FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Về sự sáng tạo. -->

Về sự sáng tạo.

No Comments


1/ Để có thể sáng tạo:
Cuộc sống của chúng ta có có thể đầy ắp những lúc sáng tạo, tất cả những gì chúng ta làm, miễn là linh hoạt và sẵn sàng với những tiềm năng mới, sẵn sàng đi xa hơn những việc thông thường. Sự biểu lộ sáng tạo hàng ngày thường được biểu hiện thông qua việc thử nghiệm một cách thức giải quyết mới đối với thế tiến thóai lưỡng nan quen thuộc. 
Tuy nhiên một nửa thế giới vẫn nghĩ rằng sáng tạo là một đặc tính bí ẩn, dù vậy mọi người đều có thể có những suy nghĩ sáng tạo.
Rất nhiều người cho rằng mình không sáng tạo bởi vì họ không có nhiều khán giả cho những gì đang làm. Trong thực tế chúng ta thuờng tập trung quá nhiều vào óc sáng tạo của các nhân vật quan trọng, các thiên tài và không chú ý đến những điều tinh ý và trí tưởng tượng mà mỗi người thể hiện trong cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, cũng có một số người nếu như chỉ giỏi một cái gì đấy thì chưa đủ. Họ cảm thấy cần phải có sự sáng tạo. Do đó tất cả những gì họ làm là đặt ra những thách thức nhỏ cho mình, như là nấu một bữa ăn khác cách mà họ hiện thời đang làm. Điều này sẽ không ghi tên bạn vào từ điển bách khoa toàn thư, bạn cũng không thay đổi cách nấu ăn trong tương lai nhưng bạn đang tiến xa hơn những việc thường làm và những việc theo quy ước, điều này sẽ đem lại cho bạn sự thích thú tương tự như những gì các nhà sáng tạo. Bạn càng khám phá ra khả năng sáng tạo của mình càng nhiều thì bạn càng thấy tự tin. Điều này nên phát triển thành thói quen .

 
Khả năng quan sát mọi thứ theo một cách mới ( góc nhìn khác)  rất quan trọng với quá trình sáng tạo.
Nếu bạn có quá nhiều kiến thức về những thứ không hoạt động trong quá khứ và bạn nghĩ chúng sẽ không hoạt động được thì khi đó bạn sẽ không thử để cố gắng làm mọi thứ.
Trong vấn đề giải quyết khó khăn của óc sáng tạo mỗi sai lầm là một thử nghiệm để học hỏi những thông tin quý giá cho những gì sẽ làm gì tiếp theo. Một người thường quay trở lại những nỗ lực của mình bởi vì họ sợ gây ra sai lầm - điều có thể làm họ xấu hổ thậm chí bẽ mặt. 
Nhưng nếu bạn không dám thử và không gây ra sai lầm nào thì bạn không học tập được gì cả . Hãy tự mình thử làm những việc khác thưòng và có tính chất đổi mới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người sáng tạo gây ra nhiều sai lầm hơn là những người ít tưởng tượng. Họ thường ít thành thạo hơn – họ chỉ có nhiều nỗ lực hơn hầu hết mọi người khác. Họ có nhiều ý tưởng hơn, bắt kịp nhiều khả năng hơn, vạch ra nhiều kế hoạch hơn. Họ sẽ có vài thành công và có cả những thất bại.
Khi óc sáng tạo phải làm những việc khó khăn, công việc sẽ diễn ra một cách êm hơn nếu như bạn tiến hành chúng một cách nhẹ nhàng. Sự hài hước sẽ thúc đẩy guồng quay của óc sáng tạo. Khi bạn hài hước bạn cảm thấy thoải mái hơn, rồi để cân nhắc mọi khả năng có thể. Tạo ra sự vui vẻ khiến bạn có thể đánh bật mọi sự kiểm duyệt trong thâm tâm cho rằng các ý tưởng của bạn là trò lố bịch.
Đó là lí do tại sao mà trong phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết công việc, nguyên tắc có hiệu quả là mọi thứ đều tiếp diễn và không ai được phép gạt bỏ bất kì ý tưởng nào và coi nó như là điều vô lí. Mọi người thoải mái đưa ra nhiều ý tưởng như là họ có thể nghĩ ra, dù ý tưởng đó có cuồng nhiệt đến như thế nào. Một trong những ý tưởng này có thể là hạt giống để tạo thành một giải pháp sáng suốt. 
2/ Quá trình sáng tạo: 
  • Sự trì trệ : Nó có hai mức độ ảnh hưởng: tích cực và tiêu cực. Nó là năng lượng không chịu thay đổi, là nơi nghỉ ngơi truớc khi chuyển thành hoạt động. Trong tự nhiên thì đây là giai đoạn bỏ không giữa các đợt phát triển.
 Tính trì trệ là sự trống trải, là điều bí ẩn lớn mà từ đó sự sáng tạo hình thành và biến mất. Khi chúng ta tiếp cận được tính trì trệ, chúng ta đã đến gần với tiềm thức của mình. Đây là giai đoạn giống như hạt giống đợi nảy mầm trong bóng tối (những gì chúng ta chưa biết) đến khi ra ngoài ánh sáng (khi đã có tri thức, hiểu biết, sự sáng suốt).

Mặt tiêu cực của tính trì trệ xuất hiện khi do lười biếng và thờ ơ, chúng ta cho phép bản thân bị mê hoặc, sống trong mê mẩn không thắc mắc gì cả, chấp nhận mọi thứ như đó là chân lí, không muốn thay đổi và luôn sống trong sợ hãi.
 Có thể chúng ta là nô lệ cho công việc vì mục đích kiếm tiền hay nhận thức được sự bảo đảm từ đó.
 Chúng ta cũng chịu đựng những mối quan hệ nguy hiểm cũng vì những lí do tương tự như trên.
 Chúng ta cứ tiếp tục như vậy ngay cả khi chúng ta đã ngừng học hỏi và phát triển bởi vì chúng ta e ngại khi phải tìm kiếm cái mới.
Tất cả những gì chúng ta có thể thấy được là thảm hoạ khi chúng ta xem xét những điều mình chưa biết.

Có thể chúng ta đưa ra một ý tưởng quảng cáo tuyệt vời, một phát minh mới hay đang cân nhắc một công việc mới rồi chúng ta bày tỏ cho bạn bè và đồng nghiệp biết và mọi người sẽ nói cho chúng ta biết tại sao lại không nên làm những điều đó.

Chúng ta lắng nghe sự phê bình của bản thân và của cả người khác để rồi mất đi động cơ thúc đẩy sự ra đời cho ý tuởng mới đó. Luôn có lí do cho việc không làm gì đó. Đây giống như cuộc sống trong vùng nguy hiểm. 
  • Sự mô phỏng: 
 Giống như hạt mầm nảy nở trong bóng tối, chúng ta bi khuâý động ra khỏi trạng thái ngủ yên khi ai đó hay điều gì đó truyền cảm hứng cho ta học hỏi và phát triển. Đầu tiên chúng ta học hỏi thế giới xung quanh.
Sự mô phỏng là một phần quan trong đối với quá trình phát triển của chúng ta. Nếu như chúng ta thích ý tuởng của ai đó chúng ta thường mô phỏng theo.  Mô phỏng là một giai đoạn quan trọng cho phép chúng ta phát triển các ý tưởng một cách thận trọng nhất.
Kế tiếp là sự lưu luyến. Nếu chúng ta từ bỏ được sự lưu luyến thì  điều naỳ sẽ dẫn chúng ta đến giai đoạn thứ ba trong chu trìnhcủa sự sáng tạo: khả năng trực giác. 
  • Khả năng trực giác:
Khả năng trực giác là thời điểm lộn xộn và hầu hết thì đây là giai đoạn của sự lo ngại. Bản thân từ này đã cho thấy một tình trạng lộn xộn.
Hãy nhớ rằng chúng ta tạo ra những hệ thống này đầu tiên và chúng ta có thể thay đổi chúng. Đây là khoảng thời gian mà chúng ta kiểm soát mọi thứ bất chấp nỗi lo ngại. Những hình thức cũ nên được xoá bỏ để nhường chỗ cho những điều mới mẻ hơn. Đây là thời điểm để tiến sâu hơn, quên những gì đã thuộc về quá khứ và tiến hành những công việc sâu hơn. Thức tỉnh và phá vỡ những kìm kép lệ thườngvà vượt ra khỏi sự che chở không cần thiết ở bên ngoài. Thay vì lo sợ những gì không biết, bạn có thể học cách tin tưởng trực giác của mình và hãy để nó dẫn bạn qua những khó khăn. 
Xét về mặt sinh học thì cơ thể chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa lo lắng và hồi hộp. Bạn có thể biến nỗi lo sợ của mình thành hồi hộp và sử dụng trực giác để làm sáng tỏ những bí ẩn. Những nguời thần bí luôn nói rằng câu trả lời ở bên trong chúng ta. Đẻ vượt qua sự sợ hãi tôi thường lặp đi lặp lại câu “tôi được dẫn dắt một cách tuyệt vời” hoặc là tự hỏi “cơ hội tiếp theo là gì?“
Theo kiểu mẫu cũ chúng ta được dạy dỗ rằng phải biết hồ nghi trực giác và tôn thờ logic cũng như sự kiểm soát. Không chỉ có vậy chúng ta còn được dạy phải làm theo những gì mà hệ thống giáo dục đã huớng dẫn để làm những công nhân tốt trong nền kinh tế đầy những khói bụi. Thậm chí chúng ta còn bị phạt khi mơ mộng ở trường. Chúng ta không được dạy để phát triển khả năng sáng tạo, chúng ta được dạy để tránh xa nó. Chính điều này đã lấy mất sự can đảm và lòng kiên trì của chúng ta để điều khiển và tin vào trực giác của mình.
Do đó nếu bạn muốn sáng tạo hãy lắng nghe trực giác của mình, nhớ rằng bạn là ai, hỏi bản thân ”tại sao mình có mặt trên trái đất này“, “Mục đích và ý nghĩa công việc của mình?”, “chỗ của mình ở đâu, mình muốn làm gì ?” Những câu hỏi này giúp bạn xác định rõ mục tiêu của mình, điều mà tôi tin rằng là ánh sáng dẫn đường, nền tảng cho tất cả những gì chúng ta đã lựa chọn cho những điều chúng ta sáng tạo. Khi chúng ta gắn với những gì tự nhiên phù hợp với mình, công việc của chúng ta sẽ đảm nhận chất lượng của cuộc chơi và đó là cuộc chơi thúc đẩy sự sáng tạo. Do đó hãy lắng nghe trực giác của bạn.
Bạn phát triển trực giác của mình như thế nào? hãy chú ý tới cảm giác khi có tín hiệu của ý tuởng hay là sự thôi thúc. Phản ứng chính của bạn là gì hay đâu là câu trả lời của trái tim ? bạn có cảm thấy thoải mái và rộng mở không ?hay là thu hẹp mình lại ? Sự chọn lựa của bạn có đem lại sự vui mừng và yên bình cho bạn mà người khác không ? Tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn hay trong tinh thần chúng ta luôn dựa trên sự đam mê. Để củng cố mối liên hệ của mình với trực giác, đầu tiên bạn hãy hành động từ những việc nhỏ nhất mà bạn có thể kiểm tra ngay kết quả. Hãy thử nghiệm các ý tưởng với logic, điều này sẽ đem đến cho bạn sự tự tin. Bạn nên cố gắng xác định số lượng thư điện tử đang đợi bạn hoặc là thang máy nào sẽ đến đầu tiên. Những người theo học thuyết Freu thường tung đồng xu để có quyết định. Vấn đề không phải là đồng xu rơi như thế nào mà là phản ứng của mọi người với nó khi nó hướng dẫn cho sự lựa chọn của mọi người. 

  • Trí tưởng tượng & óc sáng tạo
Trí tuởng tuợng và óc sáng tạo đưa chúng ta tới mức độ nhận thức tiếp theo. Từ sự tan rã sẽ xuất hiện nghệ thuật của sáng tạo và các kết cấu và hình thức mới, chỉ có lúc này chúng mới là của bạn. Đây là thời điểm để hoà nhập tinh thần và vật chất.
Trực giác và trí tưởng tượng đưa chúng ta tới suy nghĩ mới mẻ, từ đó chúng ta có thể xoay sở để suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta đang ở quá trình sáng tạo một cách thức làm việc mới: một người được nuôi dưỡng, học tập, có ý nghĩa, thực hiện và có liên kết với nhân loại cũng như trái đất. Cách thức này bao gồm các giá trị tinh tế của trực giác, sự lộn xộn, sự thống nhất sự đầy đủ và cân bằng. Chúng ta đang nghiên cứu để trở thành và đi cùng với chu trình của dòng chảy sáng tạo. Công việc thay đổi từ cảm giác có sự lo lắng, thụ động cho đến sự thể hiện óc sáng tạo và tầm nhìn. Thông qua công việc sáng tạo chúng ta tìm thấy ý nghĩa, mục đích và sự thực hiện.
Sự sáng tạo ở nơi làm việc cần được chăm sóc và nuôi dưỡng để có thể phát triển mạnh. Điều này có nghĩa là tạo nên nền tảng tin tuởng và có tự do để bày tỏ những ý kiến mới mà không bị coi là nực cười, không có chỗ cho những sai lầm và phát triển khả năng nắm lấy cơ hội ở những nơi không thể ngờ tới. Rất nhiều phát minh mà bây giờ được coi như những thứ bình thuờng, giống như máy 3M post-it -note đều bắt đầu từ những ‘sai lầm ‘của chúng ta.
Công việc không tách ra khỏi trí tưởng tuợng và sáng tạo nữa mà cùng với trí tửơng tượng nó tạo ra các nghệ sĩ, các nhà thơ, các nhà có tầm nhìn xa trông rộng hay những người bí ẩn. Từ đây chúng ta đang thực sự sống, có liên hệ với tâm trí, thể xác, trái tim và tâm hồn. Chúng ta vượt qua sự sợ hãi, tức giận và buồn rầu trong khu vực nguy hiểm mà trởnên vui vẻ. Công việc trở thành niềm vui. Trí tưởng tuợng có liên quan tới việc giúp trực giác được hình thành thông qua óc sáng tạo, điều đơn giản chỉ là hành động tạo ra một cái mới.
Óc sáng tạo nuôi dưỡng và làm mới chúng ta. Đó cũng là một biểu hiện của sự đam mê, khi chúng ta sáng tạo từ sự đam mê chúng ta sẽ có chỗ cho những” sai lầm “. Óc sáng tạo chính là món quà của chúng ta cho xã hội.
Hãy kết hợp chặt chẽ những đặc trưng của người nghệ sĩ trong công việc của bạn, hãy dành cho bản thân bạn nhưng cơ hội để mơ ước, để có những suy nghĩ vô hạn, Chínhnhững suy nghĩ này tạo ra trí tưởng tuợng, làm tăng khả năng sáng tạo và mở rộng các tiềm năng khác. Những tiềm năng mở rộng nối bạn với một tầm nhìn lớn hơn và những tiềm năng vô tận.
Trong giai đoạn nhận thức, công viêc mang ý nghĩa và có tính nuôi duỡng. Mục tiêu tập trung vào sự tự do sáng tạo, học tập thống nhất và tạo ra các kế hoạch của riêng bạn. Công việc sinh ra năng lượng hơn là một vấn đề cần giải quyết, nó là một bí mật cần được tiết lộ. Công việc thay đổi từ người thắng - người thua sang việc chiến thắng dành cho cả ba phía : cả ban, cả tôi và cả xã hội
  •  Nguồn cảm hứng
Tiếng nói phê bình từ bên trong rất nhẹ nhàng. Những suy nghĩ có ý thức ngừng hoạt động. Đây là tiềm năng đơn thuần, là khoảng trống giữa các ngôn từ. Đó là sự kì diệu của sáng tạo khi ta đánh mất mình trong một thời khắc lớn lao. Suy nghĩ và thời gian đều biến mất. Chúng ta với óc sáng tạo là một. Chúng ta thức tỉnh hoàn toàn v ới tinh thần, năng lựợng tràn đầy và hoàn tòan liên kết với năng lượng của cuộc sống với một trạng thái ngây ngất. Một số người gọi đó là : “vùng”.
Khi chúng ta có liên hệ với mục đích của mình, chúng ta có liên hệ với sức mạnh - sức mạnh để đam mê, tin tuởng và gây cảm hứng cho ngừơi khác để tạo thành một nhóm. Sức mạnh không chỉ đến từ lời nói mà còn là sự đam mê. Đó là năng luợng llôi cuốn và động viên.
Sáng tạo là quá trình đưa bạn từ trạng thái trì trệ cho tới trạng thái sáng tạo cảm hứng. Nó xảy ra khi chúng ta gắn liền tinh thần của mình trong quá trình thể hiện sự sáng tạo, nó có thể liên quan tới âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, thiết kế hay thực hiện những đổi mới. Nắm vững chu trình này sẽ giúp bạn hiểu biết và nhận thức rõ ràng các bước tiếp theo vì nó thật sự là một phần của sự tiến hoá theo hình xoắn ốc.
3/ Vài đặc điểm của người sáng tạo
  • Động cơ làm việc không vì tiền
    Coi tiền là quan trọng nhất đối với xã hội hay nền kinh tế không phải là động lực của một người sáng tạo. Thông thuờng người sáng tạo đều có ý thức trực giác về số tiền mà họ cơ bản cần và khi nhu cầu đó được thoả mãn thì tiền sẽ không thể tác động hay chi phối họ. 

    Kiên nhẫn trước sự không rõ ràng
    Hai ý tuởng hoặc là nhiều hơn đều thích hợp trong cùng một lúc thách thức suy nghĩ của những người sáng tạo. Họ thích không rõ ràng để thách thức người khác hay những ý tuởng khác. Sự mơ hồ giúp họ quan sát mọi thứ từ nhiều phía khác nhau trong cùng một lúc. 
     

    Nhận thức thế giới theo cách khác
    Thoreau nhận xét về cách mọi người gõ một nhịp trống khác nhau. Những người sáng tạo gõ mạnh hơn nhờ nhiều cách nhận thức: tính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, cảm nhận mọi thứ. Những viễn cảnh khác nhau này mở ra cho họ những khả năng vô hạn. 

     Khiếu hài hước

    Tiếng cười và sự sáng tạo thường đi đôi với nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng sự sáng tạo khó có thể xuất hiện nếu như thiếu khiếu hài hước. Họ cũng cho rằng sự nghiêm túc có thể chấm dứt tính sáng tạo hay những suy nghĩ sáng tạo.

     
    Tự biết mình
    Trong suốt cuộc đời mình tôi đã đọc khoảng hơn 4000 bản tiểu sử hoặc tóm tắt tiểu sử, hầu hết là của những ngưòi được coi là sáng tạo nhất trong những người có tính sáng tạo cao ở lĩnh vực riêng của họ. Một đặc điểm chung giữa họ là tất cả đều ghi chép và liên tục cố gắng để hiểu rõ bản thân mình hơn 

    The end



Comments