tháng 7 2020 | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Miếng bã...

No Comments





Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh – ông Trần Việt Phương – nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

Đức Phật hữu tình hay vô tình?

No Comments

Đức Phật hữu tình hay vô tình? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Hơn thế nữa, chữ “tình” trong cuộc sống thường ngày của chúng ta và chữ “tình” trong văn hóa truyền thống vốn dĩ là khác nhau. Vậy nên để trả lời câu hỏi ấy, thì cần phải bàn về chữ “tình”.
Khái niệm “tình” mà chúng ta hay bàn tới là chỉ những cảm xúc, tâm thái, hay cách hành xử tốt đẹp nơi xã hội người thường. Chính vì thế, chúng ta hay có những lời khen người tốt như: “hữu tình”“sống tình cảm”“chân tình”, v.v.. Người “vô tình” chính là kẻ “lòng lang dạ sói”, sống không biết nghĩ tới người khác, ích kỷ, tự tư tự lợi, v.v.. Ấy là chữ “tình” trong mắt thế nhân ngày nay.
Tượng Phật tại Sri Lanka (Ảnh: Pixabay, Public Domain)
 Nhưng trong văn hóa truyền thống, chữ “tình” lại có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Lễ Kí có viết: “Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng”, có nghĩa là “Cái gì gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết”. Đó chính là chữ “tình”.