Những yếu tố cản trở tính sáng tạo. | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Những yếu tố cản trở tính sáng tạo.

No Comments


Tư duy sáng tạo cũng thuộc bản năng con người, chúng luôn có sẵn. . Ai cũng có thể sáng tạo.Quan sát những đứa trẻ con, bạn có thể hiểu chúng nhìn những món đồ chơi như một thế giới thần tiên, xem cục gạch là ngôi nhà…
Tuy nhiên càng lớn lên, chúng ta càng đánh mất khả năng sáng tạo của mình bởi ta chính con người đã tạo ra những yếu tố ngăn cản tư duy sáng tạo và  ngày càng đi vào lối mòn.
Sau đây là những yếu tố đó: 

1. “Mình chẳng có chút sáng tạo nào cả”
Nếu bạn cứ nói với bản thân mình và người khác rằng bạn không hề sáng tạo thì mọi người, kể cả bạn đều tin vào điều đó. Vô tình, bạn đã đánh mất khả năng sáng tạo của mình và thậm chí bạn còn không thèm cố gắng nghĩ ra điều gì đó sáng tạo nữa.
Hãy dừng ngay việc này lại. Chúng ta đều có khả năng sáng tạo riêng của mình, quan trọng là bạn phải khám phá được bạn sáng tạo trong những lĩnh vực nào.
Có những người rất giỏi thiết kế, vẽ, sáng tác, có người nảy ra rất nhiều ý tưởng khi giải quyết vấn đề. Còn bạn, hãy nhìn lại xem bạn thường có những ý tưởng đột phá trong những tình huống nào?


2. Luôn làm theo thói quen
Bạn sẽ chẳng thể sáng tạo được khi cứ luẩn quẩn mãi trong vùng an toàn của mình, sợ thử thách, sợ thay đổi… Chúng ta dễ dàng rơi vào cái bẫy của cảm giác an toàn khi lặp đi lặp lại các thói quen hàng ngày như đi trên cùng một con đường đến công sở, ăn trưa tại một quán quen…
Hãy thử thay đổi bản thân một chút bằng cách thay đổi thói quen của mình xem sao, bạn sẽ thấy, nghe và gặp những điều thú vị có khả năng kích thích trí sáng tạo của bạn đấy.

3. “Chỉ có một giải pháp duy nhất mà thôi”
Khi đối mặt với khó khăn, chúng ta có khuynh hướng cho rằng chỉ có một cách duy nhất để giải quyết. Vì thế, khi đã tìm được một giải pháp thì ta thường không cố gắng tìm kiếm thêm những lựa chọn khác. Trong khi câu trả lời thứ 2, thứ 3… mới là cách giúp ta giải quyết vấn đề theo những hướng đi mới. Đừng hài lòng với một giải pháp mà hãy dành thời gian tìm kiếm và cân nhắc nhiều ý tưởng.
 Bạn thử đặt ra nhiều tình huống “Nếu…thì…” để phân tích vấn đề trên nhiều góc nhìn, phá vỡ các luật lệ.


4. Ngồi 1 chỗ
Nếu bạn cứ ngồi lì tại bàn làm việc và mong chờ cảm hứng nào đó xuất hiện thì sẽ chả có ý tưởng nào đến với bạn đâu. Môi trường cũng có ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Tư duy của bạn sẽ bị hạn chế nếu bạn cứ mãi ở trong một môi trường cố định, không thay đổi gì.
Đôi khi, chỉ cần bước ra khỏi không gian làm việc, cho phép bản thân nghỉ ngơi một chút lại là cách hiệu quả để sáng tạo.
Bạn cũng có thể trang trí lại bàn làm việc của mình, thay đổi vị trí đồ đạc… Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc thay đổi quang cảnh.
Các nghệ sĩ thường tìm kiếm những môi trường mới và khác nhau để tạo cảm hứng.

5. Thật tệ khi mắc sai lầm
Chúng ta đều sợ mắc sai lầm. Tuy nhiên, học từ sai lầm là cách học tốt nhất. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải cho phép bản thân mình phạm lỗi. Hãy thử thực hiện những ý tưởng của mình xem kết quả thế nào. Nếu thất bại, hãy rút ra bài học cho mình để tìm giải pháp khác hiệu quả hơn. Hãy hỏi bản thân “Điều gì tồi tệ nhất sẽ xảy ra nếu tôi thất bại?”. Suy cho cùng, “kinh nghiệm là một tên gọi khác của sai lầm” mà thôi (Experience is simply the name we give our mistakes)”

6. Tư duy “logic”
Tư duy “logic” được sử dụng rất hiệu quả khi trong quá trình đánh giá và lên kế hoạch thực hiện các ý tưởng. Tuy nhiên, nếu áp dụng tư duy logic trong quá trình tìm kiếm ý tưởng thì bạn sẽ bị giới hạn trong những nguyên tắc, lối mòn… Cách tốt nhất để thoát khỏi lối suy nghĩ “logic” là hướng đến những điều mang tính ẩn dụ, khác thường. Hãy “think out of the box” – Suy nghĩ rộng hơn, thoáng hơn, đừng để bị “nhốt” trong những giả định do chính chúng ta đặt ra.
7. Tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ
Picture7Điều này dễ khiến bạn đi vào lối mòn. Phá vỡ các luật lệ cũng là một hướng đi giúp bạn tìm ra những ý tưởng sáng tạo bởi thông thường để tạo ra điều gì đó mới, bạn phải phá vỡ những khuôn mẫu cũ. Hãy linh hoạt với các nguyên tắc, luật lệ, luôn đặt câu hỏi “tại sao”, “tại sao không”.

Chúc các bạn mở được những cánh cửa này để không ngừng sáng tạo, làm cho cuộc sống và công việc phong phú, thú vị hơn và hiệu quả hơn nhé.

Comments