FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Sức mạnh thần thánh của sự nhàm chán

No Comments

"Tôi không biết mình đang đi đâu, nhưng tôi hứa sẽ không nhàm chán," David Bowie nói trên sân khấu ở Quảng trường Madison Square Gardens trong buổi biểu diễn đánh dấu ngày sinh nhật lần thứ 50 của ông vào năm 1997.
Nhà văn A. Christie : Không có gì như sự nham chán - Nó khiến bạn viết

Ông không phải lo lắng. Bowie hơn hẳn những người bình thường như bạn có thể biết. Nhưng với bất cứ người sáng tạo nào - dù là nhà văn, nhạc sĩ hay họa sĩ - cảm thấy chán có lẽ là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể nghĩ đến.

CHỦ NGHĨA MÁC VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

No Comments


Bài viết này mình sưu tầm minh họa cho bài viết " Nhân Quả Khách Quan về CNTB & CNXH"
Rất mong bạn Click vào để xem .
****************************************
Trong khoảng gần 20 năm qua, trên nhiều diễn đàn và nhiều trang báo ở phương Tây, các nước Đông Âu, Liên Xô (trước đây) và trong một vài trường hợp ở nước ta đã nổi lên một chiến dịch đả kích chủ nghĩa Mác với những mức độ khác nhau. Đầu tiên là những bài phê bình "thận trọng" một số luận điểm, đưa ra một vài khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác; sau đó, tiến tới sự phê phán những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, coi học thuyết Mác - Lê-nin đã thuộc về quá khứ, không còn phù hợp với thời đại ngày nay và cuối cùng là phủ định toàn bộ chủ nghĩa Mác.


Việc bôi nhọ CNXH và phê phán chủ nghĩa Mác đang như là cái mốt thời thượng, với lượng người tham gia có phần tăng thêm. Ngoài những kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác từ trước tới nay và những người theo các khuynh hướng phi mác-xít trong phong trào công nhân quốc tế, điều đáng ngạc nhiên là có những nhân vật mới đây thôi còn tự coi mình là trung thành với chủ nghĩa Mác, thì hôm nay quay ra công kích C.Mác một cách gay gắt, gán cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin đủ các tội danh. Có người chẳng hiểu gì về C.Mác, chưa hề nghiên cứu C.Mác cũng lớn tiếng phê phán C.Mác!

Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang

No Comments

                     
Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu. 
Quảng cáo
Khi rừng già bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘không tránh khỏi’’. Mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI xin tổng hợp nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực sinh thái học, về chủ đề ‘‘Cội rễ của đại dịch Covid-19’’. 


Vì sao phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang là cội nguồn dẫn đến đại dịch? 
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm xung quanh sự xuất hiện của virus corona mới gây bệnh Covid-19, tên khoa học là SARS-CoV-2, đang khiến toàn thế giới chao đảo, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh không tạo điều kiện cho giới khoa học quốc tế đến thành phố Vũ Hán, nơi dịch bùng phát, tiếp cận hiện trường. Không ít người đặt giả thiết loài virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về các virus nguy hiểm. Thậm chí có người còn cho virus SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học bí mật.

Cái Tôi là gì ?

No Comments


Nếu bạn đã từng tìm hiểu lĩnh vực tâm linh trừu tượng, bạn sẽ có thể phát hiện ra rằng cái tôi thường được nhắc tới với sự coi thường.

Nhiều người tin rằng cái tôi cần phải loại bỏ, bị cấm đoán hay thậm chí bị triệt tiêu. Nhưng liệu chúng ta có cần loại bỏ cái tôi không? Vậy, cái tôi là gì? Và hơn nữa là, bạn có thể học được gì từ chính cái tôi của bạn?

CÁI TÔI LÀ GÌ?

Nói một cách cơ bản, cái tôi là sự nhận diện của bạn, hay là chính cái người mà bạn nghĩ bạn là.
Cái tôi của bạn thường được dựng lên bởi một cái tên, một tính cách và một câu chuyện. Bên trong câu chuyện cá nhân này là một tập hợp những ký ức, niềm tin, dấu ấn và cảm giác về việc bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn giỏi hay dở cái gì, bạn đã trải qua những gì, và vô số những điều tương tự như thế.

Bước Chân Thứ Tám Lên Đường Thực Hiện Việc Trở Về Sự Im Lặng

No Comments

I. PHẬT GIÁO VIỆT NAM, CHÍNH TRỊ, LỊCH SỬ VÀ CHỦ NGHĨA HƯ VÔ QUỐC TẾ.

Với tất cả nỗi vui mừng và lòng xúc động ít khi xảy ra trong đời sống quá máy móc của xã hội Tây phương hiện nay, tôi xin kính chào toàn thể các tiểu bang Huê Kỳ hiện đang có mặt tại đây để cùng nhau thảo luận và nhất là quyết định những vấn đề trọng đại của Phật giáo và của Quê hương Việt Nam.
Thể tính có một đại hội là quyết định, chứ không phải chỉ là hội thảo lý luận liên miên chung quanh những đề tài tạo ra do óc tưởng tượng bệnh hoạn của những người đánh mất thể tính của Phật Giáo và thể tính của Quê hương. 
Hơn nữa, đại hội tôn giáo, nhất là Phật Giáo thì không thể nào giống như một đại hội chính trị, vì chính Phật Giáo quyết định thể tính của chính trị. Ðó là bài học thứ nhất của Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam, mà tất cả chúng ta có sứ mạng tối cao rao truyền giữa sự sụp đổ toàn diện của nền văn minh hiện nay.

Thầy Phạm Công Thiện và Thầy Thích Tâm Tưởng, 
Trụ Trì chùa Viên Thông, Long Beach, California, USA

Khoa học chính trị và những thể chế chính trị đều xuất phát từ triết học Hy Lạp (nhất là từ Platon và Aristote). Và ngay cả từ lòng sâu thẳm của Tư Tưởng Hy Lạp, thể tính của chính trị, cái Ousia của Polis, là nhận cho ra nơi lưu trú (Topos) của sự cộng sinh tính thể (Synousia) của cái con vật được quyết định bởi Tiếng Nói, tức là con người con vật chính trị, tức là con vật được lưu trú chung nhau trong một thị tứ tính thể luận (Polis Ontologique), tức là phương sở (Topos) cho sự Xuất Hiện, Bùng Vỡ của Chân Lý (theo nghĩa Hy Lạp, Alétheia), cái gì đó giựt đứt xé rách ra ngoài sự che đậy uyên nguyên (Léthé) và trả con người trở lại thể tính con người, trả về quê hương trở về thể tính của quê hương.