Chúng ta đang xin rất nhiều từ người khác. | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Chúng ta đang xin rất nhiều từ người khác.

No Comments

Thầy Nguyễn Tấn Bình - Viện Phó Viện Leadman tặng hoa cho diễn viên Chi Bảo

Ngày 18-6-2011, tại TP.HCM, hơn 80 khách tham dự đã tham gia buổi tọa đàm “Làm thế nào để trở thành người bớt nóng giận” do Trung Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực thuộc Viện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp tổ chức.
Bài viết sau đây ghi nhận nội dung và cảm xúc của những thành viên trực tiếp tham gia buổi tọa đàm.
Những hạt giống cảm xúc sẽ lớn lên theo cách mà chúng ta nuôi dưỡng chúng ?
Theo diễn giả Chi bảo:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có hạt giống “giận”, hạt giống “so đo”, “ích kỷ”,…Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các hạt giống đó sẽ phát triển. Tùy theo tính cách của mỗi người, mà biết duy trì và tạo các hạt giống của riêng mình.

Từ một đứa bé, chưa kịp dạy dỗ, chưa tiếp giao tiếp với thế giới bên ngoài, nếu ba mẹ chúng là những người hay nóng giận thì sẽ truyền lại tính này trong gen. Môi trường cũng là yếu tố tác động đến yếu tố tính cách của con người rất nhiều, hình thành nên sự nóng giận của con người.
Ngoài ra, thất bại hay thành công, thuận lợi hay không cũng tạo điều kiện hình thành nên sự nóng giận trong tính cách của con người. Không thể bắt buộc một người khác làm theo những gì mình mong muốn nhưng lại có thẻ nóng giận khi người đó không làm đúng ý của mình.
Khi nóng giận, cơ thể chúng ta tiết ra chất làm cho chúng ta không tỉnh táo, sáng suốt như mọi ngày. Nên những người nóng giận không đưa ra được những quyết định sáng suốt. Và đôi khi những cơn giận, không thể dùng lý trí để giải tỏa cơn giận của mình.
Biết để khắc phục
Mỗi khi nóng giận chúng ta thường tìm cách vay mượn những yếu tố bên ngoài như đập phá, la to, bỏ đi, chửi bới … để giải tỏa cơn giận nhưng chúng ta quên rằng cơn giận đến từ bên trong ta.
Bằng phương pháp quan sát sự vận hành của cơn giận, quan sát dòng cảm xúc của mình, cái gì đang nổi lên trong tâm hồn của mình: từ khó chịu, bực bội, đến khi bộc phát thành lời nói….Để có cơ hội nhìn nhận quá trình vận hành có đúng không, để điều chỉnh lại cơn giận đó.
Chính thái độ nhìn nhận sự việc của ta sẽ đẩy cảm xúc của ta đến bờ vực bùng phát. Cũng là một lời nói, nếu chúng ta gắn cho nó sắc thái tình cảm nào thì nó sẽ mang sắc thái chủ quan ấy của ta. Thái độ của ta luôn phục vụ cho bản năng nhưng bản năng thì luôn sai. Biết được điều đó, mỗi khi ghi nhận hiện tượng, ta chỉ nhận diện đơn thuần, không có thái độ. Điều này giúp mình tiếp cận với hiện tại bằng chính kinh nghiệm của mình, bằng nhìn nhận của mình và thấy được cuộc sống nhiều vẻ đẹp hơn.
Lấy ví dụ đời thường, khi ta uống một bát canh quá mặn so với khẩu vị của ta, ta sẽ gọi chủ quán và nói: “Trời ơi, sao mặn quá!”. Đó chính là ta đã pha cảm xúc của mình vào rồi. Nhưng nếu ta chỉ nói “Chị ơi, canh hơi mặn”. Ta đã miêu tả đúng sự việc và không hề có chút cảm xúc nào ở đây.
Tập luyện nhìn nhận sự việc với bản chất của nó và tách rời khỏi cảm xúc của ta mới chính là phương pháp hữu hiệu để loại bỏ cơn giận của mình
Chị Thọ - Giám Đốc NeSolar đặt câu hỏi cho diễn giả
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng tham gia tọa đàm
Chúng ta xin nhiều thứ vì chúng ta thiếu
Bác sĩ Nguyễn Kim Hưng mở đầu phần trình bày của mình với ba câu hỏi:
- Bạn có cần người khác tôn trọng mình không ?
- Bạn có cần người khác đánh giá cao bản thân mình không ?
- Bạn có cần người khác quý trọng mình không ?
Bác sĩ Nguyễn Kim Hưng - Giảng Viên Trung Tâm Thiền và Yoga InnerSpace, Ông Trần Việt Quân - Giám Đốc Bách Khoa Computer
Phần kết luận khá bất ngờ đã làm cho khách tham dự suy tư khá lâu: bạn cần nhiều thứ vì bản thân bạn không chắc nhiều thứ. Trong chúng ta ai cũng nghĩ mình tôn trọng bản thân, tôn trọng và yêu quý người khác nhưng thực chất chúng ta đang rất quan tâm đến cảm nhận của người khác dành cho mình. Vô hình trung chúng ta đã đánh mất sức mạnh và sự thanh thản của tâm hồn khi ta ‘xin’ ở người khác quá nhiều. Và khi không được đáp ứng, không được ‘cho’, chúng ta trở nên nóng giận.
Tình yêu là phẩm chất của trái tim, nó không phụ thuộc vào đối tượng được nhận, nó có thể tồn tại và được ban phát khi chúng ta có sẵn nó trong tim. Nếu chúng ta quan sát trẻ em, chúng ta sẽ thấy sự hồn nhiên, vô tư trong tiếng cười vì chúng đang cho đi. Trẻ em không biết tính toán, đó là đối tượng tràn ngập tình yêu trong cuộc sống.
Bạn là vua của chính mình, là người phán xét thái độ bản thân
Tiếp tục cuộc trò chuyện, bác sĩ Hưng đi sâu vào Thiền. Tắt đèn, âm thanh bật lên những tiếng du dương của thiên nhiên, có lúc nghe như sóng biển, có lúc nghe như gió reo … Mọi người tách rời hiện tại, quan sát những dòng suy nghĩ đang trôi, quan sát những cảm xúc đang lướt qua. Trên mặt đại dương luôn có những con sóng nhưng bên dưới đáy đại dương là sự yên tĩnh tuyệt đối. Chúng ta đang đi sâu vào tâm thức, bước đến đáy đại dương để quan sát những ‘con sóng’ cảm xúc đang xô đẩy trên bề mặt, để tách rời cảm xúc và tìm thấy sự bình an ở hiện tại.
Thiền mang đến cho ta sự bình an như thế đấy!

Comments