FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

" Trường tù" có gì hay.

No Comments

 

Nhìn cảnh cách ly của bà con mình tôi nhớ những ngày được đi tù.

Hầu hết tất cả mọi người nghe, thấy chuyện đi tù đều ghê sợ, nghĩ nó là thảm họa của cuộc đời. Ban đầu tôi cũng vậy. Nhưng sau 4 tháng ngồi trong xà lim, mọi việc lại rất hay.

Hình ảnh cách ly ngày 26/6/2021
tại quận Nhà Bè, Sài Gòn do Covid-19 

Tháng đầu tiên, ta có cảm giác như mình bị chôn sống dưới lòng đất, và được đặt 5 cái ống: thở, ăn, uống, ỉa và đái, còn lại mọi thế giới xung quanh hoàn toàn cách biệt. Cảm giác thật bi kịch, khủng hoảng, và thấy một kiếp sống thừa khi mình không còn hữu ích với đời. Lúc này mọi tư duy và hành động luôn tâm đắc câu nói: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại".

Afghanistan : Từ "nghĩa địa của các đế chế" đến "nghĩa địa của các ảo tưởng"

No Comments

 Không chỉ là « Nghĩa địa của các đế chế », Afghanistan nay trở thành « Nghĩa địa của các ảo tưởng », như tựa bài xã luận của Le Figaro. Các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 đã đặt Afghanistan thành trung tâm của các vấn đề an ninh và văn minh của thế giới phương Tây. Mọi chuyện sẽ vẫn như thế, vẫn chung những nguy cơ giống như 20 năm trước. Điểm mới là sẽ phải thông qua Taliban nếu phương Tây muốn gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các sự kiện có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.  

Máy bay vận tải C-17 của Mỹ chở máy
 bay trực thăng CH-47 Chinook tại
 sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul,

Covid - Trải nghiệm & suy nghĩ.

No Comments

 Lúc có những tin tức từ Vũ Hán qua mạng xã hội và được biết viruts sẽ lây lan qua đường thở, đường chạm tay vào những vệt trên nắm cửa hay gì đó. Tôi chủ động mua sớm cả vài trăm cái khẩu trang loại xịn, nước xịt khuẩn lại xịn để dùng cho nhà và người quen.



Nhiều người lúc đó phản đối, cho rằng việc đeo khẩu trang là người bị bệnh mới cần đeo. Khoẻ thì việc gì phải đeo. Tôi cho rằng khoẻ đeo càng tốt chứ có sao. Một số người đeo khẩu trang ngoài đường lúc đó bị kỳ thị. Tôi mặc kệ, chẳng những thế còn mua thêm cả đống khẩu trang y tế và nước xịt khuẩn.

Thời dịch Covid: Vì sao chúng ta sợ mà vẫn tìm đọc tin xấu?

No Comments

 Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Emily Bernstein, 29 tuổi, đã lướt mạng, lướt và lướt.

Là nhà văn viết chuyện hài ở Los Angeles, Bernstein cần đọc qua Twitter và các trang tin tức để có chất liệu sáng tác.

Nhưng cô không chỉ đọc vì công việc: đó là sự bắt buộc phải 'doomscrolling' - lướt qua dòng hiển thị tin không ngừng nghỉ, bất kể tin tức tồi tệ thế nào đi nữa, hoặc bất kể có bao nhiêu bình luận bông đùa mà cô đọc đi nữa.

"Tôi nằm trên giường vào buổi tối, lướt các trang tin tức và biết rằng điều này không lành mạnh cho tôi... vậy tại sao tôi lại làm việc này?" Bernstein nói.