FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : Kết quả tìm kiếm về niềm vui công việc -->

Về sự sáng tạo.

No Comments


1/ Để có thể sáng tạo:
Cuộc sống của chúng ta có có thể đầy ắp những lúc sáng tạo, tất cả những gì chúng ta làm, miễn là linh hoạt và sẵn sàng với những tiềm năng mới, sẵn sàng đi xa hơn những việc thông thường. Sự biểu lộ sáng tạo hàng ngày thường được biểu hiện thông qua việc thử nghiệm một cách thức giải quyết mới đối với thế tiến thóai lưỡng nan quen thuộc. 
Tuy nhiên một nửa thế giới vẫn nghĩ rằng sáng tạo là một đặc tính bí ẩn, dù vậy mọi người đều có thể có những suy nghĩ sáng tạo.
Rất nhiều người cho rằng mình không sáng tạo bởi vì họ không có nhiều khán giả cho những gì đang làm. Trong thực tế chúng ta thuờng tập trung quá nhiều vào óc sáng tạo của các nhân vật quan trọng, các thiên tài và không chú ý đến những điều tinh ý và trí tưởng tượng mà mỗi người thể hiện trong cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, cũng có một số người nếu như chỉ giỏi một cái gì đấy thì chưa đủ. Họ cảm thấy cần phải có sự sáng tạo. Do đó tất cả những gì họ làm là đặt ra những thách thức nhỏ cho mình, như là nấu một bữa ăn khác cách mà họ hiện thời đang làm. Điều này sẽ không ghi tên bạn vào từ điển bách khoa toàn thư, bạn cũng không thay đổi cách nấu ăn trong tương lai nhưng bạn đang tiến xa hơn những việc thường làm và những việc theo quy ước, điều này sẽ đem lại cho bạn sự thích thú tương tự như những gì các nhà sáng tạo. Bạn càng khám phá ra khả năng sáng tạo của mình càng nhiều thì bạn càng thấy tự tin. Điều này nên phát triển thành thói quen .

Bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân mình.

No Comments


Thất vọng, bực mình, giận dữ, không hài lòng, khó chịu… đều là những cảm xúc tiêu cực gây tác hại đến sức khỏe, tước mất niềm vui sống và tích tụ tạo stress. Rất nhiều người biết như thế, nhưng rất nhiều người  trong thời đại ngày nay lại khó lòng làm chủ được các cảm xúc của mình, dẫn đến việc mất bình tĩnh, quạu quọ, cau có, nổi đóa, thậm chí mắc những chứng bệnh ngày càng phổ biến như cao huyết áp, mất ngủ, suy kiệt... Vậy tại sao chúng ta biết những nguy hại của cảm xúc tiêu cực, nhưng vẫn không hạn chế hoặc thoát khỏi nó?

Thật ra, cảm xúc và thái độ chỉ là kết quả của suy nghĩ và nhận thức mà thôi. Nếu chúng ta không thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ về cuộc sống, chúng ta sẽ cứ mãi chạy theo cảm xúc của mình để cố “kiềm giữ” nhưng “bó tay” vì nguồn gốc của cảm xúc lại ở… bên trong mình.

Dễ hiểu vì đơn giản &...

No Comments


Sau đây là một bài viết dễ hiểu vì đơn giản & đậm " màu" Đại Thừa về Phật Giáo.

Mời các bạn coi nhé.

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.

Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.

Thời dịch Covid: Vì sao chúng ta sợ mà vẫn tìm đọc tin xấu?

No Comments

 Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Emily Bernstein, 29 tuổi, đã lướt mạng, lướt và lướt.

Là nhà văn viết chuyện hài ở Los Angeles, Bernstein cần đọc qua Twitter và các trang tin tức để có chất liệu sáng tác.

Nhưng cô không chỉ đọc vì công việc: đó là sự bắt buộc phải 'doomscrolling' - lướt qua dòng hiển thị tin không ngừng nghỉ, bất kể tin tức tồi tệ thế nào đi nữa, hoặc bất kể có bao nhiêu bình luận bông đùa mà cô đọc đi nữa.

"Tôi nằm trên giường vào buổi tối, lướt các trang tin tức và biết rằng điều này không lành mạnh cho tôi... vậy tại sao tôi lại làm việc này?" Bernstein nói.


Lời giới thiệu.

7 Comments



Thân chào các bạn !

Từ nhỏ, tôi đã nhận thấy mình khá nội tâm, sau này khi được làm nghề giảng dạy,  tôi càng ngày càng  say mê với  tâm lý học, luôn muốn làm  công việc liên quan tới Con Người.

Và tôi đã quyết định tạo sự nghiệp với  Nghề Nhân Sự. Quả thực, công việc này luôn mang lại cho tôi niềm vui, đam mê và thích thú.

Theo tôi, để làm tốt công việc nhân sự thì phải luôn học hỏi từ đồng nghiệp, từ sách vở, từ internet , phải  luôn mở lòng với người khác để hiểu đúng ,  luôn suy nghĩ tích cực, luôn trau dồi kiến thức mọi mặt vì  nghề này đòi hỏi người làm phải có kiến thức sâu rộng.
Với mong muốn gặp gỡ,chia sẻ, tôi viết blog này với Ba phần :

Phần I :   Gồm 7 chủ đề:
1 /   Nhân sự : 1 chủ đề nhân sự cơ bản và 4 chủ đề nhỏ mang tên 4  vai trò cần hướng tới  của người làm nhân sự ).Các bài viết trong mục này được mình sưu tầm, chỉnh sửa cho ngắn gọn, dễ hiểu và theo kinh nghiệm bản thân.
2/   Con người : Các bài viết dễ hiểu về  tâm lý...của  con người giúp việc" hành nghề " dễ thành công hơn.
3/   Danh ngôn :   Ngạn ngữ Tây Phương  hữu ích cho người làm nghề
4/   Bổ ích & thú vị :  :  Các bài viết tôi thấy hay, thú vị  về mọi mặt được sưu tầm trên internet .
5/   Âm nhạc :  Các bài viết xung quanh chủ đề  âm nhạc ( các bản nhạc , band nhạc,  trang thiết bị.....).
6/  Sức Khỏe, Sắc Đẹp
7/  An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Phần II : Các website thú vị.

Phần III : Ở phần này, các bạn có thể vào coi các video ngắn nhưng rất thú vị trên kênh YouTube của mình ( My youtube) , các bạn có thể  thăm ngôi chùa mình đi lúc điều kiện cho phép ( Ngôi chùa của tôi),  hoặc vô  trang FaceBook của mình ( My FaceBook).

Mình hy vọng sẽ gặp thật nhiều các bạn trong & ngoài nghề ở khoảng trời nhỏ này.

Mến chúc các bạn luôn khỏe, vui, may mắn & thành công trong công việc !


Trịnh Công Sơn: 300 BỨC THƯ TÌNH GỬI MỘT NGƯỜI

No Comments

Dao Ánh & TCS

Có nhiều huyền thoại mang tên Trịnh Công Sơn, và “tình sử” của người nhạc sĩ mỗi ngày được hé lộ nhiều sự thật. Trịnh Công Sơn mang đi quá nhiều bí mật, nhưng vẫn còn những bí mật của anh được “người trong cuộc” cất giấu và gìn giữ. Những bức tình thư anh gửi cho một người sau hơn 40 năm đã được công bố. Khi đọc những bức thư này, tôi bỗng nhớ những câu thơ muốt lòng của Eptusenco do Bằng Việt chuyển ngữ:
Cho đến khi con người ấy chết đi
Thì cũng chết theo luôn sắc tuyết đầu lóng lánh
Những khám phá trong đời, cái hôn, trận đánh
Đều xoá hết theo anh, không sót lại gì !
-
Quy luật thiên nhiên thẳng thừng, khắc nghiệt
Mỗi con người ra đi- một thế giới mất đi
Ta hay nhớ bề ngoài, đặc điểm trần gian, xương thịt
Nhưng thực chất sâu xa, ta nắm bắt được gì?
-
Cho đến anh em ruột thịt, bạn bè
Đến cả mẹ cha ta, cả người yêu duy nhất
Chúng ta tưởng biết kỹ càng, sâu sắc
Nhưng thử hỏi thực tình, ta đã biết gì đâu?

Thank You A Music.

No Comments


 Âm nhạc sinh ra là sự kết hợp của tâm hồn và nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Khoa học đã chứng minh âm nhạc làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.


Cho dù bạn thích Beethoven hay Slayer, có một sự thật về âm nhạc mà tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có thể thấy được: âm nhạc làm cho cuộc sống này trở lên tốt hơn. Điều đó không chỉ đơn thuần là những gì chúng ta suy nghĩ, mà có hẳn những bằng chứng khoa học về điều này.

Sức mạnh thần thánh của sự nhàm chán

No Comments

"Tôi không biết mình đang đi đâu, nhưng tôi hứa sẽ không nhàm chán," David Bowie nói trên sân khấu ở Quảng trường Madison Square Gardens trong buổi biểu diễn đánh dấu ngày sinh nhật lần thứ 50 của ông vào năm 1997.
Nhà văn A. Christie : Không có gì như sự nham chán - Nó khiến bạn viết

Ông không phải lo lắng. Bowie hơn hẳn những người bình thường như bạn có thể biết. Nhưng với bất cứ người sáng tạo nào - dù là nhà văn, nhạc sĩ hay họa sĩ - cảm thấy chán có lẽ là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể nghĩ đến.

Khiếm thị.

No Comments




Daniel Kish đã tốt nghiệp cao học và có 2 bằng Master về Phát triển Tâm lý và về Giáo dục Đặc biệt.
Sống tại California, Daniel thích chơi thể thao, thích âm nhạc, thích viết lách và thích dã ngoại

Bị mù bẩm sinh

“Tôi thường thức dậy lúc 4 giờ sáng.  Đọc email khoảng 4 tiếng đồng hồ để trả lời báo chí. Sau đó tôi phải gọi điện thoại đến khoảng trưa. Sau đó thì tôi dạy học trò, làm công việc lặt vặt như đi nhà bank chẳng hạn.

Phí tổn cơ hội.

No Comments




Một buổi lễ kỷ niệm

Rusell Roberts 
Một trong những khó khăn của một nhà kinh tế học là giải thích cho người khác hiểu mình làm cái gì để sinh sống. Người ta hiểu rằng một trong những điều một giáo sư kinh tế học làm là dạy kinh tế học. Nhưng dạy kinh tế học thực sự là dạy cái gì? Phần lớn người ta cho rằng môn kinh tế học có liên quan đến đầu tư và quản trị tài chánh. Có một lần tôi nói với người khách cùng đi trên máy bay là tôi là nhà kinh tế học, bà ta nói, "vậy hả," chồng của bả cũng mê thị trường chứng khoán. Hmm. Tôi không nói cho bả biết là ngoài sự hiểu biết về những lợi điểm của việc đầu tư vào những quỹ đầu tư hỗ tương đã được liệt kê theo chỉ số, tôi chẳng biết tí gì về thị trường chứng khoán cả.
Bà khách ngồi kế bên tôi, nếu đã đọc Alfred Marshall, thì kiến thức về kinh tế của bả có lẽ sẽ dồi dào hơn. Marshall cho rằng kinh tế học là "môn học về loài người trong những hoạt động bình thường của đời sống." Môn học này chính là công việc của Marshall, Adam Smith, Friedrich Hayek, và Milton Friedman: Họ tìm hiểu xem con người làm những cái gì và ảnh hưởng của những hành vi này đối với xã hội loài người ra sao.

5 điều làm cho con người không sống trọn vẹn với hiện tại.

No Comments


Tự do chắc chắn là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng hiểu tự do là sống trọn vẹn giây phút hiện tại, sống khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong sự mới lạ và ngạc nhiên. Có nhiều điều làm cho giây phút hiện tại mất đi sự mới lạ trong cuộc sống, và dưới đây là 5 điều trong số đó.

1. Sợ hãi

Sợ hãi không phải là bản chất của con người, nó là cái bóng của những điều chúng ta yêu quý và nâng niu trong cuộc sống. Thích cuộc sống giàu sang nên chúng ta sợ nghèo đói, sợ mất việc; thích cuộc sống an nhàn, an toàn nên chúng ta sợ tranh đấu, sợ phiền phức, sợ thay đổi. Vì được hạnh phúc bên gia đình, bên người tình nên chúng ta sợ phải mất họ, sợ họ bỏ rơi...

& con tim đã vui trở lại !!.

No Comments

Có lẽ Đức Huy sẽ vui hơn khi biết khám phá sau đây của khoa học 


Khi một người được lắp vào một trái tim mới thì tâm lý anh ta cũng biến đổi khác thường. Tại sao? Câu trả lời sẽ tiết lộ một sự thật bất ngờ về cơ thể chúng ta, David Robson cho biết.
Cứ mỗi giây, Carlos lại cảm thấy một tiếng đập vào thành bụng. Đó là tiếng đập của quả tim thứ hai của ông ấy.
Quả tim máy nhỏ này được dùng để giải tỏa gánh nặng cho cơ tim ngày càng suy yếu của Carlos. Nhưng nhịp đập của trái tim máy dường như đã thay thế mạch đập của ông. Khi quả tim máy này đập, Carlos có cảm giác kỳ lạ là ngực của ông đã rơi xuống khoang bụng.

‘Lắng nghe con tim’

Khi nhà thần kinh học Agustin Ibanez gặp Carlos, ông ngờ rằng quả tim máy này còn đem lại những tác động kỳ lạ hơn nữa. Ibanez cho rằng việc có một trái tim mới sẽ khiến thay đổi tâm tính của con người, tức là giờ đây Carlos có thể suy nghĩ, cảm giác và hành động khác với lúc trước.

Tại sao người ta cần kết hôn?

No Comments


Catherine Blythe
Tác giả cuốn The Art of Marriage - Nghệ thuật hôn nhân.

Đã có một thời, kết hôn là cách duy nhất để biến một người dân thường trở thành một thành viên của xã hội thượng lưu. Còn ngày nay, kết hôn là sự tự nguyện. Cha mẹ không còn có quyền "đặt đâu con ngồi đấy". Ông chủ không đòi điều kiện "đã kết hôn" trong    đơn xin việc của nhân viên nữa.
Từ ‘bà cô không chồng’ dần dần mất đi sự cay đắng, phân biệt giới tính và kì thị. Không ai còn gọi một đứa trẻ không cha là một kẻ xấu xa. Vậy thì vì lý do gì mà người ta vẫn kết hôn?
Đây là một câu hỏi hiển nhiên. Tuy nhiên với tôi nó chệnh trọng tâm. Hôn nhân không còn là bắt buộc. Vai trò của người vợ, người chồng đã mất dần đi sự cứng nhắc của nó. Cơ hội để chúng ta điều chỉnh cam kết hôn nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng mỗi người lớn hơn bất cứ khi nào trước đây.
‘Đám cưới’ mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là ‘cam kết’. Nó không còn là việc đặt hai chữ ‘chúng ta’ lên trước chữ ‘tôi’ để rồi phải đối diện với tương lai mà ‘chúng ta’ – bị ràng buộc vào nhau bởi tờ giấy kết hôn - trở thành những vận động viên tham gia cuộc chạy thi với ba chân.
Chúng ta sẽ chạy cuộc đua đó như thế nào? – câu trả lời phụ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên có một thực tế không bao giờ thay đổi đó là hôn nhân là sự nâng cấp của một mối quan hệ mà ở đó mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ, cân nhắc về cái chung hơn là chỉ cho riêng bản thân mình. Giá trị của điều này phải chăng là rất hiển nhiên?
Một thói quen xưa nhưng lại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý, đó là việc gọi đối tượng là ‘vợ hoặc chồng’.

AFF Cup: Thua là cách tuyển Việt Nam 'trả học phí sòng phẳng'

No Comments

TG: Phạm Cao Phong 

Đội tuyển Việt Nam đã để mất cơ hội đăng quang một lần nữa sau khi dừng chân ở vòng bán kết AFF Cup.

Đương nhiên đây là nỗi buồn sâu thẳm, để lại niềm tiếc nuối cho nhiều người. Song nếu nhìn nhận trong tâm thế tích cực, chúng ta có thể đánh giá đây là giây phút tĩnh lặng cần thiết để tư duy cho mục tiêu lớn hơn đang chờ đợi Việt Nam ở những trận vòng ba Giải bóng đá Thế giới ở Qatar.

Hai trận đấu với Thái Lan là hai bài học đáng quý để rút tỉa kinh nghiệm và nâng tầm Việt Nam. Không có nguồn vui lớn lao nào không đi đến kết thúc. Không có biến cố nặng nề nào mà sau cùng không được cải thiện.

Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực.

No Comments



Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.
Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.
“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.

Những bài hát Giáng sinh chưa bao giờ cũ.

No Comments



Kể từ sau khi bài Silent Night ra đời (1818), bài hát được ghi nhận là tác phẩm lâu đời nhất viết cho lễ Giáng sinh, thì đến nay đã có vô số những bài hát được sáng tác dành cho dịp lễ cuối năm này. Mỗi dịp Giáng sinh về, con người ở khắp nơi trên thế giới lại có dịp ngẫu hứng thêm biết bao những giai điệu mới. Thế nhưng lạ thay, vẫn có những bài hát đặc biệt luôn luôn vang lên, lặp lại nhiều lần mà không thấy chán trong trái tim mỗi người. Những bài hát xa xưa mà không bao giờ cũ.

Nga & Ucraina, anh em như thể chân tay hay đồng sàng dị mộng?

No Comments

 PUTIN: "NGA VÀ UKRAINE LÀ MỘT DÂN TỘC THỐNG NHẤT"

Giải thích về lý do tấn công Ukraine, ông Putin khẳng định lịch sử không cung cấp bất kỳ một bằng chứng nào về việc Ukraine từng là một quốc gia có chủ quyền.



Với Putin, Ukraine là do Nga tạo ra trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Ukraine và Nga là một dân tộc đồng nhất, không thể chia cắt. Dân tộc ấy cùng chung tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử.

Hạnh phúc là gì ?

No Comments


Trân trọng giới thiệu với các bạn một bài viết hay được trích dẫn từ www.chungta.com  ( một website hay nhưng không còn tồn tại !! ) bài viết dài, mình đã lược bỏ nhiều nội dung quá sâu
I. Hạnh phúc là gì?
1. Đặt vấn đề
Con người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị.  Tuy nhiên, ngay cả khi các quyền ấy đã thuộc về con người rồi mà họ vẫn không có hạnh phúc. Điều đó cho thấy, con người vẫn có những nhầm lẫn trong việc nhận thức về hạnh phúc. Hạnh phúc là mục tiêu của cuộc sống con người, mục tiêu của sự phát triển. Suy ra cho cùng, tất cả ý nghĩa, giá trị, niềm vui của cuộc sống đều được gói gém trong khái niệm hạnh phúc. Nhưng trong quá trình đi tìm hạnh phúc, con người lại khoanh khái niệm này thành những mục tiêu rất hạn hẹp và cụ thể, ví dụ quy thành niềm vui, hay sự thỏa mãn...
Khi chúng ta thỏa mãn dừng lại ở những khái niệm chung chung thì con người bỗng nhiên cũng mất phương hướng, bởi con người không được hưởng thụ thành quả của cuộc truy đuổi về mặt ý thức, về mặt tinh thần với những khái niệm như vậy. Và nếu không nghiên cứu được nội dung các khái niệm cơ bản đó, chúng ta sẽ không hiểu tại sao mà loài người vẫn không hạnh phúc. Vậy, hạnh phúc có phải là một trạng thái tinh thần nhất thời của con người và có đơn giản chỉ là sự thỏa mãn các đòi hỏi hay không? Bản chất của hạnh phúc thật sự là gì? Do vậy, tôi muốn truy đuổi khái niệm hạnh phúc để tìm ra đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người.

Chuyện ít biết về tín ngưỡng của Karl Marx

No Comments


Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm sáu tuổi, cha ông đã từ bỏ Do Thái giáo và chuyển sang Cơ Đốc giáo. Marx cũng được rửa tội trong cùng nhà thờ với cha mình và trở thành tín đồ Cơ đốc. Trong các bài viết của mình, Karl Marx từng ca ngợi Chúa một cách nồng nhiệt, thể hiện tín ngưỡng lớn lao vào Chúa. Nhưng sau này thì Marx đột nhiên sinh ra tâm thù hận không thể tưởng tượng được với Chúa.

Chóe !

No Comments



Ta chông chênh cây khô rụng lá…”
Nhà hài hước (humorist) Mark Twain đã nói: “Gốc rễ sâu xa của bản thân sự hài hước không phải là niềm vui mà là nỗi buồn” (1)
Nhận định của Mark Twain, nhà văn bậc thày của nền văn chương Hoa Kỳ, có lẽ đúng với Choé, người vẽ biếm hoạ trứ danh của miền Nam Việt Nam trước và sau 1975. (2)
Uyên Thao, người chủ trương tờ báo Sóng Thần, và cũng là người đã “dám” để cho gã thanh niên non choẹt tuổi đời tuổi nghề Nguyễn Hải Chí đảm trách mục biếm họa của tờ báo dù bị mọi người trong tòa soạn phản đối, kể lại: “Riêng tôi, mỗi lần nhận những bức họa từ tay Choé, tôi luôn có cảm tưởng anh không vẽ mà vừa hòa nhập và nhận chung gánh nặng oan khiên để cất lên tiếng gào xé ruột của những con người yếu đuối đang quặn mình dưới đủ loại roi vọt đọa đày”. (3)
Phải chăng vì ngay từ khởi đầu con đường nghệ thuật của Choé đã không thiếu buồn bã, âu lo và sợ hãi.