FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 08/07/19 -->

Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận.

No Comments

Bài này mình cũng sưu tầm hơn 6 năm trước ( 11/5/2013) !! hihi.
Bạn coi nhé


Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
LTS: Thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, xem sự trỗi dậy của Trung Quốc có tính cách thời đại, đang bàn thảo sôi nổi về tác động này. Định vị Trung Quốc đang trở thành một chủ đề nóng ở nhiều nước trong khu vực. Bài viết dưới đây đưa ra một góc phân tích về cách nhìn Trung Quốc của Việt Nam và Nhật Bản thời phong kiến. Đây là góc nhìn riêng của tác giả cần được tranh luận, làm sáng tỏ thêm. Mời bạn đọc phản biện bài viết này.




Nếu như lịch sử hiện đại của các nước Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) là lịch sử quan hệ với Phương Tây, thì trong các thời kỳ tiền hiện đại, lịch sử của Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản là lịch sử của mối quan hệ với Trung Quốc.
Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc. Chúng ta hãy thử nhìn lại lịch sử, tham chiếu Nhật Bản, một nước cũng là láng giềng Trung Quốc như Việt Nam, nền văn minh cũng sinh sau đẻ muộn như Việt Nam, và quy mô quốc gia cũng nhỏ bé như Việt Nam, đã định vị Trung Quốc như thế nào trong một bối cảnh lịch sử tương tự như Việt Nam.

Lenin vẫn còn ám ảnh London

No Comments

Bài viết này mình sưu tầm khá lâu rồi, hôm nay mới có điều kiện mở ra và đăng
bạn coi nhé 



Bảo tàng viện của quận Islington là một nơi thu hút rất đông du khách
Rất ít người biết có một khu gia cư, được chính quyền thành phố London ra lệnh xây dựng từ hồi đầu thập niên 1940 và được đặt tên là khu Lenin Court.
Khu gia cư này được thiết kế bởi kiến trúc sư Berthold Lubetkin, một người Nga sang định cư tại Anh Quốc, mà nay được coi là một trong các "cổ thụ " của ngành xây cất.
Nhưng nó được hoàn tất hồi đầu thập niên 1950 - khi ấy Chiến Tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm- và kết quả là tòa nhà này được cải danh là Bevin Court, để vinh danh ngoại trưởng Ernest Bevin, một người có lập trường chống Cộng kiên định.
Một cư dân trong tòa nhà ông Craig Ford nói: "Tôi vẫn ghi địa chỉ của tôi là Lenin Court thay vì Bevin Court, và thư từ vẫn đến như thường nhờ mã vùng."