Từ ngón tay đau nghĩ về tương lai xã hội dân chủ. | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Từ ngón tay đau nghĩ về tương lai xã hội dân chủ.

1 Comment

 

Chiều qua mình vào viện, nguyên nhân là ngón tay mình bị sưng tấy cả đêm không ngủ được. Lúc vào mình phải đăng ký, nhưng chờ phải 2 tiếng mới đến lượt đăng ký khai là bị làm sao. Rồi họ phân mình đến một khu vực khámn khác, lại chờ khoảng 4 tiếng mới được khám. Ông bác sĩ bảo mình bị lâu rồi, có thể ảnh hưởng khớp xương, cần phải mổ ngón tay không sẽ lan cả bàn tay. 

 Ông viết giấy cho mình đi chụp x quang, lại chờ 1 tiếng đến lượt. 

Lúc này đã 10 giờ tối, đói ơi là đói, có cái cây bán bánh tự động, mình mua tạm cái bánh ăn. Rồi lại chờ tiếp, chờ tầm 4 tiếng nữa là 2 giờ đêm. Hỏi người trực thì họ nói vì quá nhiều tai nạn đưa vào cấp cứu nên không có người xử lý vụ mình. Mình ngủ một giấc chừng hơn tiếng trên cái ghế chờ, xung quanh còn mấy người nữa đang ôm đầu, ôm bụng vẻ đau đớn. Có một thằng bé khoảng 7 tuổi, nó bị ngã mồm sưng vù, áo nó vương đầy máu. Nó ngồi bên cạnh mẹ nó, mặt nó vẫn nhởn nhơ nên mình cảm thấy ngón tay sưng tấy của mình chẳng là gì cả. Đến 6 giờ sáng thì họ đưa mình đơn thuốc, bảo mua uống, có gì thứ ba quay lại nếu cần mổ sẽ mổ, bây giờ không có bác sĩ tiểu phẫu. 18 tiếng vạ vật trong bệnh viện chỉ có mỗi cái ngón tay sưng tấy, cuối cùng được uống giảm đau và một đơn thuốc. Mình lúc chờ uất lắm, nghĩ chả lẽ về lấy con dao cạo râu bẻ cạnh sắc ra, tự rạch lấy cho cho. Oái ăm là nó bị tay phải, tay trái mình không thuận. Chứ cái khối nhỏ mưng mủ này thì chỉ cần nhát rạch rồi nước khử trùng, rắc kháng sinh lên là xong. Hệ thống y tế và giáo dục với nhà ở tại nước Đức này là những thứ đang quá tải. Ở Việt Nam thì xử lý ngón tay này chắc chỉ 1 tiếng là xong tất, cứ nói cho tôi khám chữa dịch vụ là rất nhanh, cộng thêm cứ đến khâu nào đưa vài trăm, bất quá hết hai hay ba triệu là êm thấm nhanh chóng. Còn ở đây đi viện phải hẹn, có khi hẹn xong thì hết bệnh khỏi cần đến nữa. Hàng tháng tiền bảo hiểm y tế được trừ vào lương một cách rất khoát. Mình đi làm mấy năm nay, lương 2500 eu thì trừ mất đến 1000 tiền bảo hiểm các kiểu. Tính ra mấy năm mới vào viện khám chữa một lần toàn bệnh lặt vặt, phí tổn chắc chỉ vài trăm euro. Việc đóng bảo hiểm này chỉ có ích cho người già và người bệnh nan y là có lợi nhất, vì chi phí tốn kém bảo hiểm phải lo. Nhiều khi nghĩ bậy hay là bọn ngành y nó đẻ ra covid để cho người bệnh nặng hay người già đi sớm khỏi tốn kém cũng nên. Tuy nhiên thì phải nói y tế của Đức về mặt cấp cứu rất tốt, trên nóc bệnh viện có máy bay trực thăng, đội ngũ xe cấp cứu hiện đại và rất nhiều. Có trường hợp tai nạn gì được xử lý nhanh nhất có thể. Những bệnh nan y tốn kém rất nhiều nhưng đều được phục vụ tận tình vì bảo hiểm trả hết. Đến đây mình cảm thấy một chuyện khác, đó là xã hội tư bản và xã hội độc tàì trên thế giới đang như thế nào? Mình cảm giác xã hội độc tài đang lớn mạnh lên và xã hội dân chủ đang có chiều hướng suy thoái đi trên mọi mặt. Một trong những điều làm xã hội dân chủ yếu đi lại chính là điều đã làm nó hình thành và phát triển thành cường quốc kinh tế văn minh, đó là sự dân chủ và thượng tôn pháp luật và tính nhân văn của nó. Sự đánh thuế cao vào người thu nhập cao và trợ cấp an sinh xã hội cho người ăn trợ cấp là một ví dụ điển hình. Càng ngày càng nhiều người họ không muốn đi làm và chỉ tranh thủ cơ hội ăn thất nghiệp hay ăn trợ cấp của sở xã hội. Số lượng người nhập cư vì chiến tranh tràn vào Đức đến hàng triệu người, hầu hết họ đều không đi làm, ăn xã hội và buôn bán, làm thêm bên ngoài. Những người đi làm cảm thấy bất công vì tiền lương của họ bị nhà nước trừ để bao dung cho những người ăn xã hội, họ làm việc thiếu nhiệt tình đi, quan liêu hơn, hờ hững hơn. Sự tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của xã hội dân chủ đang bị các thế lực độc tài lợi dụng để tấn công làmn phân hoá xã hội. Chẳng hạn trong cuộc chiến mà Nga tạo ra ở Ucraina, có một số luồng ý kiến cho rằng Đức không nên giúp đỡ Ucraina và việc Nga tấn công Ucraina là có chính nghĩa của Nga. Luồng ý kiến này được thể hiện trên báo chí, hoặc các cuộc biểu tình. Một số khác thì vì lo sợ chiến tranh lan rộng nên họ cho rằng thôi để Nga làm gì thì làm, miễn mình được yên ổn là được. Những ý kiến này sẽ cản trở việc giúp đỡ Ucraina và tất nhiên nó sẽ làm cho độc tài Nga rộng cẳng hơn. Vào những năm 1975 việc lợi dụng tự do để phân hoá chế độ VNCH cũng đã được áp dụng như vậy. Việc tự do, bình đẳng bị xã hội độc tài lợi dụng, chúng ta cứ nhìn trường hợp Hồ Ngọc Thắng, một người Việt đi học thời còn XHCH đông Âu sau đó ở lại rồi được làm trong công sở Đức. Anh ta thường xuyên viết bài ca ngợi ủng hộ chế độ độc tài ở VN và chê trách nước Đức. Với một thái độ vậy, liệu việc anh ta có tiến tới có những hành động khác ngoài lời nói, bài viết để làm phương hại đến nước Đức và mang lợi cho chế độ độc tài khác hay không ? Đó là câu hỏi không ai dám trả lời chắc chắn là không cả. Chế độ độc tài như Nga, Trung Quốc, Việt Nam thực sự đã cấy rất nhiều người Việt mang quốc tịch Đức vào các công sở, nhà máy, tập đoàn của Đức để đánh cắp thông tin, để tác động chính sách, đường lối có lợi cho mình. Điển hình là trường hợp Facebook sinh ra và phát triển trên xã hội dân sự nhưng rồi dần dần có những thay đổi chính sách tinh vi để chiều lòng thể chế độc tài, sự thay đổi của họ núp dưới hình thức là vi phạm bản quyền, một điều được bảo đảm ở xã hội dân chủ. Facebook đặt ra một loạt những điều luật phù hợp với sự văn minh, pháp luật của xã hội dân chủ. Thế nhưng chủ đích của nó là tạo kẽ hở cho chế độ độc tài tận dụng để báo cáo tiêu diệt những người đối kháng về tư tưởng, dập tắt tự do ngôn luận của những người viết trên Facebook. Thâm độc hơn nữa là chế độ độc tài như VN cho người của họ ứng tuyển vào làm việc trong Facebook. Là công ty tư nhân, lại lấy cớ về bình đẳng, không kỳ thị Facebook nhận những kẻ này vào làm việc. Facebook có lợi là những kẻ này làm việc tận tuỵ, không yêu sách về chế độ làm việc, tiền lương. Còn chế độ độc tài đã cấy được những kẻ nằm bên trong những trận địa truyền thông mà chúng lo sợ nhất. Những kẻ đi làm tay sai hai mang kia chúng được hưởng 2 lần lương, một lần của facebook và một của chế độ độc tài chi trả. Việc chi trả của chế độ độc tài có thể bằng tiền hay bằng những thứ khác như quyền lợi của chúng hay gia đình chúng ở Việt Nam. Facebook chỉ là ví dụ trong nhiều trường hợp tương tự ở tập đoàn, ở bộ máy công quyền hay cả những tổ chức phi chính phủ. Rõ ràng có cuộc tấn công âm thầm từ lâu vào thể chế, xã hội dân chủ của thế lực độc tài trên thế giới, đang diễn ra từ khoảng 20 năm trở lại đây. Đó là lợi dụng chính sự dân chủ, công bằng, văn minh và nhân bản của thế chế dân chủ để làm hại thể chế đó, qua việc cài cắm nhân lực. Song song với việc này là những việc phân hoá chính trị xã hội dân sự bằng cách cung cấp tiền nuôi những đảng phái, tổ chức làm nhiệm vụ gây loạn xã hội, ảnh hưởng đến bầu cử, lợi dụng cả truyền thông dân chủ để tiếp tay tác động vào tâm lý bầu cử của dân chúng tư bản. Ngoài ra chúng còn đưa ra những hợp đồng thương mại để các chính khách lãnh đạo có được những thống kê lợi ích trước mắt làm điểm tốt trong mắt dân chúng. Một lãnh đạo mang lại hợp đồng kinh tế và hoà bình đương nhiên sẽ có ưu thế hơn, nhất là được báo chí truyền thông tung hô theo. Dưới thời của Merkel hàng loạt những hợp đồng giữa các tập đoàn lớn của Đức ký kết với Trung Quốc, chuyển đổi cơ sở sản xuất hoặc nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc. Nhập khí đốt của Nga. Tìm được nguồn nguyên liệu rẻ, nhân công rẻ, chuyển được cơ sở sản xuất sang nước khác đảm bảo môi trường cho nước mình, mang lại về cho Đức nguồn khí đốt rẻ. Những cái bánh ngon mà Merkel mang lại có hương vị cảm nhận được ngay tức thì, nhưng cái giá phải trả chắc chắn sẽ đến khi bà rời khỏi chính trường. Chế độ độc tài đang tấn công vào thể chế dân chủ bằng nhiều phương thức, đó là một cuộc chiến tổng hợp của nhiều chiêu thức. Hẳn chúng có kế hoạch lâu dài và đến thời điểm để chúng mở cuộc tấn công bằng thái độ công khai. Để chuẩn bị cho chiến dịch lâu dài này, chúng cần những kẻ độc tài có thời gian nắm quyền lãnh đạo dài để thực hiện chiến dịch. Hãy nhìn Putin, Tập, Nguyễn Phú Trọng để hiểu vì sao trước kia thể chế Nga, Trung, Việt đều có những quy định về nhiệm kỳ, nhưng gần đây bỗng nhiên quốc hội hay trung ương đảng các nước này bất chấp tất sửa luật, sửa điều lệ đảng để cho những kẻ trên tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo. Việc nắm quyền lãnh đạo không giới hạn nhiệm kỳ khiến cho theo đuổi mục đích thuận lợi hơn. Nếu so sánh bây giờ thì thể chế và xã hội dân chủ vẫn đang vượt trội so với xã hội và thể chế độc tài. Nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta đang thấy xã hội dân chủ đang trên đà đi xuống. Ví dụ như đang ở bậc thang thứ 10 và đi xuống bậc thang thứ 9 rồi 8. Còn các thể chế độc tài đang ở bậc thang thứ 3 và leo lên bậc 4. So sánh hiện tại thì bậc 8 và 4 rõ ràng vẫn còn những chênh lệch nhau rất lớn. Nhưng điều quan trọng là một bên đang có dấu hiệu đi xuống và một bên đang đi lên. Và cứ theo đà này khi hai bên tương đương nhau hoặc khi xã hôị độc tài lớn mạnh hơn, chiến tranh thế giới lần thứ ba hay những cuộc đảo chính còn gọi là cách mạng sẽ xảy ra ở chính những nước phương Tây, những đảng phái theo đuổi mô hình nhà nước độc tài, CNXH trá hình sẽ được dựng lên. 

TG: BTH    

Comments

One Response to “ Từ ngón tay đau nghĩ về tương lai xã hội dân chủ. ”

  1. Nặc danh
    lúc 05:20 23 tháng 2, 2024

    Con cám ơn chú. Bài phân tích bình dân nhưng rất hay và sâu sắc.