt đới này. Ấy thế nhưng, suốt hai năm rong ruổi khắp các đền chùa, các ngang cùng ngõ hẻm được cho là bí hiểm, cả đoàn chỉ nhìn thấy sự mê tín dị đoan, lừa đảo, vô văn minh. Có thật Ấn Độ chỉ có như thế hay mắt họ không thể nhìn xa hơn?

Một ngày, giáo sư Blair Spalding (một thành viên của đoàn khoa học, và cũng là tác giả cuốn sách “Hành trình về phương đông”- sách kể về hành trình của đoàn tại Ấn Độ) đang thong thả dạo bước quanh bờ sông thành Benares, thì bắt gặp một đạo sĩ có đôi mắt sáng, tinh anh và vóc người lực lưỡng. Vị đạo sĩ đã nói một câu có sức mạnh vang dội trong lòng giáo sư:
 “Hiện giờ đầu óc bạn vẫn còn suy nghĩ như người Âu, nghĩa là lý luận theo một chiều. Bạn phải cởi bỏ các THÀNH KIẾN sẵn có thì mới mong học hỏi được những điều mới lạ”.

Bùi giáng : Cuộc hòa giải vô tận

No Comments


 

… khi viết về thơ ở miền Nam trước 1975 cũng như thơ trong nước sau 1975, tôi ít nhắc đến Bùi Giáng. Không phải vì tôi đánh giá ông thấp. Ngược lại. Tôi đồng ý với Mai Thảo: Bùi Giáng là một tài thơ trác tuyệt. “Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời.”[1] Càng đọc Bùi Giáng, tôi càng thấy ông lạ lùng. Con người ông lạ lùng: nói như Thanh Tâm Tuyền, qua lời kể của Mai Thảo, Bùi Giáng là người “ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ”.[2] Thơ ông càng lạ lùng, lạ lùng đến nỗi ai cũng ngại ngùng khi viết về ông. Kể chuyện về ông: có; nhưng phê bình thơ ông: chưa.

Thông điệp Cửu Long.

No Comments

Rồng là con vật không có thật. Ai cũng biết vậy. Mà ai cũng có thể nói về rồng vì đấy là con vật thần thoại phổ biến trong các tôn giáo hay văn hóa từ Á sang Âu, từ Đông qua Tây sang tới Mỹ. Riêng có người Việt ta, đón mừng một năm Thìn thì mình có thể nói tới... chín con rồng lận!


Từ truyện tích "con tiên cháu rồng", rồng là biểu tượng của tổ tiên – với hai đức tính là trí tuệ và sự dũng mãnh – còn tiên là biểu hiệu của từ tâm, lòng nhân ái. Chuyện ấy, chúng ta mượn của văn hoá Trung Hoa, mình nói ngàn năm cũng chưa hết.

Người ta thường tin rằng rồng là loài lưỡng cư – hay lưỡng thê – sinh vật có thể sống với đất và nước. Riêng có rồng của ta lại là loài... đa thê. Khác với hình tượng rồng của Trung Hoa chỉ vần vũ trên mây, rồng Việt Nam, với đầy đủ năm móng, được trình bày với hoa văn tượng trưng cho cả mây và nước. Từ đất nước vọt lên trời!

Trong thế kỷ 21, Việt Nam cũng mơ có nền kinh tế của con rồng, là bay lên ngang tầm các nước tân hưng châu Á. Xin hãy đợi đã.

Nhưng vì sao lại đòi nói đến chín con rồng? Xin hãy đợi đã!

***

Con người ta thường mượn những gì thấy trước mắt để diễn tả những gì... không hiểu được.

Con rồng xuất hiện như vậy, với hình ảnh của những giống vật có thật. Có thể là con cá nước ngọt, cá sấu, đã cho ta hình tượng giao long và truyện tích về kinh đô Thăng Long. Có thể là sinh vật dưới biển, như loài rắn biển cho ta truyện thuồng luồng và tục xâm mình. Cũng có thể là loài bò sát có vảy, như kỳ đà, rồng đất hay giống khủng long mà hình ảnh còn rơi rớt lại từ thời tiền sử.

Thế rồi chúng ta phát huy trí tưởng tượng.

Đặng Thái Sơn.

No Comments


vào dịp Ðặng-Thái-Sơn — người chiếm giải Huy Chương Vàng trong cuộc tranh tài quốc tế về trình tấu dương cầm nhạc của Chopin — đến Houston trình diễn, Ðiệp-Mỹ-Linh (ÐML.) đã tạo cơ hội để gặp gỡ và mạn đàm với Ðặng-Thái-Sơn (ÐTS.) quanh thế giới âm nhạc.
ÐML.- Xin anh cho biết anh bắt đầu học nhạc từ năm anh bao nhiêu tuổi? Ai là vị giáo sư âm nhạc đầu tiên của anh? Ngoài dương cầm anh có học các loại nhạc cụ nào khác không?
ÐTS.- Nhờ sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, mẹ tôi là giáo sư dương cầm nên từ ba bốn tuổi tôi đã bắt đầu thích nhạc và thích sờ đàn. Nhưng vì tôi là út và các anh chị của tôi đều học nhạc cả nên Ba Mẹ tôi không muốn tôi học nhạc, vì tập đàn cả ngày, ồn. Vì thế tôi gặp nhiều khó khăn. Về sau, thấy tôi thích nhạc quá, ông cụ tôi bảo để cho tôi thử xem như thế nào. Chính ông cụ tôi phát hiện rằng tôi có năng khiếu nên từ sáu tuổi tôi bắt đầu học có quy củ. Mẹ tôi dạy tôi từ đó cho đến năm tôi  19 tuổi. Ngoài dương cầm tôi không học thêm một nhạc cụ nào nữa cả.

Dế mèn & Gà trống ( 2)

No Comments


 
Tôi gặp ông một ngôi làng ở Lausanne, người đàn ông Việt Nam 75 tuổi ấy sống trong ngôi nhà rất đẹp nhìn ra ven hồ Lalceman.
Ông kéo tôi ra mảnh vườn đằng sau, đủ thứ cây cối và hoa lá được trồng và chăm sóc rất cầu kỳ. Ông nói phải thuê một công ty chăm sóc mảnh vườn này, hàng tháng có hai người của họ đến xem xét và chăm sóc từng chiếc cây, có hồ sơ theo dõi ghi chép về tình trạng từng cây, kể cả chiếc cây nhỏ.
Tôi hỏi mùa đông đến sẽ thế nào, ông nhún vai.

Tìm hiểu về nhân duyên vợ chồng

No Comments

  
Trà my
Nguồn Sưu Tầm : Nuôi Con.
Nói theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có nghiệp, có nợ với nhau, chứ không phải khi không mà lấy nhau được. Phần lớn là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế . Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong.