FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TÂM LÝ CĂN BẢN ĐƯA ĐẾN PHIỀN NÃO -->

NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TÂM LÝ CĂN BẢN ĐƯA ĐẾN PHIỀN NÃO

No Comments



Thấy bài này hay, mình xin trích đoạn để các bạn cùng tham khảo

Thân mến ! 
****


...Bộ não của chúng ta không phải chỉ mới được tạo ra khi chúng ta sinh ra đời, mà là di sản từ bộ não chung của nhân loại, mang dấu ấn của những thói quen từ thời tiền sử.


Trong môi trường sống bất trắc của thời tiền sử, con người phải đối phó với nhiều đe dọa, như những dã thú sống trong rừng rậm. Từ đó não đã phát triển hệ thống mạng thần kinh nối kết nhằm bảo vệ và củng cố sự sinh tồn, đưa đến ba khuynh hướng tâm thức phản ứng và hành xử như sau:


- Tự bảo vệ bằng cách tách rời mình khỏi thế giới bên ngoài, xem cá nhân mình là một thực thể biệt lập với thế giới vũ trụ và xã hội cộng đồng.


-  Cố nắm giữ và bảo tồn mọi sự - để tạo quân bình cho thể xác và tinh thần.

-  Tìm đến những thú vui và phần thưởng (lợi lộc) và né tránh khổ đau.


Trong sự tiến hóa của nhân loại, ba khuynh hướng này giúp con người thoát hiểm nguy và phát triển sinh tồn, nhưng cũng đưa đến hệ quả là sự đau khổ phiền não, bởi vì chúng chứa đựng sự mâu thuẫn với thực chất của đời sống như sau:

-       Con người sống tương quan với thế giới bên ngoài, không phải là một thực thể riêng biệt. Nếu tách rời mình khỏi thế giới bên ngoài sẽ đau khổ.

-       Không có gì là bền vững và tồn tại mãi mãi. Ngay trong thân chúng ta, những tế bào cũng thay đổi, biến chuyển từng giây từng phút.

-       Chạy theo những gì vui thích và trốn tránh những gì không vui thích là mầm mống của sự đau khổ.


Theo bác sĩ Hanson, ba khuynh hướng này cũng được ví như bản tánh tham sân si:  Thích thú vui và phần thưởng (ví như củ cà rốt) được xem tương đương với tính Tham;  không thích đau khổ hay sự trừng phạt (ví như cây gậy), được xem tương đương với tính Sân, và muốn nắm giữ mọi sự không thay đổi, được xem tương đương với tính Si.  Ba khuynh hướng này tạo ra những ảnh hưởng tâm lý không tốt như sau:

-       Sự bất an luôn luôn tiềm tàng nơi con người. Ngay cả khi ở một mình và không làm gì, con người cũng cảm thấy bất an và muốn chạy đi tìm một điều gì đó để tự trấn an mình.

-       Mẫn cảm với những tin xấu: não ghi nhận những tin tức xấu nhanh hơn những tin tốt. Những cảnh trí, nét mặt đáng sợ bao giờ cũng nhanh chóng ghi sâu hơn trong tâm thức con người.  Những ấn tượng tiêu cực được lưu trữ trong ký ức rất khó phai mờ.

-        Tiêu cực thắng tích cực: Ấn tượng để lại từ những kinh nghiệm tiêu cực sẽ in sâu và lâu dài hơn những kinh nghiệm tích cực. Một tin xấu sẽ cần phải có năm tin tốt mới xóa bớt đi được, trong khi một tin tốt sẽ quên đi rất nhanh. 

-       Vòng luẩn quẩn: Từ những kinh nghiệm tiêu cực như trên, những phản ứng dây chuyền khiến con người trở thành bi quan, bồn chồn, và dễ trở thành tiêu cực, mất tự tin.

-       “Dựng cảnh” (Simulation):   Qua những hoạt động âm thầm trong tiềm thức não chúng ta thường có thói quen dựng lại cảnh tượng về một điều gì đã hoặc sắp xẩy ra, không phải như một cuốn phim trung thực, nhưng thường nhuốm mầu sắc của cảm quan. Điều đó gọi là “dựng cảnh” (simulation) . Đó cũng là một thói quen của tâm thức còn sót lại từ thời tiền sử, ghi nhớ và diễn lại những cảnh đã xẩy ra, để so sánh và tiên đoán những hậu quả sắp tới. Cùng với sự phát triển của não, khả năng “dựng cảnh” cũng tăng lên gấp bội phần, tuy giúp cho sự sinh tồn, nhưng cũng là nguyên nhân tạo phiền não, vì những lý do sau:

- “Dựng cảnh” đưa chúng ta xa rời thực tại, trở thành mơ mộng, phiêu lãng, nhưng hạnh phúc hay sự hiểu biết chỉ có thể tìm được ở ngay trong giây phút hiện tiền trước mắt.

- Trong cảnh dựng lên, những lạc thú dường như được tăng cường độ lên rất nhiều, nhưng khi đối diện với thực tế lại không được như vậy, dễ đưa đến chán nản, thất vọng.

- Khi “dựng cảnh” một điều gì ta thường gán vào trong đó những niềm tin chủ quan về sự việc, rồi bị giam hãm trong định kiến mà không nhận thức được những điều kiện thực tế bên ngoài.

- Một kinh nghiệm đau thương trong quá khứ được “dựng cảnh” lại nhiều lần trong tâm thức sẽ tăng cường những mạng nối kết thần kinh tạo sự đau khổ bất an, trong khi trên thực tế những cảnh ấy có thể không xẩy ra...

Sưu tầm





Comments