Về tự kỷ và trầm cảm | FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả -->

Về tự kỷ và trầm cảm

No Comments

Đôi khi người thân của bạn có biểu hiện khác thường về giao tiếp, hành vi, hay cả trong cuộc việc... Bạn trách móc họ vì họ không thông cảm cho bạn, thậm chí càng lúc họ càng quá đáng hơn, không còn để ý và nói chuyện với bạn nữa. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn vì rất có thể người thân đó của bạn đang có các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn.

1. Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Bệnh tự kỷ ở người lớn được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ.
Tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng, những hành vi và mức độ suy giảm của chúng, từ việc chỉ là một số khuyết tật nhỏ gây ra những hạn chế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cho đến những biểu hiện suy nhược nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

2. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn


Tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của căn bệnh dẫn tới các biểu hiện của bệnh tự kỷ là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả người bệnh tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:
Đối với các mối quan hệ xung quanh, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh niên thể hiện như sau:
  • Người tự kỷ gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, cụ thể là về nét mặt của họ thiếu sự biểu cảm, và tư thế cơ thể của họ không được tự nhiên.
  • Họ không thể thiết lập tình bạn và hoa đồng với những người cùng trang lứa.
  • Người tự kỷ gặp phải khó khăn trong việc quan tâm, hay chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu đạt được với những người khác.
  • Thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai. Những người mắc chứng tự kỷ có thể sẽ gặp phải các khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, chẳng hạn như là đau lòng hoặc buồn rầu.
Biểu hiện trong công việc và giao tiếp, các dấu hiệu biểu hiện chứng tự kỷ có thể bao gồm:
  • Người mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Có tới khoảng 40% người bị chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện.
  • Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện, những người mắc chứng tự kỷ rất khó khăn để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người đối diện.
  • Họ thường rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người bị tự kỷ thường sẽ có biểu hiện lặp lại nhiều lần một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.
  • Họ thường gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý mà người khác nói. Ví dụ, một người khi mắc chứng tự kỷ có thể sẽ không hiểu được rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hay hài hước.

3. Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
Nguồn : www.vinmec.com
****************************************************


Comments