FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Thần Tượng. -->

Thần Tượng.

No Comments


“Sao quá mềm, quá nhu nhược và dễ khuất phục làm vậy? Sao có quá nhiều sự chối bỏ và tự phủ định trong tâm các anh đến thế? Sao có quá ít định mệnh trong ánh mắt các anh nhìn?” trích Buổi hoàng hôn của những thần thượng (Friedrich Nietzsche)

Thần tượng là để chỉ những người, những vật được tôn sùng, yêu mến. Xưa nay, sự yêu mến những cái đẹp luôn là điều đáng trân trọng. Bởi xét cho cùng, “người với người sống để yêu nhau”. Cách anh yêu thích một điều gì đó phần nào bộc lộ bản chất con người anh.
Ở thời đại nào cũng xuất hiện những thần tượng. Châu Âu có thời thần tượng Leonardo da Vinci, lại có thời thờ Aldoft Hitler.  Thần tượng ở mỗi thời đại lại phần nào phản ánh xã hội thời đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng đưa ra phán xét rằng việc chọn thần tượng là đúng hay sai bởi nó liên quan nhiều tới yếu tố thời đại.
Vài năm trước, ở Việt Nam rộ lên những chỉ trích chuyện giới trẻ thần tượng nhạc Hàn Quốc. Không ít người sỗ sàng vu cho K-Pop – nền âm nhạc được nhận diện rõ rệt trên thế giới – là thứ âm nhạc nhạt nhẽo, hời hợt, rẻ tiền. Họ quên mất rằng mất chục năm trước, chính bản thân họ cũng từng nhận chê bai khi mặc quần ống loe, để đầu hippie, miệng nghêu ngao hát The Beatles – thứ âm nhạc mà ngay “tân thế giới” là Mỹ còn bài xích là khiêu dâm, đầu độc giới trẻ.


Như đã nói ở trên, mỗi thời mỗi khác và sự yêu mến đa phần không có lỗi. Tuy nhiên, về vấn đề thần tượng, có một sự giống nhau ở tất cả mọi thời đại, đó là cách thể hiện sự yêu mến của mình.
Yêu mến và cuồng tín là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Anh thích một ca sĩ thì thiết tưởng, chỉ nên quan tâm tới giọng ca, các sản phẩm âm nhạc của thần tượng, thay vì điên cuồng chạy theo những câu chuyện ngoài lề, đấu đá tranh khôn đến mụ mẫm đầu óc. Một người mụ mẫm sẽ bị người đời ái ngại, cả một dân tộc mụ mẫm sẽ thành trò cười muôn đời; đôi khi, thành đại họa thế giới.
Tình yêu luôn cần đi kèm với trí tuệ. Yêu mến một người đến mức khúm núm, xun xoe, phê phán mọi thứ xung quanh, ấy là u mê, là hạ thấp bản thân. Cái gì quá mức cũng trở nên phản tác dụng. Thần tượng, thiết tưởng, chỉ nên dừng ở trân trọng và học hỏi.
Năm 1988, tác phẩm cuối cùng của Friedrich Nietzsche mang tên Buổi hoàng hôn của những thần tượng được xuất bản, gây nhiều tranh luận trong giới học giả. Theo Nietzsche, thần tượng là những chân lý, cái nào rồi cũng bước vào buổi hoàng hôn, lụi tàn. Một con người, bên cạnh việc yêu thích một thần tượng, vẫn cần biết giữ mình, đưa ra những ý kiến độc lập và biết sáng tạo nên những cái mới; chớ nên mê muội, hạ mình tới mất phẩm giá. Đây là một vấn nạn, không chỉ của riêng ai.
Ngang Chuyên

Comments