17 trang YouTube thú vị.
Saddam Hussein và giấc mơ về Babylon xưa.
Hết sức phồn hoa
Nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates và ngày nay là lãnh thổ Iraq, Babylon phần lớn được tái thiết bởi Vua Nebuchadnezzar II vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sử dụng những viên gạch tráng men xanh, đỏ và vàng. Văn tự cổ từ Herodotus cho đến Cựu ước đều mô tả những đền đài, điện thờ và cung điện hết sức phồn hoa.Vào thời hoàng kim, với hơn 200.000 dân, Babylon là đô thị lớn nhất trên thế giới.
Tượng trưng cho tất cả những sự kỳ vĩ đó là Cổng Ishtar, nơi du khách bước vào thành phố. Cổng được xây dựng vào năm 575 trước Công nguyên bằng gạch có tráng men và được trang trí bằng những hình ảnh đắp nổi gồm 575 con rồng và con bò.
Khi các nhà khảo cổ người Đức bắt đầu khai quật thành phố vào năm 1899 thì những tác phẩm tráng lệ cả ngàn năm tuổi đó vẫn còn tồn tại với số lượng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, phần lớn những báu vật của thành phố này lại đứng trước nguy cơ lớn.
Thậm chí ngay trước khi bắt đầu khai quật, nhà khảo cổ đứng đầu Robert Koldewey nghĩ rằng ông biết ông sẽ tìm thấy những gì.
Vì sao thái độ quan trọng hơn IQ?
Khi nói đến thành công, thật dễ dàng khi mọi người có suy nghĩ rằng những người may mắn có bộ não tốt hơn chắc chắn sẽ bỏ xa phần còn lại trong chúng ta. Nhưng nghiên cứu mới từ Đại học Stanford sẽ thay đổi suy nghĩ và thái độ của bạn.
Nhà tâm lý học Carol Dweck đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình nghiên cứu thái độ và hiệu suất làm việc. Theo nghiên cứu mới nhất của bà cho thấy: thái độ của bạn là một yếu tố dự báo tốt hơn về sự thành công của bạn hơn là chỉ số IQ.
Dweck thấy rằng thái độ cốt lõi của con người rơi vào một trong hai loại: tư duy cố định (a fixed mindset) hay tư duy tăng trưởng (a growth mindset)
Vì sao người Pháp làm ít, ...
Người Pháp có lẽ khá nhiều duyên nợ với VN, có thể họ cũng muốn người VN chúng ta làm ít, chơi nhiều nhưng thành công ?
Nhưng vì sao người Pháp làm ít, chơi nhiều, vẫn thành công?
Trong khoảng giữa năm 1853 – 1870, Baron Haussmann đã ra lệnh thay
đổi hoàn toàn diện mạo Paris. Những khu nhà ổ chuột bị dỡ bỏ và chuyển
thành khu dân cư tư bản, thành phố rối ren trước đây được sắp xếp lại
theo đúng trật tự với hàng loạt đại lộ rộng lớn và quảng trường. Những
người Paris nghèo khổ cố gắng vùng lên phản đối kế hoạch này nhưng cuối
cùng hầu hết buộc phải bỏ chạy. Nhà của họ bị phá huỷ mà không hề có bất
kỳ khoản tiền đền bù nào. Paris dường như lột xác hoàn toàn – từ tầng
lớp lao động và lối kiến trúc thời trung cổ trở thành giới tư bản và
kiến trúc hiện đại – trong khoảng thời gian ít hơn 2 thập kỷ.