FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Happy New Year / áp ba !! hihi -->

Happy New Year / áp ba !! hihi

No Comments




Bài hát này ra đời trong bối cảnh thế giới vừa kết thúc thập niên 70 với hàng loạt biến động từ khắp nơi như: chiến tranh Việt Nam, cuộc chạy đua vũ khí giữa Mỹ và Liên Xô, xung đột ở Trung Đông, diệt chủng Polpot, thiếu hụt năng lượng và nạn đói tràn lan… 
Chính vì thế, bài hát đã phần nào phản ánh sự thất vọng não nề mà Benny và Bjorn (đồng sáng tác) dành cho một thập niên đầy tăm tối. Con người không có quá nhiều niềm tin hi vọng vào tương lai. Chính vì vậy mà bài hát nghe cũng hơi thê lương, cùng với ca từ có phần bất an sầu thảm, không nhiều không khí hân hoan đón chào năm mới mà lẽ ra nó phải có...


----------------------------------------------------
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
Xâm-panh chẳng còn
Và pháo hoa cũng đà cháy hết
Ngồi nơi đây, bạn và tôi
Thấy sao lạc lõng, não nề quá đỗi
(Ngay những hình ảnh đầu tiên trong MV có thể thấy rõ heng)
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say
Tiệc cũng đến lúc tàn rồi
Mà buổi sáng dường như xám ngoắt
Chẳng giống hôm qua chút nào
Giờ là lúc chúng ta nói lời
(Mọi người để ý chỗ này trong MV bắt đầu chuyển cảnh hân hoan ha)
[Chorus]
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho tất thảy chúng ta sẽ có lúc được nhìn thấy
Một thế giới tứ hải giai huynh đệ
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Năm mới an lành
Năm mới an lành
Chúc cho tất thảy chúng ta có nhiều hi vọng, dám nghĩ dám làm
Bởi nếu không, biết đâu chúng ta lại phải nằm xuống rồi chết đi
Cả bạn và tôi
(Đến đoạn này lại chuyển về cảnh nữ ca sĩ ngồi trên ghế, điều này có nghĩa là những phút hân hoan đó chỉ là trong mộng tưởng lẽ ra mọi chuyện nên như thế, nhưng thực tế thì chỉ là cảnh trơ trọi xác xơ cô ấy đang ngồi thôi)
[Verse 2]
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway
brave new world: ám chỉ một cách mỉa mai về một thời thế mới đầy hi vọng được sinh ra sau nhiều biến chuyển to lớn của xã hội, nhưng chẳng dễ dầu gì, làm sao hết chiến tranh, làm sao hết nghèo đói, hết bệnh tật… ???
feet of clay: đôi bàn chân đất sét là từ lóng ví von yếu điểm sẵn có bên trong mỗi con người hay lỗi lầm mà người đó mắc phải. Có thể hiểu như, VN có câu đôi tay nhúng chàm thì Mỹ có đôi chân dính bùn
Có đôi khi tôi thấy
“Thế giới mới kiên cường” tiếp bước thế giới cũ ra sao
Và tôi thấy thế giới đó trỗi dậy thế nào
Từ đống tro tàn của chúng ta
Ồ, phải, con người luôn là một gã khờ
Cứ nghĩ mình rồi sẽ ổn thôi
Lê lết đi, đôi bàn chân đất sét
Nào hay biết mình lầm đường lạc lối
Cứ bất chấp mà đi
(Những kẻ gây ra chiến tranh lầm than, luôn cho rằng đó là vì một lý tưởng chân chính nào đó, tiếp tục giết chóc, tiếp tục sai lầm, ko biết cải tà quy chánh)
(Rồi lại chuyển cảnh hân hoan trong mộng tưởng lúc nãy, sau lại chuyển về gian phòng xơ xác để vào đoạn 3)
[Verse 3]
Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
Dường như với tôi lúc này
Tất cả những mộng tưởng mà trước đây chúng ta từng có
Đều đã lụi tàn, chẳng còn gì
Ngoài xác pháo trên sàn
(Những mộng tưởng được kể trên, chuyển cảnh nãy giờ đó)
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
Vậy là hết một thập niên
Trong vòng mười năm sắp tới
Ai biết chúng ta sẽ tìm thấy điều gì
Hay điều gì sẽ chờ ta phía trước
Vào cuối năm 1989 (năm kết thúc thập niên 80)
(Kết bài trong MV cũng là lúc 2 người nhìn ra bầu trời xám ngoắt ngoài cửa sổ, kết luôn mấy cái mộng tưởng vô định kia, âu sầu chờ đón xa xăm...)
------------------------------------------------------------
Thông tin thêm:
Mặc dù được phát ra rả tại VN cũng như Thuỵ Điển (quê hương nhóm ABBA), thế nhưng ca khúc năm mới phổ biến nhất trên thế giới không phải là HPNY mà lại là Auld Lang Syne. Đây là bài hát dân ca truyền thống được phổ nhạc từ một bài thơ Scotland do Robert Burn sáng tác vào năm 1788. Phiên bản của mợ Moo Ad rất thích.
Chung quy Ad thấy, cái hay của bài HPNY chính là ở giai điệu và cảm xúc mà nó tạo ra (chưa bàn tới phần lời có phần không phù hợp với tính kiêng kị của người phương Đông). Thường thì thời khắc chuyển giao năm mới hoặc trước đó xíu, chúng ta thường hay lần dở lại những gì đã xảy đến với mình trong năm, chuyện buồn thường có ấn tượng khó phai nhạt hơn, day dứt hơn mà nước mình năm nào chả có chuyện buồn 😀 bài này cũng thể hiện tính chất không có nhiều niềm tin vào tương lai thì thực trạng VN cũng vậy mà ) thế nên đâu nhiều người quan tâm tới cái phần lời làm chi. Nghe giai điệu thấy vừa vặn với cảm xúc là đủ yêu rồi.
----------------------------------------------------------
Vậy nên ai yêu từ bé tới giờ bài này thì cứ yêu thôi. Cơ mà nghe trước giao thừa thôi, sau giao thừa rồi, nghe con bướm xưng cho xưng bướm nguyên năm đi càng tốt 

Comments