FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Bùi giáng : Cuộc hòa giải vô tận

No Comments


 

… khi viết về thơ ở miền Nam trước 1975 cũng như thơ trong nước sau 1975, tôi ít nhắc đến Bùi Giáng. Không phải vì tôi đánh giá ông thấp. Ngược lại. Tôi đồng ý với Mai Thảo: Bùi Giáng là một tài thơ trác tuyệt. “Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời.”[1] Càng đọc Bùi Giáng, tôi càng thấy ông lạ lùng. Con người ông lạ lùng: nói như Thanh Tâm Tuyền, qua lời kể của Mai Thảo, Bùi Giáng là người “ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ”.[2] Thơ ông càng lạ lùng, lạ lùng đến nỗi ai cũng ngại ngùng khi viết về ông. Kể chuyện về ông: có; nhưng phê bình thơ ông: chưa.

Nếu như trí tuệ / Thiếu phương pháp

No Comments


-
" Nếu như trí tuệ là cái vốn quí nhất và hữu ích nhất thì sự hài hước là tính dễ chịu nhất của con người "  

                                                       Swift

- " Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người thường cũng làm được những việc phi thường "

                                                     Descartes

Vòng tròn 9 góc.

No Comments


Thuyết Vòng Tròn 9 Góc (VT9G) là một hệ thống cổ xưa, vô cùng uyên thâm, sâu sắc mô tả chín khía cạnh khác nhau của tính cách con người. Nó cũng là hệ thống thực hành phát triển trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence) hoàn thiện nhất hiện tại, thích hợp cho từng cá nhân có khả năng “nhìn vào bên trong” liên hệ trực tiếp đến đời sống tinh thần của chính mình.
Không là một tôn giáo, nhưng VT9G lại tóm lược và thống nhất các nguyên lý khác nhau mà chúng ta thường thấy trong hầu hết các hệ thống niềm tin (tôn giáo) chủ đạo.  

Đơn giản, chính xác và sâu sắc, VT9G nối kết, giải thích và đặt các yếu tố đa dạng của các tính cách vào trong một bối cảnh rõ ràng, hay trong cách con người tương tác lẫn nhau. VT9G mô tả chín dạng tính cách con người, không dạng tính cách nào là tốt hay xấu, mỗi tính cách phản ứng với thế giới khách quan theo cảm nhận và suy xét riêng của mình. 

4 quy tắc tâm linh của Ấn Độ. *

No Comments



1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.

Học để làm gì ?

No Comments



Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì.